Truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở nước ngoài mấy ngày qua đã gây ra một trò cười trên quốc tế. Tờ Thời báo Châu Âu với cờ hiệu truyền thông nước ngoài đã đăng trên trang nhất bài viết nói 30 triệu người dân Hồng Kông ủng hộ Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông.
Bài trên trang nhất của Nhật báo Châu Âu phiên bản Trung và Đông Âu kỳ thứ 23 năm 2020, lấy tiêu đề “Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông giành được sự ủng hộ của 30 triệu người dân”.
Như đã biết, dân số Hồng Kông chỉ hơn 7 triệu người, dù tất cả người ở Hồng Kông “bị ủng hộ, bị đại diện”, cũng chỉ có hơn 7 triệu người. Sai sót cơ bản này của Nhật báo Châu Âu đã gây ra không ít nghi ngờ, tờ Apple Daily tại Hồng Kông châm biếm: “Dôi ra 23 triệu người, lẽ nào là ‘âm binh’, ‘ma quỷ’?!”
Thực tế, mặc dù trụ sở chính của Nhật báo Châu Âu đặt tại Paris, Pháp, nhưng thực chất lại có mối liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, là cơ quan ngôn luận và là báo của ĐCSTQ tại Châu Âu. Truyền thông của ĐCSTQ như tờ Tin tức tham khảo (Reference News) và Thời báo Hoàn Cầu, v.v, thường đăng tải lại thông tin từ tờ Nhật báo Châu Âu tại Pháp.
Trên trang web chính thức của Nhật báo Châu Âu có giới thiệu 12 trang web, những trang web này không chỉ bao gồm trang web của Đại sứ quán Trung Quốc, còn có truyền thông nhà nước Trung Quốc hoặc cái gọi là truyền thông tiếng Trung ngoài Trung Quốc bị ĐCSTQ kiểm soát, ví dụ như Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, Tin tức Trung Quốc, Kiều báo, v.v.
Ở dưới cuối của trang “Thời báo Châu Âu” mục “Liên hệ với chúng tôi”, địa chỉ của văn phòng đại diện tại Bắc Kinh được ghi là: 21F, Khu B, Trung tâm thương mại số 1 Trung Quốc, phía đông đường Tiểu Trang, quận Triều Dương, Bắc Kinh.
Theo thông tin từ nền tảng dịch vụ quản lý an ninh Internet của Trung Quốc, “Thời báo Châu Âu” được quản lý bởi Công ty TNHH Truyền thông Văn hóa Trung Tân Đường Phong Bắc Kinh, tọa lạc tại số 12, phố Nam Nhai, quận Tây Thành, Bắc Kinh. Công ty này còn quản lý các phương tiện truyền thông giả mạo nước ngoài như Ouhua.info và Oushinet.com
Ngoài ra, các chủ tịch trước đây của “Thời báo Châu Âu” cũng có mối quan hệ rất sâu sắc với chính quyền ĐCSTQ. Chủ tịch hiện tại của “Thời báo Châu Âu” là ông Trương Hiểu Bối, cha của ông này là Trương Hương Sơn từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Liên lạc đối ngoại và Thứ trưởng Bộ tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ.
Cựu chủ tịch trước đó, Dương Vịnh Kết cũng là chủ tịch đầu tiên của “Thời báo Châu Âu”, đã sang Pháp du học năm 1980. Sau khi “Thời báo Châu Âu” được đăng ký tại Pháp vào năm 1983, Dương Vịnh Kết đã trở thành chủ tịch đầu tiên của Thời báo Châu Âu cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2010.
Cha của Dương Vịnh Kết, ông Dương Vĩnh Trực từng là chủ tịch và tổng biên tập của tờ “Nhật báo Giải phóng” Thượng Hải và là Trưởng Ban Tuyên giáo đảng ủy thành phố Thượng Hải.
Được biết, trong giai đoạn năm 1989, “Thời báo Châu Âu” đã xuất bản một bài báo nhân danh một tờ báo của Pháp với tiêu đề “Kiên quyết ủng hộ Chính phủ Trung Quốc dập tắt cuộc bạo loạn”. Bài báo sau đó được tờ “Nhân dân Nhật báo” đăng tải lại, điều này đã đánh lừa một số lượng lớn người dân Trung Quốc, cho rằng các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn là không tốt, thậm chí ngay cả báo chí Pháp cũng chỉ trích họ vì đã gây náo loạn.
Trí Đạt
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…