Một nguồn tin thân cận với cảnh sát Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiết lộ với Epoch Times hôm 9/11 rằng ông Bành Lập Phát (Peng Lifa)- người đơn độc treo biểu ngữ phản đối ông Tập Cận Bình ở cầu Tứ Thông tại Bắc Kinh trước thềm Đại hội 20 ĐCSTQ vào tháng 10 năm ngoái – bị giam giữ đã hơn 1 năm tại Chi nhánh Hải Định của Sở Công an Bắc Kinh, dự kiến sẽ sớm công bố cách xử lý và tuyên án.
Nguồn tin không nêu rõ địa điểm giam giữ cụ thể hay liệu ông Bành Lập Phát có bị quản thúc ở ngoài cơ quan công an hay không.
Theo nguồn tin, ban đầu ông Bành Lập Phát chọn treo khẩu hiệu ở cầu Lượng Mã (Liangma) ở Bắc Kinh, sau đó cho rằng ở đó chủ yếu là người làm văn phòng và doanh nhân nên ông thay đổi ý định hành động ở cầu Tứ Thông – nơi gần trường đại học, tụ tập nhiều trí thức như sinh viên và giáo sư chuyên môn. Ông Bành cho rằng hành động ở nơi như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn.
Văn phòng Công an Hải Định liên tục nói “không nghe rõ” khi được phóng viên Epoch Times gọi điện, và bảo phóng viên hỏi bộ phận tuyên truyền đối ngoại của Chi nhánh Hải Định (SĐT: 82519126). Tuy nhiên, đơn vị này trả lời phóng viên rằng: “Không rõ tình hình cụ thể, để hỏi lại lãnh đạo”.
Epoch Times không thể xác minh thêm địa điểm giam giữ ông Bành Lập Phát.
Luật sư nhân quyền Ngô Thiệu Bình (Wu Shaoping) tại Mỹ nói với phóng viên Epoch Times hôm 10/11 rằng có khả năng ông Bành Lập Phát bị giam giữ tại Chi nhánh Hải Định, hoặc không nhất thiết phải ở Sở Công an, mà có thể bị quản thúc ngay tại khu dân cư. Bởi vì cơ quan công an của ĐCSTQ không làm theo thủ tục và xử lý các vụ việc theo quy trình pháp luật, rất khó để truy trách nhiệm: “Loại bằng chứng mà họ thu được thông qua kiểu làm án trái luật có thông qua tòa án cũng không thể truy cứu. Quyền lực của công an quá lớn, có thể tùy tiện vi phạm luật mà không chịu trách nhiệm, hành vi vi phạm pháp luật đó cũng không thể được cải chính. Hoàn toàn có khả năng ông ấy đang bị giam giữ ở Công an Hải Định, không bị đưa đến trại tạm giam”.
Luật sư Ngô Thiệu Bình nói rằng ông Bành Lập Phát đã giăng biểu ngữ chống ĐCSTQ trên cầu Tứ Thông trước thềm Đại hội 20, điều này khiến ông nổi tiếng khắp thế giới, đối với ĐCSTQ đó là trường hợp nghiêm trọng, nên cái tên Bành Lập Phát cũng trở nên nhạy cảm – sẽ thuộc trường hợp biệt giam.
Luật sư người Mỹ gốc Hoa này cũng chỉ ra, khi làm như vậy chính quyền rõ ràng đã vi phạm luật tố tụng hình sự của chính họ. Theo luật của họ, nếu một người đang bị giam giữ hình sự thì trong vòng 24 giờ phải chuyển đến trại tạm giam; nếu bị quản thúc tại nơi cư trú ở một địa điểm được chỉ định, thì chỉ có thể bị giam giữ tối đa 6 tháng. Nhưng kể từ khi xảy ra vụ việc vào tháng 10/2022 đến nay đã hơn một năm, dù thế nào đi nữa thì theo luật pháp của ĐCSTQ nghĩa là ông Bành Lập Phát đã ở trong trại giam, nếu ông vẫn đang ở một địa điểm nhất định của cơ quan công an thì đây là hành vi vi phạm luật tố tụng hình sự của ĐCSTQ.
Hôm 13/10/2022, ông Bành Lập Phát (còn gọi là Bành Tải Châu, người đến từ tỉnh Hắc Long Giang – Trung Quốc) đã treo 2 biểu ngữ trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh với nội dung: “Không cần axit nucleic mà cần thực phẩm, không cần phong tỏa mà cần tự do, không cần dối trá mà cần nhân phẩm, không cần Cách mạng Văn hóa mà cần cải cách, không cần lãnh đạo mà cần bầu cử, không cần làm nô lệ mà cần làm công dân”; “Đình công để loại bỏ kẻ độc tài bán nước Tập Cận Bình”.
Bên cạnh khẩu hiệu còn có loa phóng thanh và đốt khói bốc lên gây chú ý.
Sau đó ông Bành Lập Phát đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.
Sự kiện xảy ra ngay trước Đại hội 20 khi ĐCSTQ chuẩn bị thay khóa nhân sự hàng đầu. Những video và hình ảnh liên quan đến sự cố cầu Tứ Thông lan truyền khắp trong và ngoài nước khiến thế giới chấn động. Sau đó những khẩu hiệu của ông Bành Lập Phát đã được sử dụng rộng rãi trong “Phong trào Giấy trắng” và lan tỏa khắp Trung Quốc.
Vào ngày 13/10 năm nay, nhân kỷ niệm một năm sự kiện cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh, Đài VOA Mỹ đưa tin ông Bành Lập Phát vẫn còn sống, nhưng hiện tại không thể xác định nơi giam giữ. Vợ và con gái của ông đang bị giám sát chặt chẽ ở Bắc Kinh, cơ quan chức năng chưa công bố bất kỳ thủ tục tố tụng tư pháp liên quan nào.
Chủ tịch Mike Gallagher của Ủy ban Đặc biệt về Trung Quốc của Hạ viện Mỹ hôm 13/10 tuyên bố rằng: “Để kỷ niệm một năm hoạt động kháng nghị mang tính lịch sử của ông Bành Lập Phát chống lại cai trị độc tài của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ, ông Bành Lập Phát sẽ được đề cử giải Nobel Hòa bình”.
Nguồn tin nói với phóng viên Epoch Times rằng cơ quan công an của ĐCSTQ hiện cũng lo ngại quốc tế chú ý đến vụ việc ông Bành Lập Phát: “Nếu ông Bành Lập Pháp đoạt giải Nobel Hòa bình, họ sẽ rối hơn, lo sợ hơn. Vì những người tham gia bức hại ông Bành Lập Pháp sau này có thể bị xử lý”.
Nguồn tin chỉ ra, hành động của ông Bành Lập Phát có tác động sâu sắc đến xã hội Trung Quốc: “Vấn đề ông Bành Lập Phát mang dấu ấn lịch sử. Ông ấy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những phong trào dân chủ tiếp theo, cuộc đấu tranh dân sự hiện tại và những gì có thể xảy ra trong tương lai, bởi vì trong thực tế có quá nhiều người biết đến ông ấy, qua đó kéo theo nhiều người bất mãn thậm chí tức giận với tình hình xã hội, ông ấy có thể phải trả giá đắt cho vấn đề này, lịch sử sau này sẽ ghi nhận thành tích của ông ấy”.
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.