Phiên họp Toàn thể Trung ương Trung Quốc lần 3 khóa 19 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 02/2018, tập trung thảo luận về việc tiến cử nhân sự tại “lưỡng hội” toàn quốc. Nhiều dấu hiệu cho thấy việc phân bố nhân sự và cạnh tranh quyền lực đã bắt đầu.
Tờ Singtao (Hồng Kông) đưa tin ngày 05/2, nội bộ Trung Nam Hải đang quyết đấu trong chọn lựa lãnh đạo bộ máy quốc gia khóa mới, trong đó gồm: Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ (Ủy viên Chính phủ); Ủy viên trưởng và Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc; Chủ tịch và và Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc.
Theo thông tin, ngày 16/2/2018, tức ngày đầu tiên của tháng Giêng, sẽ khai mạc Phiên họp Toàn thể Trung ương Trung Quốc lần thứ 3 khóa 19. Theo thông lệ, Phiên họp Toàn thể Trung ương lần thứ 2 đã thảo luận về vấn đề nhân sự này, nhưng phiên họp vừa qua đã phải thảo luận về vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Vì vậy vấn đề nhân sự phải dời sang phiên họp lần thứ 3 này.
>> Ông Tập Cận Bình sửa Hiến pháp nhằm mở đường kéo dài quyền lực?
Một số nguồn tin cho rằng ông Vương Kỳ Sơn sẽ nhậm chức Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục là ông Lý Khắc Cường, ông Lật Chiến Thư sẽ nhậm chức Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc, ông Uông Dương sẽ trở thành Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc.
Bốn Phó Thủ tướng mới sẽ là: Hàn Chính, Tôn Xuân Lan, Hồ Xuân Hoa và Lưu Hạc.
Bốn Ủy viên Chính phủ là: Ngụy Phụng (kiêm Bộ trưởng Quốc phòng), Triệu Khắc Chí (kiêm Bộ trưởng Công an), Tiêu Tiệp (kiêm Thư ký trưởng Chính phủ) và Vương Nghị.
Các vị trí quan trọng khác như Viện trưởng Pháp viện tối cao Chu Cường, Kiểm sát trưởng Viện kiểm sát tối cao Tào Kiến Minh, và Trương Xuân Hiền thuộc Ban Chấp hành Bộ Chính trị sẽ chuyển sang chức vụ mới là Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc.
Còn các Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc gồm có: cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam Tạ Phục Chiêm, cựu Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Lưu Kỳ Bảo, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đương nhiệm là Hà Lập Phong.
Phiên họp Toàn thể Trung ương Trung Quốc lần thứ 3 tổ chức trong tháng này để hoàn thành việc sắp xếp nhân sự như kể trên, nhằm chuẩn bị chu toàn cho “lưỡng hội” toàn quốc khai mạc ngày 03/3.
Trước đó, tờ Mingpao của Hồng Kông có phân tích cho rằng, thời gian tổ chức Phiên họp Toàn thể Trung ương lần thứ 3 khóa 19 này quá khác biệt với Phiên họp Toàn thể Trung ương lần thứ 3 các khóa trước, thường diễn ra trong thời điểm tháng 10 – 12, ví dụ Phiên họp Toàn thể Trung ương 3 khóa 18 tổ chức vào tháng 11, còn khóa 17 tổ chức vào tháng 10.
Sau Đại hội 19, ông Vương Kỳ Sơn, quan chức chống tham nhũng cấp cao nhất phụ trách Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đã rời khỏi Ban Thường vụ Bộ Chính trị, giới quan sát có nhận định rằng điều này liên quan đến cuộc đấu đá khốc liệt trong nội bộ Đảng. Tuy nhiên, gần đây ông Vương Kỳ Sơn lại trở thành Đại biểu Nhân đại toàn quốc khóa 13, trở thành hiện tượng đáng chú ý.
Hãng tin BBC (bản tiếng Trung) chia sẻ quan điểm một số nhà bình luận cho rằng, việc Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị giải nhiệm lại được bầu vào Đại biểu Nhân đại toàn quốc là hiếm thấy, có nghĩa là ông Vương Kỳ Sơn không rời khỏi ban lãnh đạo tối cao.
>> Vương Kỳ Sơn trở lại, Ban Thường vụ BCT TQ sẽ chỉ còn là “tổ chức cố vấn”?
Được biết, vì ông Vương Kỳ Sơn có khả năng xử lý công việc thần tốc nên có mệnh danh là “đội trưởng cứu hỏa”.
Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) chỉ ra, lý lịch của ông Vương cho thấy nhiều trải nghiệm qua lĩnh vực kinh tế – tài chính. Ông từng giải quyết hiệu quả vấn đề phá sản doanh nghiệp nhà nước do khủng hoảng tài chính châu Á thời điểm còn là Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Phó Tỉnh trưởng Quảng Đông. Thời gian làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, ông đã xử lý hiệu quả tình trạng vỡ bong bóng bất động sản. Trong nhiệm kỳ làm Phó Thủ tướng Vương cũng chịu trách nhiệm về công tác tài chính, thương mại, trong thời gian đó ông đã đưa ra một loạt các biện pháp điều tiết vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Dù giải nhiệm tại Đại hội 19 vào tháng 11 năm ngoái, nhưng sau đó ông vẫn xuất hiện cùng với ông Tập Cận Bình trong buổi đón tiếp Tổng thống Mỹ Trump, khi đó nhiều phân tích cho rằng ông Vương có thể quay trở lại chính trường, trở thành đồng minh mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình.
Ngay từ cuối tháng Mười Hai năm ngoái, SCMP (Hồng Kông) đã có nhận định rằng, ông Vương Kỳ Sơn sẽ được bổ nhiệm vào chức Phó Chủ tịch nước tại Hội nghị Nhân đại toàn quốc vào tháng Ba năm nay, chủ yếu để hỗ trợ ông Tập Cận Bình việc ngoại giao. Ngoài ra, ông cũng có thể được phép tham dự các cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, tất cả các tin tức về ông Vương Kỳ Sơn dù sao cũng chỉ là dự đoán, kết quả cuối cùng chỉ có thể biết vào tháng 3 sau khai màn “lưỡng hội”.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Lượng mưa tại đỉnh Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) trong vòng 48 giờ qua…
Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…
CEO của TikTok gần đây đã liên hệ với chủ sở hữu của nền tảng…
Ngay cả những người được coi là anh hùng trong mắt thiên hạ, có thành…
Nguyễn Hữu Đạo là bậc danh y kỳ tài. Ông để lại 2 bộ sách…
Mới đây, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương số 3 Thiên Tân đã…