Mới đây, tờ “Báo Tham Khảo Kinh Tế” của đơn vị chủ quản Tân Hoa Xã đã đăng một bản tin đặc biệt đề cập tới hiện trạng cấy ghép nội tạng của Trung Quốc. Bản tin cho biết, số người hiến tạng tại Trung Quốc tăng mạnh, nhưng tình trạng thiếu tạng để cấy ghép vẫn nghiêm trọng. Đối chiếu với thông tin đăng tải trên các kênh truyền thông ngoài Trung Quốc có thể phát hiện, bản tin của báo này có rất nhiều điểm đáng nghi ngờ.
Điểm đáng nghi thứ nhất: Bản tin nói, từ năm 2015, Trung Quốc ngừng sử dụng nội tạng từ tử tù, số công dân tự nguyện hiến tạng tăng nhanh chóng, đến cuối năm 2016, toàn Trung Quốc đã có 9.996 trường hợp công dân hiến tạng trước khi qua đời, số nội tạng được hiến lên đến 27.613.
Chủ tịch Tổ chức Thế giới Điều tra về Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) Uông Chí Viễn khi trả lời phỏng vấn của báo Vision Times hồi đầu tháng 8/2017 đã nói về vấn đề này. Ông Uông Chí Viễn nói, Trung Quốc công bố từ 1/1/2015 bắt đầu sử dụng nội tạng do công dân hiến tặng, tháng 3/2017, ông Hoàng Khiết Phu khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Phượng Hoàng có nói: “Đến cuối năm 2016, Trung Quốc đã có gần 10.000 người hiến tạng khi qua đời.” Tuy nhiên, điều tra của WOIPFG đã phát hiện, “Tại các thành phố lớn thực hiện các ca phẫu thuật cấy ghép tạng nhiều nhất là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải dường như không có mấy ai hiến tạng. Lấy Bắc Kinh làm ví dụ, văn phòng tiếp nhận hiến tạng tại đây vẫn đang trong quá trình chuẩn bị, có một văn phòng vẫn chưa khai trương. Còn Thiên Tân, họ nói từ năm 2003 đến năm 2015 mới có tổng cộng 170 trường hợp hiến tạng. Thượng Hải thì sao? Toàn thành phố mới có 5 trường hợp hiến tạng.”
Điểm đáng nghi thứ hai: Bản tin nói tình hình thiếu nội tạng để cấy ghép vẫn trầm trọng: “Có gần 60% người có nhu cầu ghép thận phải đợi 1 đến 2 năm, có trên 40% người cần ghép gan phải đợi ít nhất 1 năm. Còn về tim và phổi lại càng hiếm hơn nữa, có một số bệnh viện do thiếu nguồn cung nội tạng, đến mấy năm vẫn chưa hoàn thành được một ca phẫu thuật.”
Nhưng, theo báo cáo được công bố ngày 19/7/2017 của WOIPFG, thông qua điều tra các bác sĩ, y tá, chủ nhiệm khoa cấy ghép tạng và viện trưởng của gần 100 bệnh viện trên toàn Trung Quốc đã phát hiện, thời gian đợi cấy ghép tạng ngắn, nguồn cung cấp tạng đầy đủ, chất lượng nguồn cung nội tạng tốt vẫn không có gì thay đổi so với trước đây. Hơn nữa, có nhiều biểu hiện cho thấy có tồn tại nguồn cung cấp nội tạng là người sống.
Trong đó Bệnh viện Dục Hoàng Đỉnh ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đảm bảo chắc chắn trong 10 ngày sẽ tìm được nguồn cung tạng dưới 30 tuổi để ghép cho bệnh nhân. Chủ nhiệm họ Vương, người điều phối cấy ghép thận tại bệnh viện này nói, nguồn tạng không phải là từ hiến tặng, cũng không phải là lấy từ trên trang mạng của Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia, mà là có một kênh riêng.
Điểm đáng nghi thứ ba: Bản tin dẫn lời của cựu trưởng Bộ Y tế Hoàng Khiết Phu nói, hiện tại ở Trung Quốc, số lượng bác sĩ có thể thực hiện được phẫu thuật cấy ghép nội tạng chỉ có vài trăm người, và chỉ có 173 bệnh viện có nguồn nội tạng để cấy ghép. Tuy nhiên bản tin lại không nói rõ những bệnh viện này đã thực hiện bao nhiêu ca phẫu thuật.
Trên thực tế, trước đó từng có kênh truyền thông phơi bày rõ, dữ liệu về cấy ghép cấp quốc gia và cấp bệnh viện lại mâu thuẫn với nhau.
Phó hội trưởng Hiệp hội Bác sĩ Trung Quốc Trịnh Thụ Lâm công tác tại Bệnh viện số 1 tỉnh Chiết Giang đã đưa ra số liệu trong một bài luận văn năm 2016, từ tháng 4/2010 đến tháng 10/2014, bệnh viện này đã thực hiện 564 ca ghép gan, toàn bộ nguồn nội tạng đều đến từ người chết tim hiến tặng.
Nhưng sau đó cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu lại nói, từ năm 2011 đến 2014, Bệnh viện số 1 Chiết Giang có được 166 nội tạng là gan. Số liệu cấp quốc gia và cấp bệnh viện lại chênh lệch nhau đến mấy lần.
Điểm đáng nghi thứ tư: Bản tin nói, từ tháng 4/2011 Trung Quốc ra mắt hệ thống trực tuyến phân phối và sử dụng nội tạng Trung Quốc, mục đích là công bố rõ ràng quá trình hiến tặng và sử dụng nội tạng.
Tuy nhiên, trang web của hệ thống này chỉ có 5 cửa đăng nhập như bác sĩ, bệnh viện v.v.. Chỉ có nội bộ cung cấp tài khoản thì mới đăng nhập vào được, còn người thông thường không cách nào đăng ký tài khoản để kiểm tra các thông tin liên quan.
Trong khi trang mạng sử dụng nội tạng của Mỹ unos (United Network for Organ Sharing) lại công bố rất rõ và chi tiết như cấp bệnh viện nổi tiếng, cấp bệnh viện các bang, đến cấp bệnh viện quốc gia, mỗi năm bệnh viện nào đã tiến hành bao nhiêu ca phẫu thuật cấy ghép, cấy ghép gì, người hiến tặng như thế nào, người hiến tử vong vì mắc bệnh gì.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Quan tâm đến Cấy ghép Nội tạng Quốc tế của Đài Loan, bác sĩ Hoàng Sỹ Duy trả lời phỏng vấn của truyền thông hải ngoại nói: “Vấn đề của Trung Quốc chính là ở đây, tại sao họ lại không muốn công bố một tỉnh rốt cuộc là có bao nhiêu người hiến tặng nội tạng, rốt cuộc là có bao nhiêu ca phẫu thuật cấy ghép tạng, bởi vì họ biết, từ dữ liệu của bệnh viện, đến dữ liệu của tỉnh, dữ liệu của quốc gia chắc chắn đều không khớp nhau, nói đơn giản rằng tất cả dữ liệu đều là giả.”
Trí Đạt
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…