Cần kiệm từ xa xưa đã là mỹ đức truyền thống của con người. Sách cổ viết rằng: “Duy nhật tư tư, vô cảm dật dự”, nghĩa là ngày ngày đều làm việc không mệt mỏi, đâu dám an nhàn, rong chơi. “Tả Truyện” lại có câu: “Dân sinh tại cần, cần tắc bất quỹ”, con người sống nhờ cần cù, cần cù ắt sẽ không đói kém. “Chu Dịch” lại giảng: “Kiệm đức tỵ nạn”, đức tính cần kiệm có thể tránh hoạn nạn. Có thể thấy cổ nhân coi cần kiệm là mỹ đức, cũng là việc đại sự, là một hình thức bảo hiểm trước gian nan, tuyệt đối không thể khinh thường.
Cần kiệm giúp ích cho việc phòng ngừa những điều bất trắc trong tương lai. Dẫu trong cuộc sống vật chất đầy đủ ngày nay, thì việc tiết kiệm, tránh hoang phí vẫn là đức tính cần tu dưỡng, là một tinh thần đáng được tôn sùng.
Trong cuốn “Thượng Thư. Đại Vũ Mô” có chép rằng: “Khắc cần ư bang, khắc kiệm ư gia”, việc nước phải siêng năng, việc nhà phải tiết kiệm. Những bậc thánh hiền thời cổ đại luôn là như vậy. Vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ đều tận tâm tận lực vì đại sự trong thiên hạ, dù có cả thiên hạ trong tay nhưng lại sống vô cùng giản dị, tiết kiệm, mặc áo vải thô, ăn gạo thô, luôn cần mẫn vì việc lớn, thậm chí nhiều năm trời “đi qua nhà mà không dám vào” (Sử ký. Vũ Đế bản kỷ).
Trong bức thư giáo dục con trai, Gia Cát Lượng dạy rằng: “Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức. Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi.”
Con người muốn sống sung túc cũng không có gì đáng trách, nhưng quá mức xa hoa, lãng phí thì chẳng nên. Hơn nữa dục vọng truy cầu vật chất sẽ như chiếc thùng không đáy, không có điểm dừng. Từ cần kiệm sang xa hoa thì dễ, từ xa hoa sang cần kiệm lại khó. Trụ Vương của nhà Thương bắt đầu sự sa đọa của mình chỉ bởi vì thích dùng một đôi đũa bằng ngà voi. Bởi vì:
“Đũa ngà voi chắc chắn không thể phối với đồ gốm, mà phải phối với bát làm bằng sừng tê giác, chén mài từ ngọc trắng. Có chén ngọc rồi, bên trong chắc chắn không thể đựng canh rau dại và cơm nấu bằng gạo thô, mà phải là đựng sơn hào hải vị mới tương xứng.
Ăn sơn hào hải vị rồi thì sẽ không muốn mặc áo quần thô, cũng không muốn ở nhà tranh đơn sơ, mà phải mặc quần áo gấm vóc, ngồi xe sang trọng, ở nhà cao phòng rộng. Nếu cứ như vậy thì phẩm vật của thương nhân trong nước chúng ta sẽ không thể thỏa mãn dục vọng của vua, mà còn phải đi thu gom mọi vật trân quý của các nước phương xa. Từ đôi đũa ngà voi, ta thấy được kết quả của tương lai sau này. Thật không thể không lo lắng vì nhà Vua được.”
Sử ký
Tất nhiên, tuyên dương cần kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn. Nhưng trong thời đại vật chất no đủ ngày nay, việc đồ ăn và các vật dụng tiêu dùng cá nhân thừa mứa bị vứt bỏ trong gia đình, trong các nhà hàng khách sạn, đâu đâu cũng thấy.
Ca dao có câu: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương làm ra hạt thóc, hạt gạo. Ví như khi chúng ta lãng phí đồ ăn, phải chăng chính là không biết trân trọng thành quả lao động của người khác? Hãy thử nghĩ nếu thành quả lao động của chúng ta cũng bị chà đạp như vậy, liệu ta có thấy đau lòng chăng?
Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập
Xem thêm:
Mời xem video: Thiển đàm về võ thuật truyền thống và võ thuật hiện đại
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…