Tại khu vực suối nước nóng tỉnh Ishikawa, trung tâm vùng Hokuriku của Nhật Bản tọa lạc một nhà trọ cổ xưa: Nhà trọ Hoshi hay còn gọi là Nhà trọ Pháp sư. Nói cổ xưa là vì nhà trọ này được xây dựng vào năm 718 sau công nguyên, tới nay đã trường tồn suốt hơn 1300 năm lịch sử. Vào năm 1996, nhà trọ Hoshi đạt kỷ lục Guinness thế giới là nhà nghỉ cổ xưa nhất thế giới. Mãi tới năm 2011, danh hiệu này mới được trao cho một nhà trọ khác ở Nhật Bản là Nisiyama Onsen Keiunkan, được xây dựng vào năm 705 sau công nguyên tại Yamanashi, Nhật Bản.
Vậy bí quyết trường tồn của nhà trọ Hoshi có gì đặc biệt?
Từ cái tên cũng không khó đoán ra rằng ông tổ sáng lập nên nhà trọ này là một người tu hành. Sự thực cũng đúng như vậy. Vào thời đại Nara tại Nhật, có một vị cao tăng là đại sư Taicho (682-767) được mọi người vô cùng kính ngưỡng và có tầm ảnh hưởng rất lớn. Thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông chính là đã tu sửa và xây dựng hơn 120 ngôi chùa.
Một hôm, đại sư Taicho leo lên đỉnh núi Linh Phong Bạch Sơn, xem liệu có thể xây chùa được không. Sau khi lên được đỉnh núi Pháp sư phát hiện thấy ngọn núi này quá hẻo lánh, dẫu xây chùa thì e rằng cũng không có mấy người tới dâng hương bái Phật.
Trên đường trở về, đại sư Taicho vô tình phát hiện ra suối nước nóng Awazumachi nơi rừng sâu, ông bèn xuống suối tắm và đột nhiên cảm thấy mọi mệt mỏi đều tan biến. Ông lập tức nghĩ rằng có thể dùng khả năng chữa bệnh của suối nước nóng tạo phúc cho nhiều người hơn. Vậy nên ông đã quyết định sẽ xây một nhà trọ bên cạnh dòng suối, đây chính là nhà trọ Hoshi.
Theo một bài viết trên trang web Easy Woyage của Anh, nói rằng đại sư Taicho đắc được Thần dụ mới xây dựng nhà trọ này. Giống như nhà sư Nhạc Tôn năm xưa khai quật động Đôn Hoàng cũng đến từ khải thị của Thần vậy.
Một buổi tối đại sư Taicho nằm mơ thấy một vị Thần nhân tới nói với ông rằng: “Cách chân núi Bạch Sơn này 5, 6 dặm, có một thôn gọi là thôn Awazumachi. Nhờ Phật Dược Sư từ bi nên trong thôn có một suối nước nóng linh thiêng. Phiền ông tới đó một chuyến, cùng dân làng khai phá suối nước nóng không ai biết này và vĩnh viễn bảo vệ một vạn người dân trong thôn ấy.”
Sau khi tỉnh giấc mơ, đại sư Taicho bèn dẫn theo dân làng tới khai phá con suối thiêng. Ông để các đệ tử của mình và một vị pháp sư, người đã giúp ông leo lên ngọn núi Bạch Sơn, cùng xây dựng một nhà nghỉ và quản lý nó.
Sau này vị pháp sư lại truyền cho con trai nuôi quản lý nhà trọ, các đời con trai trưởng lần lượt kế thừa. Nếu không có con trai thì chỉ con rể trong gia tộc của Pháp sư mới được làm người thừa kế.
Sau khi nhà trọ xây xong thì dòng suối trị liệu kỳ diệu “Tắm một lần dung mạo đoan chính, tắm hai lần vạn bệnh tiêu trừ” này đã thu hút không ít người tìm tới. Các pháp sư kế thừa tinh thần hoằng dương Phật Pháp từ đời này qua đời khác.
Bước vào nhà trọ Hoshi, ngay lối vào du khách sẽ thấy một tấm hoành phi “Pháp trường thọ”, trên nóc là dầm gỗ màu nâu sẫm ngang dọc giao nhau. Đó chính là “Huyền Quan Đống” công trình kiến trúc cấp quốc gia được xây dựng vào năm 1883. Phòng trà của nó rất ấm áp, tao nhã, khuôn viên trang nhã, điểm xuyết bởi những cây tùng, cầu đá và đầm ao. Tại đó còn có hàng nghìn cây tùng do chính tay những người trong hoàng tộc trồng.
Trong nhà trọ có bốn tòa kiến trúc, lần lượt được đặt tên là Xuân Hạ Thu Đông, tổng cộng có 100 gian phòng khách, hai phòng trong và hai phòng ngoài dành cho những người cùng giới tắm suối và thưởng thức trà đạo.
Tường của nhà trọ Hoshi sơn màu son và màu lục nhạt. Nghe nói vào thời phong kiến, hai màu này chỉ giới quý tộc mới được dùng. Bởi lẽ nhà trọ Hoshi từng được giới hoàng tộc để mắt và thường xuyên ghé thăm, nên mới được đặc cách sử dụng màu này.
Nhà trọ Hoshi tới nay đã tồn tại 1301 năm và trải qua 46 đời thừa kế. Nhà trọ này sở dĩ có thể trường tồn như vậy, ngoài việc ở nơi núi sâu hẻo lánh, có thể tránh được chiến tranh, thiên tai, ôn dịch ra, bí mật quan trọng nhất là quy định của nhà trọ: “Tích đức không tích tiền.”
Mọi người trong gia tộc của pháp sư đều không được sống một cách tùy tiện, mà phải dành trọn toàn bộ thời gian đời mình cống hiến cho du khách. Nhân viên nhà trọ thường dọn dẹp khuôn viên vô cùng sạch sẽ, chăm sóc suối nước nóng và nấu ăn thật ngon.
Hậu duệ của pháp sư thường nói với nhân viên của mình rằng: “Cách hành sự và tâm thái đều phải mô phỏng theo tự nhiên”, “Vĩnh viễn giúp đỡ người khác”, hơn nữa còn phải “Uống nước nhớ nguồn, bảo vệ môi trường suối nước nóng”. Ví như những khách sạn nước nóng khác chỉ mong muốn mau chóng kiếm lợi, nên khi phát hiện suối nước nóng hơi khô cạn bèn dùng bơm hút nước ngầm của suối nước nóng sâu khoảng 100m, nhưng nhà trọ pháp sư chỉ hút 10m mà thôi.
Từ năm 2013 mỗi ngày từ 6h45 phút sáng, chủ nhà trọ còn tổ chức thuyết giảng sớm khoảng một giờ đồng hồ cho khách trọ. Ông kể về văn hóa, lịch sử và Phật giáo tại địa phương, giúp du khách trong khi trải nghiệm được vẻ đẹp của tự nhiên, cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp nhân văn, truyền thống.
Truyền thống kính Trời yêu người của gia đình pháp sư là biểu hiện cụ thể của quy tắc “Tích đức không tích tiền”, như vậy vừa bảo vệ suối nước nóng, vừa bảo vệ lịch sử và giữ được trái tim của du khách.
Trong những lời gia huấn, nhà Nho lỗi lạc thời Thanh, Tăng Quốc Phiên, từng dặn dò con cháu rằng: “Đạo đức truyền gia, sẽ hưng vượng mười đời trở lên, đọc sách truyền gia xếp phía sau, thi thư truyền gia xếp sau nữa, còn phú quý truyền gia chỉ được không quá ba đời”. Nhà trọ Hoshi được kế thừa suốt ngàn năm lịch sử có thể đứng vững được chẳng phải cũng nhờ “Đạo đức truyền gia” hay sao?
Theo Epoch Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên dịch
Xem thêm:
Mời xem video:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…