Đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kết thúc, phe cánh của ông Giang Trạch Dân (phái Giang) bị hạ bệ triệt để, ông Tập Cận Bình xác lập quyền uy tuyệt đối. Cùng lúc, nước Mỹ ở bên kia bán cầu cũng không rời mắt khỏi Đại hội 19. Vấn đề Triều Tiên sẽ như thế nào trong bàn cờ Trung – Mỹ sau khi ông Tập Cận Bình tập quyền là điều được giới quan sát chú ý.
Thời ông Giang Trạch Dân cầm quyền đã xây dựng mối quan hệ rất thân mật với Triều Tiên. Sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền, quan hệ Trung –Triều lạnh nhạt. Trong suốt nhiệm kỳ cầm quyền 5 năm ông Tập Cận Bình chưa từng gặp ông Kim Jong-un. Ông La Vũ (con cố Đại tướng ĐCSTQ La Thụy Khanh) chia sẻ với tờ Epoch Times: “Ông Tập Cận Bình lên cầm quyền đã quăng tên mập (Kim Jong-un) sang một bên.”
Còn ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà Xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc cũng từng chia sẻ với Epoch Times rằng, trước Đại hội 19 chính sách của ông Tập Cận Bình đối với Triều Tiên gặp nhiều trở ngại.
Ông Tân Tử Lăng nói, ông Tập Cận Bình đã thay đổi chính sách ủng hộ phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đối với Triều Tiên trước đây. Đa số thành tựu phát triển vũ khí hạt nhân của Kim Jong-un là nhờ được hỗ trợ từ thời ông Giang Trạch Dân… Phái Giang muốn lợi dụng Kim Jong-un làm lá bài của cuộc đấu chính trị nội bộ, hệ quả tạo ra tình hình vô cùng phức tạp hiện nay.
“Lưu Vân Sơn, Chu Vĩnh Khang đều từng thăm Triều Tiên, trong số Ủy viên Thường vụ Đại hội 18 còn có hai người (chỉ Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ) từng tốt nghiệp Đại học Kim Nhật Thành, vì thế mà khi thảo luận về chính sách Triều Tiên tình hình rất phiền phức, những người này cứ như đại diện của Triều Tiên.”
Ông Tân Tử Lăng còn tiết lộ, trước Đại hội 19, chính sách của Trung Nam Hải với Triều Tiên chia làm hai phe: phản đối và ủng hộ.
Vào tháng 9/2001 ông Giang Trạch Dân đến thăm Triều Tiên đã hạ bút 16 “chữ vàng” đối với Triều Tiên: “Kế thừa truyền thống, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, tăng cường hợp tác”. Nhưng ông Tập Cận Bình đã không quan tâm đến phương châm này. Mấy lần ông Kim Jong-un có nhã ý muốn thăm Trung Quốc nhưng đều bị ông Tập Cận Bình từ chối.
Ông Tân Tử Lăng chỉ ra, chính sách của ông Tập Cận Bình với Triều Tiên vốn rất rõ ràng, nhưng tháng 10/2015 khi quan to phái Giang là ông Lưu Vân Sơn đi thăm Triều Tiên trong vai trò là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đã nối lại phương châm “16 chữ vàng” với Triều Tiên, “tỏ ra công khai làm trái lại quan điểm Tổng Bí thư…”
Trong danh sách Ủy viên Thường vụ mới, những nhân vật phái Giang cũ (Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ) đều không còn, giờ có ông Hàn Chính thuộc phái Giang, nhưng không chiếm vị trí quan trọng, cô độc không có vai trò gì.
Ông Lý Thiên Tiếu, Tiến sĩ Chính trị học Đại học Colombia cho rằng, Đại hội 19 lần này ông Tập Cận Bình đã nắm vững mọi quyền hành, đạt đến độ “nhất ngôn cửu đỉnh”, trong số 7 Ủy viên Thường vụ phái Giang bị hạ đến mức chỉ còn một người. “Vì thế hiện nay trong vấn đề Triều Tiên, ông Tập Cận Bình có mức độ tự do trong quyết định rất lớn. Dường như bất cứ quyết sách nào về Triều Tiên hiện nay đối với ông Tập cũng không quá khó khăn.”
Ông Lý Thiên Tiếu còn chỉ ra, một khi ông Tập Cận Bình không còn gặp cản trở, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Trung Quốc, trong thảo luận về vấn đề Triều Tiên hai bên sẽ dễ dàng đạt được nhận thức chung.
Theo đánh giá của ông Lý Thiên Tiếu, những chính sách cụ thể sẽ liên quan đến vấn đề dầu lửa và tài chính, ngăn chặn dự trữ ngoại hối của Triều Tiên ở Trung Quốc và hoạt động thương mại với Triều Tiên.
Cả ông Lý Thiên Tiếu và ông Tân Tử Lăng đều cho rằng, trong vấn đề Triều Tiên, khả năng hợp tác giữa Trump – Tập sẽ “có bước phát triển mới”.
Còn cách nhìn của ông La Vũ lại giữ quan điểm cũ. Ông La Vũ cho rằng, có thể ông Tập Cận Bình sẽ hạ bệ ông Kim Jong-un, vì đến 90% nguồn lương thực Triều Tiên nhờ Trung Quốc cung cấp, hà cớ gì mà ông ta không làm, “vì Tập Cận Bình hạ Kim mập thì vấn đề Triều Tiên sẽ được giải quyết, Mỹ cũng không còn cớ gì làm khó Trung Quốc…”
Ông La Vũ cho rằng, phương pháp duy nhất giải quyết là chiến tranh. Mỹ có năng lực tiêu diệt Kim Jong-un, những nước dễ bị nguy hiểm nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, còn Mỹ thì Kim Jong-un không làm gì được. “Đánh hay không chủ yếu là ở Mỹ, nhưng Mỹ lại cân nhắc đến Hàn Quốc và Nhật Bản, còn Trung Quốc cũng sẽ ngăn cản, nhưng Mỹ sẽ không quá để ý Trung Quốc nghĩ gì.”
Tại sao? Ông La Vũ giải thích, vì chính Trung Quốc gây ra vấn đề Triều Tiên. “Vì Mỹ biết vấn đề này do anh gây ra, kỹ thuật hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên tốt như ngày nay đều là nhờ Trung Quốc, vì thế Mỹ sẽ không để ý vấn đề tổn hại lợi ích của Trung Quốc.”
Truyền thông Trung ương Trung Quốc đưa tin, sau Đại hội 19, ngày 25/10 ông Tập Cận Bình đã điện thoại liên lạc với ông Donald Trump. Ông Trump đã chúc mừng ông Tập tái nhiệm Tổng Bí thư. Ông Trump còn cho biết rất quan tâm đến chính sách của ông Tập Cận Bình đưa ra tại Đại hội 19.
Sau khi ông Trump chúc mừng ông Tập Cận Bình cũng đã thảo luận thêm về vấn đề thương mại với Triều Tiên.
Trong thời gian ĐCSTQ tổ chức Đại hội 19, Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương Mỹ Mike Pompeo cũng có phát biểu tại một diễn đàn ở Washington rằng, Mỹ đặc biệt quan tâm Đại hội 19 của Trung Quốc. Mike Pompeo nói, sau khi ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực lớn hơn sẽ có năng lực làm được nhiều việc hay ho hơn cho thế giới.
Kể từ sau lần đầu gặp mặt giữa Trump và Tập hồi tháng Tư năm nay, ông Trump đã nhiều lần cho biết có quan hệ rất tốt với ông Tập, cảm thấy thích ông Tập. Ông La Vũ nói: “Điều này rất có ý nghĩa, ông Tập Cận Bình là người đứng đầu ĐCSTQ, ông Trump nói không thích ĐCSTQ nhưng lại nói thích người đứng đầu của nó, điều này chứng minh việc ông Tập làm không giống như con đường của ĐCSTQ vẫn làm xưa nay…”
Ông La Vũ giải thích, tại sao Trump chửi ĐCSTQ nhưng lại thích Tập Cận Bình, nếu ở vấn đề này có thể tìm thấy được lý do ý thức hệ, có thể tìm thấy được lý do về mặt đạo đức, vậy thì Trung Quốc còn có hy vọng. “Nếu ông Tập Cận Bình tìm được điểm chung với Trump về mặt giá trị phổ quát, vậy thì Trung Quốc có hy vọng, đây chính là điểm cần chú ý sau Đại hội 19.”
Tuyết Mai
Xem thêm:
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…