Trung Quốc thử nghiệm vắc-xin mRNA vì “hết cách” với vắc-xin bất hoạt?

Gần đây, thông tin Bệnh viện Đông Phương (Dongfang) trực thuộc Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải trợ cấp 8.000 nhân dân tệ (khoảng 27.700.000 VNĐ) để tuyển dụng tình nguyện viên tiêm chủng vắc-xin mRNA từ 60 – 80 tuổi. Sự kiện làm dấy lên chú ý từ công luận Trung Quốc.

Tiêm vắc-xin tại Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Bệnh viện Phương Đông Thượng Hải xác nhận thông tin trên vào ngày 26/7, đồng thời cho biết thêm rằng tình nguyện viên cần phải có tiền sử nhiễm COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) và vắc-xin được sử dụng là vắc-xin mRNA nội địa của công ty Stemi.

Theo những nguồn tin từ truyền thông chính thức Trung Quốc, bệnh viện Đông Phương trực thuộc Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải gần đây đã trợ cấp 8.000 nhân dân tệ để tuyển tình nguyện viên từ 60 – 80 tuổi đi tiêm chủng vắc-xin.

Người có liên quan phụ trách tư vấn dự án thử nghiệm vắc-xin này tại Bệnh viện Đông Phương cho biết, đây là thử nghiệm lâm sàng do bệnh viện tiến hành và phải đáp ứng một số yêu cầu như: sinh trước tháng 7/1962; phải có tiền sử nhiễm COVID-19 và mới được xuất viện dã chiến dưới 7 ngày; phải tiêm 2 hoặc 3 liều vắc-xin bất hoạt và liều cuối cùng phải trên 6 tháng.

Nhân viên nói trên cho biết: “Những người đáp ứng các điều kiện trên sẽ được ghi danh vào nhóm sau khi vượt qua cuộc kiểm tra, sẽ được xếp ngẫu nhiên vào nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng để thử nghiệm lâm sàng, nhóm thử nghiệm được tiêm liều tăng cường vắc-xin mRNA của công ty Stemi còn nhóm đối chứng được tiêm liều tăng cường vắc-xin bất hoạt, còn thời gian theo dõi là 3 tháng”.

Về khoản trợ cấp 8.000 nhân dân tệ sẽ được chia thành 4 đợt. Sau khi tiêm xong liều vắc-xin tăng cường sẽ phát 2.000 nhân dân tệ, phần còn lại sẽ được phát sau khi lấy máu trong 3 tháng theo dõi. Chuyên gia tư vấn liên quan cho biết, “Không phải tiêm vắc-xin xong là hoàn thành mà còn phải đảm bảo khoảng 6 lần đến bệnh viện, đến bệnh viện lấy máu theo các thời gian ấn định là ngày thứ 7, 14, 28, và 60 ngày sau khi tiêm vắc-xin, tổng lượng máu lấy là 350 – 400 ml”.

Bệnh viện không tiết lộ có bao nhiêu người đã được tuyển dụng cho toàn bộ cuộc thử nghiệm lâm sàng này, chỉ biết rằng cuộc đã qua được nửa chặng đường kể từ khi bắt đầu vào tháng Sáu và vẫn đang tiếp tục tuyển dụng người tham gia.

Giới quan sát còn tò mò hơn về khoản trợ cấp 8.000 nhân dân tệ do bên nào phụ trách. Về vấn đề này, bệnh viện cho biết sau khi hoàn thiện quy trình sẽ cấp cho người tham gia thử nghiệm, có thể mất một thời gian. Theo các nguồn tin liên quan, việc bồi thường cho người tiêm chủng nếu có vấn đề sẽ do doanh nghiệp chịu.

Được biết, thử nghiệm lâm sàng nói trên do các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Phương Đông Thượng Hải khởi xướng, nhưng bệnh viện không tiết lộ cơ sở chịu trách nhiệm cụ thể.

Ngay từ tháng 1/2020, bệnh viện Đông Phương đã công bố thông tin rằng họ đã hợp tác với công ty Stemi để phát triển vắc-xin mRNA. Theo thông tin công khai, người sáng lập kiêm CEO công ty Stemi là ông Lý Hàng Văn (Li Hangwen), vẫn là nhà nghiên cứu về y học tịnh tiến (Translational Medicine) của Bệnh viện Đông Phương.

Ngoài Bệnh viện Đông Phương, vắc-xin mRNA của công ty Stemi cũng đang được thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán và Bệnh viện Trung tâm quận Từ Hối (Xuhui) – Thượng Hải, tất cả đều là thử nghiệm lâm sàng do các nhà nghiên cứu khởi xướng.

Vào tháng trước, Bệnh viện Trung Sơn đã công bố thông tin về vấn đề họ tuyển người tham gia nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I  đối với vắc-xin mRNA của công ty Stemi, theo đó người tham gia chưa bị nhiễm COVID-19 và ở dưới 70 tuổi, đã tiêm chủng qua 2 liều vắc-xin bất hoạt.

Cuối năm ngoái, một nhóm nghiên cứu dưới phụ trách của giáo sư Yuen Kwok-yung, chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hồng Kông, đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc hoàn toàn không hiệu quả đối với biến thể mới Omicron. Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu, người Mỹ gốc Hoa), cựu giám đốc phòng thí nghiệm của Khoa Bệnh virus tại Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed (Walter Reed Army Institute of Research) đã chỉ ra rằng biến thể Omicron sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc.

Cho đến nay, Trung Quốc chưa phê duyệt bất kỳ vắc-xin COVID-19 mRNA nào cho thị trường, bao gồm của những công ty phát triển vắc-xin mRNA như Công ty Stemi, Tập đoàn dược phẩm CSPC, công ty Walvax.

Tiểu Quỳ

Published by
Tiểu Quỳ

Recent Posts

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

2 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

2 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

2 giờ ago

Quyền lực nhân sự của Tập Cận Bình đã bị tước bỏ? Phe chống Tập đã mất kiên nhẫn?

Phe chống Tập đã không còn kiên nhẫn và chính thức giành lấy quyền lực…

3 giờ ago

Chính quyền Trump đã tính toán mức thuế quan đối ứng như thế nào?

Hôm thứ Tư (2/4), chính quyền Trump đã công bố công thức được chờ đợi…

3 giờ ago