Trung Quốc: Thiếu niên qua đời 2 ngày sau khi vào trại cai nghiện Internet

Vào ngày 3/8, bà Lưu Đông Mai đưa đứa con trai 18 tuổi của mình tới trung tâm giáo dục Hefei Zhengneng ở tỉnh An Huy. Cậu thiếu niên này đã không còn quan tâm tới thứ gì khác trong đời ngoài chơi game và Internet, do đó bà Lưu hy vọng với chi phí khoảng 3500 USD, trung tâm cai nghiện internet theo kiểu trại huấn luyện lính này sẽ “chữa” được cho con trai bà.

Một vài “trại lính” dùng kỷ luật thép trong quân đội để cai nghiện

2 ngày sau, bà Lưu được thông báo con trai mình đã được đưa đến bệnh viện, và qua đời sau đó. Khám nghiệm tử thi cho thấy trên người có hơn 20 loại vết thương lớn nhỏ, ở cả bên trong và bên ngoài, theo lời mẹ cậu kể thì toàn thân thể “chỗ nào cũng có sẹo.”

Hãng tin CCTV cho biết giám đốc của trung tâm này và 4 người giảng dạy đã bị cảnh sát bắt giữ, chính quyền đã đóng cửa nơi này trong thời gian tiến hành điều tra.

Cái chết của cậu thiếu niên trên là vụ scandal mới nhất trong vấn đề nghiện internet ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc, và sự nở rộ của các “trại lính” để cai nghiện. Một số trở nên tai tiếng vì có kỷ luật quá nghiêm khắc như quân đội cũng như những kiểu “giáo dục” quá khắc nghiệt.

Một vấn đề lớn

Một trung tâm cai nghiện internet ở Bắc Kinh đang kiểm tra điện não đồ cho bệnh nhân (ảnh: Getty Images)

Theo các nhà nghiên cứu, nghiện internet cũng tương đồng với các hình thức nghiện khác: nó hủy hoại cuộc sống bằng cách gây ra “suy nhược thần kinh, méo mó tâm lý và các vấn đề xã hội.”

Ở Trung Quốc, báo cáo cho biết có khoảng 24 triệu “con nghiện” internet ở tuổi từ 6-29. Và cách mà chính phủ xử lý vấn đề này là lập nên 300 “trại cai nghiện” rải rác khắp nơi.

Những nơi này hoạt động giống các trung tâm cải tạo, nơi cha mẹ đưa con đến trong khoảng thời gian 90-180 ngày – chỉ khác là họ thường áp dụng các phương thức khủng khiếp như cấm ngủ, kiểm tra thể chất khắc nghiệt, và liệu pháp sốc điện.

“Cái tôi của họ bị hủy diệt hoàn toàn,” một người từng trải nghiệm kể với CNN vào năm 2016.

“Thiếu giáo dục”

Sau cái chết của cậu thiếu niên, nhiều tờ báo đã kêu gọi thắt chặt quản lý đối với các trung tâm cai nghiện internet, nhưng cũng chỉ trích cha mẹ của cậu.

“Rốt cuộc thì đây cũng là do thiếu giáo dục trong gia đình,” một người bình luận trên tiểu blog Sina Weibo viết.

Một bài xã luận trên tờ Quang Minh nhật báo ghi rằng “một vài cha mẹ, sau khi phát hiện ra vấn đề, đã không nhìn nhận lại vai trò của họ trong việc giáo dục mà lại đi tìm sự trợ giúp từ bên thứ 3 để giải quyết vấn đề.”

Theo BBC
Phong Trần tổng hợp

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung, một cán bộ ở Lào Cai bị phạt 35 triệu đồng

Một cán bộ Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh…

1 giờ ago

KOL Trung Quốc kêu gọi người dùng Tiktok Mỹ mua hàng nhái từ xưởng

Người dùng TikTok tại Mỹ đang bị “ngập đầu” trong loạt video từ các KOL…

2 giờ ago

Vàng tăng giá phi mã, vượt mốc 115,5 triệu đồng/lượng

Tại thời điểm 17h30, vàng SJC niêm yết ở mức 113-115,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn…

3 giờ ago

Mức thuế quan lên tới 245% áp lên Trung Quốc mà Nhà Trắng mới loan báo là thế nào?

Nhà Trắng cho biết “Trung Quốc bây giờ phải đối mặt với một mức thuế…

5 giờ ago

Khẩu hiệu chống ĐCSTQ xuất hiện trên cầu vượt Thành Đô – Tứ Xuyên

Hình ảnh 3 biểu ngữ được treo trên một cây cầu vượt tại thành phố…

5 giờ ago

Thuế quan Mỹ: Khối lượng hàng hóa tại các cảng Trung Quốc giảm mạnh

Thuế quan của Tổng thống Trump đã giáng một đòn nặng nề vào hoạt động…

5 giờ ago