Trung Quốc là nước có mức độ tự do Internet kém nhất trong 7 năm liền

Ngày 21/9, tổ chức nhân quyền Mỹ “Freedom House” đã công bố báo cáo xếp hạng “Tự do internet” (Freedom on the Net) hàng năm. Năm nay là năm thứ 7 liên tiếp Trung Quốc thành quốc gia có mức độ tự do Internet kém nhất trong hơn 70 quốc gia.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Báo cáo cho thấy, xếp hạng dựa trên số điểm, 100 điểm nghĩa là tự do nhất, 0 điểm nghĩa là ít tự do nhất. Trung Quốc đạt 10 điểm (xem phần Trung Quốc của báo cáo tại đây ). Khung thời gian được đề cập trong báo cáo này là từ ngày 1/6/2020 đến ngày 31/5/2021.

Khi đề cập đến tình hình ở Trung Quốc, báo cáo nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang thắt chặt kiểm soát đối với các tổ chức nhà nước, phương tiện truyền thông, ngôn luận trên Internet, các nhóm tôn giáo, trường đại học, tổ chức thương mại và các nhóm xã hội dân sự.

Người dùng Internet ở Trung Quốc Đại Lục tiếp tục bị đàn áp, những lời kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc virus Trung Cộng (virus corona mới), những tiếng nói phê bình vắc-xin nội địa Trung Quốc, thậm chí là người dân bình thường chia sẻ tin tức, đàm luận về tín ngưỡng tôn giáo hoặc nói chuyện với người thân và bạn bè ở nước ngoài v.v, đều bị chính quyền ĐCSTQ kiểm duyệt.

Báo cáo nói, nội dung kiểm duyệt của ĐCSTQ thường bao gồm những lời chỉ trích đối với ĐCSTQ và các quan chức của đảng, những hành vi sai trái của quan chức, vấn đề đối ngoại, an toàn sức khỏe, v.v. Ví dụ như kiểm duyệt liên quan đến sự kiện Lục Tứ (thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989), vấn đề Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng và Pháp Luân Công, v.v.

Báo cáo đề cập rằng các từ khóa như “bức hại Pháp Luân Công” đã liên tục bị chặn; các nhân vật tôn giáo và dân tộc thiểu số ở Trung Quốc Đại Lục đã bị ĐCSTQ chụp lên tội danh “lật đổ”, “chia rẽ” và họ bị kết án tù chung thân. Chính quyền đã đã sử dụng “Điều 300 của Luật Hình sự” để đàn áp người tập Pháp Luân Công thực hiện quyền tự do ngôn luận và quyền truy cập Internet. Nhiều người tập Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bắt giữ vì các nguyên nhân như đăng các thông tin về các nhóm tín ngưỡng và thông tin về đàn áp nhân quyền trên mạng xã hội, truy cập các trang web bị ĐCSTQ chặn và phổ biến các công nghệ phá vỡ phong tỏa Internet (VPN). 

Báo cáo cũng đề cập rằng ĐCSTQ tự ý lấy dữ liệu người dùng, đặc biệt là bình luận của người dùng WeChat, đồng thời sử dụng bình luận cá nhân của người dùng làm lý do xử phạt. Ví dụ, vào tháng 2/2020, một người tên là Chen Geng (Trần Canh) bị bắt vì đã đề cập đến Pháp Luân Công trong một cuộc trò chuyện riêng tư trên WeChat.

Đồng thời, ĐCSTQ đã chặn nhiều ứng dụng di động hơn, chẳng hạn như Signal và Clubhouse, liên tục ngăn cản mọi người vượt qua phong tỏa mạng (tường lửa) và hạn chế người Trung Quốc Đại Lục giao tiếp với người bên ngoài Đại Lục.

Ngoài ra, chính quyền ĐCSTQ tiếp tục hạn chế công dân Đại Lục truy cập nội dung của các trang web nước ngoài. ĐCSTQ lợi dụng “tường lửa” để kiểm duyệt mạng và sử dụng “Các biện pháp kiểm duyệt an ninh mạng” để yêu cầu các nhà khai thác cơ sở hạ tầng mạng chấp nhận sự kiểm duyệt của chính quyền. Các tài liệu phải cung cấp cho chính quyền bao gồm “Báo cáo phân tích liên quan đến ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”,” tài liệu mua sắm, thỏa thuận, hợp đồng sẽ được ký kết hoặc tài liệu IPO sẽ được đệ trình, v.v.”

Nội dung báo cáo cũng cho thấy, các cơ quan chức năng đã siết chặt hơn nữa kiểm soát việc thu thập, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu người dùng của các công ty công nghệ. Bà Allie Funk, một trong những tác giả của báo cáo và là nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của Freedom House, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 20/9: “Về quyền riêng tư dữ liệu, tôi nghĩ năm nay là một năm rất thú vị. Năm 1991, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành luật toàn diện đầu tiên về quyền riêng tư dữ liệu, hạn chế cách các công ty sử dụng dữ liệu cá nhân, nhưng điều mà luật này thiếu là sự kiểm soát đối với sự giám sát của chính phủ.”

Ông Adrian Shahbaz, Giám đốc Công nghệ và Dân chủ tại Freedom House, nói với VOA qua email: “Không nghi ngờ gì về việc các công ty Trung Quốc lạm dụng thị trường và xâm phạm quyền riêng tư, nhưng lý niệm của ĐCSTQ đối với việc giám sát các công ty công nghệ lớn đó là biến các công ty đó thành các doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mua lại cổ phần của ByteDance (công ty mẹ của TikTok) và ghế hội đồng quản trị, đồng thời có khả năng sẽ đầu tư vào ứng dụng gọi xe Didi.”

Ông nói: “Các thực thể nhà nước sẽ dễ kiểm soát hơn các thực thể tư nhân, đó là lý do tại sao tôi bảo lưu thái độ của mình đối với quy định mới của ĐCSTQ về bảo mật dữ liệu. ĐCSTQ quan tâm đến việc chính phủ có quyền truy cập dữ liệu chứ không phải quyền riêng tư. Trong khi đó, các quy định quốc gia nên phải bảo vệ dữ liệu của người dùng khỏi bất kỳ sự dòm ngó nào, cho dù đó là doanh nghiệp hay chính phủ.”

Theo Lý Khung, Epoch Times

Xem thêm:

Lý Khung

Published by
Lý Khung

Recent Posts

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

21 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

1 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago