Trung Quốc: Dịch lan ra 20 tỉnh, chính sách “0 ca nhiễm” bị nghi ngờ

Tỉnh Hắc Long Giang ở vùng Đông Bắc Trung Quốc mới được gỡ phong tỏa 2 tuần, lại tiếp tục gặp phải đợt dịch mới. Thành phố Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, thuộc biên giới Trung – Nga, thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hà Bắc gần đây cũng xuất hiện ca nhiễm đầu tiên, đều đã tiêm 3 mũi vắc-xin. Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sắp đến, áp lực “0 ca nhiễm” của chính quyền cũng tăng lên, biện pháp phong tỏa các nơi khiến người dân cảm thấy mệt mỏi.

Phát hiện ca bệnh tại Trang Hà, Đại Liên, Liêu Ninh, Trung Quốc dẫn đến phong tỏa. (Ảnh chụp màn hình video)

Thành phố Thạch Gia Trang với tỷ lệ tiêm phòng 80% vẫn phải lo lắng tiếp tục bị phong tỏa

Ngày 24/10, thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc thông báo 1 ca nhiễm mới, ca nhiễm này đã tiêm mũi vắc-xin thứ 3 vào tháng 8, ông không ngờ được rằng mình sẽ bị nhiễm. 

Sau khi chính quyền thông báo ca nhiễm đầu tiên, 40 tiểu khu đã lập tức phong tỏa, thực phẩm trên các hệ hàng ở siêu thị nhanh chóng bị mua hết. Mặc dù chính quyền thông báo, địa phương có tỷ lệ tiêm vắc-xin đến 80% nhưng người dân vẫn lo lắng rằng chính quyền vì theo đuổi “0 ca nhiễm” nên sẽ áp dụng chính sách phong tỏa thời gian dài.

Từ ngày 5/11, huyện Thâm Trạch và thành phố (cấp huyện) Tân Tập của thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hắc Long Giang ra thông báo khẩn, ngoại trừ xe quân sự, xe cứu hộ ra, tất cả các xe cộ khác không được ra đường.

Ngày 11/6, Tống Văn, một người dân ở Thạch Gia Trang đã nói với phóng viên Epoch Times rằng chính quyền địa phương thực hiện “0 ca nhiễm” chỉ căn cứ vào một văn kiện của chính phủ, không có căn cứ pháp lý, chi phí cách ly khổng lồ, sự bất tiện và tổn thất cho người dân đều không có phương án xử lý và bồi thường hợp lý. 

“Bản thân biện pháp này là vi phạm pháp luật, nó thể hiện rằng chính quyền coi thường đối với quyền lợi cơ bản của con người, thậm chí là xâm phạm”, Tống Văn nói.

Về phương diện tiêm chủng, đến ngày 5/11, Trung Quốc có tổng cộng 2,3 tỷ liều vắc-xin đã được tiêm, số người hoàn thành tiêm chủng là 1,07 tỷ người, tỷ lệ tiêm chủng vượt quá 75%, dự tính đến cuối năm tỷ lệ này sẽ vượt 80%, một số khu vực đã bắt đầu tiêm mũi 3. Tuy nhiên, biện pháp quản lý kiểm soát lại không hề nới lỏng, ngược lại còn có xu hướng nghiêm ngặt hơn.

Ngày 6/11, người phát ngôn Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc Mễ Phong đã thẳng thắn nói tại cuộc họp báo rằng, “đến hết 23:00 ngày 5/11, dịch bệnh đã lan ra 20 tỉnh thành, cộng thêm nhân tố mùa đông xuân, nên tình hình phòng và kiểm soát dịch trở lên phức tạp.”

Du khách bị kẹt tại Nội Mông Cổ

Khu thắng cảnh “Rừng Hồ Dương” nổi tiếng ở huyện Ejin, Nội Mông Cổ, mỗi năm vào dịp tháng 10 đều rất đông du khách, nhưng năm nay đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sau khi phong tỏa vào ngày 18/10, gần 10.000 du khách đã bị mắc kẹt tại đây liên tục phàn nàn, đã gây được sự chú ý trên khắp Trung Quốc.

Ngày 6/11, phóng viên Epoch Times đã gọi điện đến một khách sạn ở huyện Ejin, và được biết nhiều du khách đã chuyển đi, nhiều khách sạn đã bị chính quyền tiếp quản dùng để cách ly những người tiếp xúc gần với người nhiễm. Tuy nhiên, có nhân viên của một khách sạn nói với phóng viên rằng: “Hiện tại vẫn còn rất nhiều du khách ở lại”, “cũng có nhiều người từ nơi khác đến làm việc bị kẹt lại ở đây”. 

Do các biện pháp phong tỏa và kiểm dịch, đã tạo ra ảnh hưởng to lớn đến đời sống và sản xuất kinh tế tại địa phương. 

Chủ một doanh nghiệp than ở huyện Ejin nói với phóng viên Epoch Times hôm 30/10, biện pháp kiểm dịch và cách ly đã khiến vận chuyển than chậm lại đáng kể. “Hohhot bị đóng cửa, cảng Ce Ke cũng bị đóng, còn lại 288 (cảng Gan Qimaodu) giám sát tương đối chặt, lượng than vào cảng tương đối ít.”

Ngày 4/11/2021, người dân Bắc Kinh xếp hàng chờ làm xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: Getty)

Bắc Kinh kiểm soát nghiêm ngặt, người xác nhận lây nhiễm, chủ cửa hàng thuốc bị lập án

Hội nghị Trung ương 6 khóa 19 của ĐCSTQ khai mạc ngày 8/11, Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sẽ diễn ra vào tháng Hai năm sau, biện pháp phòng và kiểm soát dịch của chính quyền Bắc Kinh cũng liên tiếp nâng cấp. Ngày 1/11, chính quyền tuyên bố, người đang đi làm việc, du lịch ở bên ngoài, nếu “trùng hợp thời – không” với người xác nhận lây nhiễm, thì cần hoãn trở về Bắc Kinh. Thông tin này khiến người dân không kịp trở tay. Có cư dân do bị hạn chế xin cấp “Mã sức khỏe Bắc Kinh”, đã không thể nào trở về Bắc Kinh sau khi đi công tác nửa tháng.

Hai người xác nhận lây nhiễm (vào ngày 12 – 15/10 tự lái xe đến Nội Mông Cổ du lịch, ngày 22/10 kiểm tra xác nhận lây nhiễm) và cả chủ của 2 cửa hàng bán thuốc giảm sốt đã bị cơ quan công an lập án điều tra do không đăng ký mã quét khai báo sức khỏe theo quy định. 

Đồng thời, quan chức ở khu vực xuất hiện lây nhiễm tập thể đã triển khai truy trách nhiệm nghiêm ngặt. Bao gồm nhiều người trong đảng ủy ở trấn Bắc Thất Gia thuộc quận Xương Bình, thành phố Bắc Kinh, bị thông báo và xử lý cảnh cáo, ngoài ra còn có đảng ủy cơ quan quản lý một chợ ở quận Xương Bình cũng bị truy trách nhiệm. 

Triệu Đình, một người dân ở quận Xương Bình, thành phố Bắc Kinh nói với phóng viên Epoch Times, toàn bộ quận Xương Bình dàn trận chống dịch khiến người ta nghi ngờ dịch bệnh không hề giảm nhẹ, “tôi nhìn thấy nhân viên quản lý chợ đi khắp nơi kiểm tra”, “không phải là tiếp xúc gần, không nói rõ liền dán giấy niêm phong”, “trên đường phố Xương Bình có rất nhiều chỗ dán niêm phong, điều này cho thấy rõ lần dịch này ở Xương Bình nghiêm trọng hơn rất nhiều so với mấy lần khác.”                                                                                                                                                                                                               
Triệu Đình còn lên án: “Chính quyền vì thành tích chính trị đã không màng đến sống chết của người dân, đây chính là tình hình hiện nay của Xương Bình, gần như nơi nào có thể phong tỏa, có thể đóng cửa thì làm hết.”

Thượng Hải, Giang Tây thúc đẩy biện pháp dự phòng, hạn chế ra ngoài

Ở các nơi trên khắp Trung Quốc, dù khu vực chưa đưa ra thông báo chính thức về dịch bệnh, nhưng biện pháp phòng dịch cũng có xu hướng nghiêm ngặt: Văn phòng Thị ủy Nam Xương tỉnh Giang Tô hôm 30/10 đã ra thông công điện nội bộ chỉ rõ “tình hình dịch bệnh trong nước tương đối nghiêm trọng, không cần thiết thì đơn vị không nên cử người ra ngoài”. Thông báo này đã tiết lộ chính quyền địa phương yêu cầu viên chức giảm thiểu đi ra ngoài công tác vì dịch bệnh. 

Tại Thượng Hải, ngày 7/11, trên Weibo của chính quyền cũng công bố thông tin cho biết tất cả người đến từ hoặc đi qua vùng rủi ro dịch bệnh cao trong nước, nhất loạt đều cần cách ly tập trung 14 ngày, và xét nghiệm axit nucleic 4 lần; đi qua vùng rủi ro dịch bệnh trung bình, cần thực thi quản lý nghiêm ngặt sức khỏe tại khu cộng đồng và 2 lần xét nghiệm axit nucleic. 

Ông Trương, một người dân ở Thượng Hải nói với phóng viên Epoch Times rằng, địa phương đang tiến hành “diễn tập” phòng dịch, “Tiểu khu chỗ chúng tôi, đang diễn tập, phong tỏa tiểu khu, làm xét nghiệm axit nucleic, rất nhiều người đều đang diễn tập”. Ông Cho biết, “Hôm qua ở Thượng Hải nghe nói có một ca bệnh, nhưng chính quyền không công bố.”

Ông Trương nghi ngờ, chính quyền nhiều lần tuyên bố yêu cầu “không ca nhiễm” đúng là chuyện “đơm đó ngọn tre”, “Làm sao có thể làm sạch về 0 được? Giống như mùa du lịch 1/10, dòng người lưu động, khó tránh khỏi lây truyền, chính quyền vì chính sách ‘0 ca nhiễm’ mà quản lý nghiêm ngặt như vậy, nhưng vẫn có lẻ tẻ những ca nhiễm xảy ra.”

Thụy Lệ chống dịch phong tỏa thời gian dài, thể chế quan liêu rơi vào hỗn loạn

Do chính sách “làm sạch ca nhiễm về 0” nghiêm ngặt, Thụy Lệ, một thành phố của tỉnh Vân Nam giáp biên giới Trung Quốc – Myanmar đã trong tình trạng quản lý phong tỏa thời gian dài. Cựu Phó Thị trưởng Đới Vinh Lý hôm 28/10 đã đăng bài viết nói đến nỗi khổ của người dân, có hàng chục ngàn người tháo chạy khỏi thành phố này, và ông kêu gọi “cứu Thụy Lệ!”.

Trước sự hờ hững của chính quyền, ngày 2 – 3/11, thôn Đồn Hồng, thôn Hạ Muộn thuộc trấn Mãnh Mão đã bùng phát hoạt động kháng nghị, người dân tập trung ở cổng vào thôn yêu cầu gỡ phong tỏa, trợ cấp dịch bệnh.

Ông Trần Minh, chủ một khách sạn suối nước nóng ở thôn Hạ Muộn nói với phòng viên Epoch Times, sau khi cựu thị trưởng gửi thư, “Tôi không cảm thấy có cải thiện gì, chỉ cảm thấy chính phủ là ngày một tệ hơn”. 

Người dân ở thôn Đồn Hồng trưa ngày 1/11 căng biểu ngữ thỉnh nguyện, yêu cầu chính quyền gỡ phong tỏa. (Ảnh cắt từ video)

Ông Phùng Sùng Nghĩa, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, giáo sư khoa lịch sử của Đại học Kỹ thuật Sydney cho biết, quan chức ĐCSTQ xuất phát từ việc muốn bảo vệ mũ ô sa, nên tương lai phòng chống dịch sẽ chỉ càng rối loạn hơn.

“Cách quản lý theo kiểu khép kín này, người chịu khổ và chịu phiền phức là người dân, ở nơi bùng phát dịch bệnh, các quan chức muốn giữ mũ ô sa, ở địa phương xuất hiện dịch bệnh thì người đứng đầu phải từ chức, cho nên họ không tiếc hy sinh mọi giá để không có ca nhiễm.”

Phát hiện ca bệnh tại Trang Hà, Đại Liên, Liêu Ninh, Trung Quốc dẫn đến phong tỏa. (Ảnh chụp màn hình video)

Người dân không tin vào “số ca nhiễm bằng 0” của chính quyền

Lâm Vân, một người dân ở Quảng Châu hôm 5/11 đã nói với phóng viên, cái gọi là ‘0 ca nhiễm’ của chính quyền chính là thông tin không minh bạch, “Bề mặt chính quyền nói là vì để không có ca nhiễm, nhưng thực tế là dùng các thủ đoạn cưỡng chế, dọa nạt người dân, hạn chế tự do đi lại của người dân. Nhưng gần đây rốt cuộc là không làm sạch được ca nhiễm về 0, đều là do chính quyền định đoạt có ca nhiễm hay không.”

Ông Lâm, một người dân ở Trịnh Châu cũng có nhìn nhận tương tự, “Cái gọi là không có ca nhiễm, là chính quyền sử dụng quyền lực, tự lừa mình lừa người. Hồi tháng 8 bùng phát dịch bệnh tại thành phố Trịnh Châu, bí thư thành ủy nói cuối tháng sẽ làm sạch ca nhiễm về 0, và (con số) đã về 0. Thực tế sau khi chính quyền tuyên bố làm sạch ca nhiễm về 0, một khoảng thời gian rất dài, kiểm soát phòng chống dịch tại Trịnh Châu vẫn là rất nghiêm, vẫn nghiêm như khi không làm sạch ca nhiễm về 0. Cho nên nói những thứ này là tự lừa mình dối người.”

Cùng với việc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sắp tới gần, dự đoán các biện pháp để đảm bảo “0 ca nhiễm” của chính quyền địa phương các nơi sẽ rất nghiêm. 

Ông Lâm, một người ở Thâm Quyến cho biết, ĐCSTQ làm cái gọi “làm sạch ca nhiễm về 0”, liên tiếp làm xét nghiệm axit nucleic, phong tỏa chống dịch không thời hạn, là kiểu làm vô nhân đạo, không khoa học. “Nó hủy hoại đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc, gần như mỗi ngày đều có người bị trầm cảm do chính sách cách ly, thậm chí có người vì thế mà tự sát”, ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc, gây ra khó khăn trong ngoại thương, và lại mang đến một đợt thất nghiệp khác.

Theo Lý Mộc Ân, Epoch Times

Xem thêm:

Lý Mộc Ân

Published by
Lý Mộc Ân

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

7 giờ ago