Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quảng cáo một bộ phim với tình cảm chống Mỹ và ca ngợi sự thống trị độc đảng của họ trong dịp nghỉ lễ toàn quốc vừa qua.
ĐCSTQ đã kỷ niệm ngày bắt đầu cầm quyền ở Trung Quốc 1/10 với kỳ nghỉ bảy ngày, được gọi là Tuần lễ Vàng, trong đó kiểm soát chặt chẽ việc phát hành phim và thi hành lệnh cấm không chính thức đối với các bộ phim nước ngoài, bao gồm những bộ phim bom tấn của Hollywood.
Do vậy, một bộ phim chủ đề chiến tranh Triều Tiên sản xuất trong nước đã trở nên hút khách, thu về hơn 456 triệu đôla sau tám ngày công chiếu, dữ liệu chính thức cho biết.
Với nhan đề “Trận chiến hồ Trường Tân,” bộ phim đề tài chiến tranh kéo dài ba giờ ca ngợi chiến thắng của quân đội Trung Quốc trong trận đánh với lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu trong chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).
Mùa đông năm 1950, cựu lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã phái hàng triệu binh lính tới để chiến đấu cùng quân đội Triều Tiên, chống quân đội Mỹ, Anh, và Hàn Quốc.
Quân đội Triều Tiên cuối cùng đã bị đẩy xuống vĩ tuyến 38, nơi chia cắt miền Bắc và miền Nam kể từ 1945. Ba năm sau, cuộc chiến tranh đã kết thúc không chính thức theo sau một lệnh ngừng bắn, nhưng không có một hiệp định hòa bình được ký kết. Tới nay, Bình Nhưỡng vẫn bác bỏ lời kêu gọi của Hàn Quốc tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.
Mặc dù Triều Tiên đã thất bại trong việc chiếm toàn bộ bán đảo Triều Tiên bằng lực lượng quân sự, Trung Quốc vẫn khoe khoang đó là “cuộc chiến chống sự xâm lược của Mỹ và trợ giúp Triều Tiên” thành công. Các chuyên gia ước tính cái giá phải trả cho cuộc chiến là hơn một triệu người thiệt mạng.
Theo truyền thông nhà nước, nhà sản xuất chính nói bộ phim do chính phủ tài trợ đã nhận được những khoản đầu tư lớn.
Luo Changping, cựu nhà báo Trung Quốc, ngày 6/10 đã phát biểu trên mạng truyền thông xã hội rằng nhân dân Trung Quốc “hiếm khi suy nghĩ về tính công chính” của cuộc chiến. Sau đó, ông sử dụng một cách chơi chữ để ám chỉ các binh sĩ là ngu ngốc, theo ảnh chụp màn hình của một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, đã không còn truy cập được.
Tuy nhiên, vì các bình luận này, hai ngày sau cảnh sát đã bắt giam ông Luo vì xúc phạm “các anh hùng và liệt sĩ” của cuộc chiến tranh Triều Tiên, truyền thông nhà nước đưa tin.
Một bộ phim khác với chủ để yêu nước được công chiếu trong dịp lễ là “Đất nước tôi, cha mẹ tôi” do nhiều nhân vật nổi tiếng Trung Quốc đồng đạo diễn, bao gồm cả Chương Tử Di, nghệ sĩ từng chỉ trích hãng Dolce&Gabbana năm 2018 vì cáo buộc họ đã phỉ báng Trung Quốc.
Khi đó, hãng thương hiệu thời trang cao cấp của Ý công bố video quảng cáo trên các tài khoản phương tiện truyền thông xã hội, trong đó cs cảnh một người mẫu của thương hiệu học cách sử dụng đũa để ăn đồ ăn Ý.
Tuy nhiên, các công dân Trung Quốc lại nhìn nhận điều này như một âm mưu nguy hiểm, một sự nhạo báng văn hoá Trung Quốc. Vụ việc đã làm bùng lên ngọn lửa giận dữ trên toàn quốc, gồm cả những lời kêu gọi tẩy chay và huỷ bỏ một trong những chương trình biểu diễn lớn nhất của họ ở Thượng Hải.
Ngân Hà (theo Epoch Times)
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…