Trung Quốc có kế hoạch phóng vệ tinh chiếu sáng “Mặt Trăng nhân tạo”, dùng phương thức phản chiếu ánh sáng Mặt Trời để cung cấp ánh sáng nhằm thay thế đèn chiếu sáng đường phố vào ban đêm. Sau khi thông tin được lan truyền ra ngoài, đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của dư luận. Có nhà Thiên văn học cảnh báo, việc này có thể sẽ đem đến ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng.
Theo truyền thông Trung Quốc Đại lục đưa tin, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Thiên Phủ tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên đang có kế hoạch phóng “Mặt Trăng nhân tạo” vào năm 2020, và đến năm 2022 sẽ hoàn thành công việc phóng thêm “2 Mặt Trăng nhân tạo” nữa. Ông Vũ Xuân Phong (Wu Chunfeng) – Chủ nhiệm của Hội nghiên cứu này cho biết, 3 tấm kính phản xạ không lồ này sẽ phân bổ đều mặt quỹ đạo 360 độ, 3 “Mặt Trăng” thay nhau vận hành có thể thực hiện chiếu sáng cho cùng 1 khu vực suốt 24 giờ liên tục, ánh sáng Mặt Trời phản chiếu có thể che phủ diện tích 3600 đến 6400 Km2.
Ông Vũ Xuân Phong cho biết, dự tính cường độ ánh sáng lớn nhất của “Mặt Trăng nhân tạo” sẽ gấp 8 lần so với ánh sáng Mặt Trăng hiện tại, sau khi thành công sẽ có thể thay thế ánh sáng chiếu đường và tiết kiệm đáng kể chi phí cho chiếu sáng của thành phố Thành Đô. Bên cạnh đó cũng giúp thúc đẩy ngành du lịch của thành phố phát triển hơn.
Theo BBC dẫn lời của Tiến sĩ Matteo Ceriotti – giảng viên Kỹ thuật Hệ thống Không gian tại Đại học Glasgow cho biết, dự án “Mặt Trăng nhân tạo” có thể thực hiện được. Nhưng thông thường mà nói, nếu muốn “Mặt Trăng nhân tạo” vĩnh viễn chiếu sáng cho cùng 1 thành phố, vậy thì kính phản chiếu phải nằm trong quỹ đạo địa tĩnh, cách trái đất khoảng 37.000km. “Trong khoảng cách như thế này, cần yêu cầu chỉ hướng của vệ tinh phải cực kỳ chính xác, nếu muốn thắp sáng một khu vực khoảng 10km, chỉ cần chiếu chệch gốc 1/100 độ thì nó đã chiếu sáng vào một nơi hoàn toàn khác.”
Tiến sĩ Matteo Ceriotti chỉ ra, nếu ánh sáng của “Mặt Trăng nhân tạo” quá mạnh, sẽ phá vỡ chu kỳ đêm của giới tự nhiên, “điều này có thể ảnh hưởng đến động vật”. Tuy nhiên, ngược lại, “nếu ánh sáng quá yếu thì còn ý nghĩa gì nữa?”.
John Barentine – Giám đốc Chính sách Công tại Hiệp hội Bầu trời đêm Quốc tế chia sẻ với tạp chí Forbes cho biết: “‘Mặt Trăng nhân tạo” có thể sẽ làm gia tăng ô nhiễm ánh sáng ở các thành phố, sẽ mang đến phiền phức cho những người dân cách xa với ánh sáng đô thị. John Barentine nói: “Điều này có thể sẽ sinh ra vấn đề mới về môi trường”.
John Barentine cho biết, Mặt Trăng giả sẽ dẫn đến nhiều tác hại bởi ánh sáng, theo ông dự tính, Mặt Trăng giả sẽ làm cho tác hại bởi ánh sáng trên mặt đất tăng 47 lần.
Theo tờ Daily Mirror tại Anh, Trung Quốc có thể sẽ lắp đặt thiết bị giám sát trên “Mặt Trăng nhân tạo”, lúc đó, nhất cử nhất động của con người trên trái đất sẽ bị theo dõi và ghi lại, giống như một chương trình truyền hình thực tế toàn cầu.
Thông tin này sau khi được công bố đã khiến dư luận bàn tán sôi nổi. Trên mạng internet tại Đại lục, có người nghi ngờ, Mặt Trăng cũng có thể “làm giả” được? “Đúng là một chủ ngu ngốc, Thành Đô đã ô nhiễm quá nghiêm trọng rồi, ban ngày còn không nhìn thấy Mặt Trời nữa rồi, đừng có đối đầu với tự nhiên nữa.”
Cũng có cư dân mạng lo lắng, ánh sáng Mặt Trời do con người phản chiếu xuống mặt đất có thể sẽ tạo thành ô nhiễm ánh sáng, ảnh hưởng để sinh vật trên mặt đất nghỉ ngơi và quan trắc thiên văn, v.v.
Có người cho biết, trăng có khi sáng khi tỏ, khi tròn khi khuyết, động thực vật đều duy trì cân bằng sinh thái trong quy luật này. Nếu mỗi tối đều có Mặt Trăng trên cao chiếu xuống, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sinh thái của động thực vật, có thể dẫn đến tai họa khác.
Theo các tài liệu công khai trên mạng, ý tưởng về “Mặt Trăng nhân tạo” bắt nguồn từ một nhà khoa học người Pháp. Vào những năm 1990, một nhóm các kỹ sư và nhà thiên văn học người Nga đã thực hiện thành công dự án Znamya: phóng vệ tinh nhân tạo lên không gian để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời xuống Trái Đất. Trong thời gian ngắn, vệ tinh này đã chiếu sáng một phần bán cầu về đêm.
Dự án Znamya 2.5 được lên kế hoạch vào năm 1999 nhưng vấp phải sự phản đối của nhiều nhà khoa học, những người quan ngại về vấn đề ô nhiễm ánh sáng và cho rằng vệ tinh nhân tạo có thể làm gián đoạn cuộc sống của các loài động vật ăn đêm và nhiều hoạt động quan sát thiên văn.
Vệ tinh Znamya 2.5 phóng không thành công và nhóm kỹ sư đứng sau dự án không thể kiếm tài trợ để thực hiện một thử nghiệm khác.
Thanh Vân
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…