Văn Hóa

Chân dung “đệ nhất khoa bảng” của vùng đất Quảng Nam

Vùng đất Quảng Nam xưa kia từng là nơi cực nam của đất nước, không có điều kiện phát triển khoa bảng. Đến thời nhà Nguyễn thì Quảng Nam mới phát triển khoa bảng với 39 người đỗ đại khoa. Trong số những người đỗ đại khoa thì có một người duy nhất đỗ thủ khoa tức Đình ngyên, đó là Phạm Như Xương. Vì thế mà người nơi đây tôn kính gọi ông là “đệ nhất khoa bảng”.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Nguồn gốc dòng họ

Theo gia phả dòng họ Phạm Như ở Ngân Câu thì dòng họ này vốn là họ Hoàng ở Thanh Hóa. Khi chúa Nguyễn Hoàng khai phá đất Thuận – Quảng, họ Hoàng có người từ Thanh Hóa đến xã Ngân Câu (Quảng Nam).

Phu nhân của họ Hoàng vốn là người họ Phạm, sinh hạ được người con trai tên là Văn Duệ. Văn Duệ có tính ham cờ bạc nên bị gia đình họ Hoàng từ bỏ và đuổi đi, phải đổi sang họ Phạm của mẹ.

Văn Duệ gia nhập vào đội quân của chúa Nguyễn, được tin dùng và cử làm tham mưu cho Chánh đội trưởng.

Họ Phạm ở Ngân Câu đến đời thứ 5 thì có nhiều người tài trụ cột của Đàng Trong. Phạm Như Đăng làm đến chức Thượng thư bộ Hình. Em ruột của Đăng là Phạm Văn Triệt làm quan tới chức Tả tham tri bộ Lại. Con trai của Triệt là Phạm Duy Trinh giữ chức Tả tham tri bộ Binh.

Phạm Như Xương

Đến năm 1844, cháu nội của Phạm Như Đăng là Phạm Như Xương ra đời. Năm 12 tuổi thì cha Như Xương mất, gia cảnh cơ hàn. Phạm Như Xương phải ra bắc kiếm sống, làm gia nhân cho Tuần vũ Hưng Yên là Nguyễn Khắc Cần.

Dù làm gia nhân nhưng Phạm Như Xương rất thích học chữ, lúc rảnh rỗi thì học chữ với ông Nguyễn Văn Ái – vốn là người thi đỗ tiến sĩ nhưng không muốn làm quan.

Năm Phạm Như Xương 22 tuổi thì ông Nguyễn Khắc Cần được điều về Kinh thành Huế, Phạm Như Xương làm gia nhân nên cũng đi theo. Ở Huế Như Xương tìm học với Thị độc học sĩ Vũ Phạm Khải.

“Đệ nhất khoa bảng”

Năm 1867, Phạm Như Xương thi đỗ kỳ thi Hương tức cử nhân. Nhưng nội quy thi cử nhà Nguyễn rất khó, dù đỗ nhưng vì vi phạm trường quy nên ông bị đánh hỏng.

Không nản lòng, khoa thi tới Phạm Như Xương vẫn đỗ cử nhân và vào học trong trường Quốc Tử Giám. Được học tập trong môi trường tốt, đến khoa thi năm 1875, Phạm Như Xương đỗ cao nhất tức Đình nguyên (do không lấy Trạng nguyên). Ông cũng là người duy nhất ở Quảng Nam đỗ Đình nguyên, nên được xem là “Đệ nhất khoa bảng” của Quảng Nam.

Viết “Hịch Văn thân Quảng Nam” chống Pháp

Sau khi thi đỗ, Phạm Như Xương được cử làm Phó lãnh sự của Triều đình tại Nam kỳ, giữ việc giao thương với người Pháp.

Năm 1885, phe chủ chiến của Triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu bất ngờ đánh úp quân Pháp ở Huế. Dù bị đánh bất ngờ nhưng quân Pháp nhờ vũ khí hiện đại nên đánh lui được quân nhà Nguyễn và tiến vào Kinh thành. Vua Hàm Nghi phải chạy ra Tân sở kêu gọi “Cần vương”.

Những người yêu nước ở Quảng Nam đã thành lập “Nghĩa hội Quảng Nam”. Phạm Như Xương cũng được mời tham gia Hội. Ông đã viết “Hịch Văn thân Quảng Nam” với những áng văn bất hủ hùng hồn kêu gọi mọi tầng lớp dân chúng tham gia chống Pháp.

Nghĩa quân tấn công đánh chiếm các căn cứ quan trọng của Pháp ở Quảng Nam như thành La Qua, Đà Nẵng, An Hải, Hà Thân, Nam Chơn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất, thanh thế vang xa đến tận Quảng Ngãi, Bình Định.

Quân Pháp tấn công mạnh, nghĩa quân phải dời căn cứ đến sơn phòng Dương Yên ở Trà My. Từ căn cứ, nghĩa quân hoạt động rộng khắp khiến quân Pháp thiệt hại, một số sĩ quan bị tiêu diệt.

Đến năm 1888, quân Pháp cùng quân Triều đình Đồng Khánh phối hợp tiến đánh nghĩa quân, kết hợp với các biện pháp dụ dỗ, ly gián khiến cuộc khởi nghĩa tan rã.

Phạm Như Xương bị bắt và giải đến Huế. Ông bị Triều đình xóa tên trên bia tiến sĩ ở Văn Thánh Huế.

Trước sức ép của người Pháp, Triều đình quyết định xử trảm Phạm Như Xương. Tuy nhiên Phạm Như Xương trước từng dạy học cho vua Đồng Khánh khi còn chưa lên ngôi, đạo lý thì trò sao có thể giết hại thầy, vì thế mà vua Đồng Khánh tìm cách xử “trảm hậu giam” tức là giam trước chờ ngày xử trảm.

Đầu năm 1889, vua Đồng Khánh mất vì bệnh nặng, vua Thành Thái lên ngôi có ý ngầm chống Pháp nên tìm cách ân xá cho Phạm Như Xương. Tuy Lý Vương đang giữ chức Đệ nhất phụ chính cử ông ra Nghệ An giữ chức Tri phủ Anh Sơn.

Ra đề và chấm thi bài của Phan Bội Châu

Khoa thi năm 1900, Phạm Như Xương làm chủ khảo trường thi ở Nghệ An. Sĩ tử Phan Văn San làm bài được hạng ưu và cùng 6 sĩ tử khác bước vào vòng thi phúc hạch để phân định cao thấp.

Đến giờ thì các sĩ tử khác đã vào chỗ cả rồi, nhận đề làm bài, phải một lúc sau Phan Văn San mới đến. Phạm Như Xương làm chủ khảo đã cho Phan Văn San một đề thi riêng là: “Hoa nở bất cập xuân” (nghĩa là hoa nở không kịp mùa xuân), đề thi cũng ngầm chỉ Phan Văn Sạn đến muộn.

Phan Văn San ngồi làm bài, đến khi công bố kết quả thì ông đỗ đầu tức Giải nguyên. Bài làm của ông mở đầu là 4 câu thơ nhằm trả lời cho đề thi “Hoa nở bất cập xuân”:

Đông hoàng tằng trước nhãn
Dĩ hứa bách hoa khôi
Chỉ vị khiêm khiêm ý
Phiên giao tiệm tiệm khai

Nghĩa là :

Nhờ chúa xuân lưu ý
Cho đứng đầu trăm hoa
Chỉ vì lòng khiêm tốn
Nên chỉ nở dần dà

Sau khi đỗ Giải nguyên Phan Văn San đi khắp nơi tìm người yêu nước cùng chí hướng, lại sang Nhật để tìm hiểu nguồn gốc sức mạnh to lớn nào giúp Nhật đánh bại được một cường quốc châu Âu bấy giờ là nước Nga.

Năm 1907, vua Duy Tân lên ngôi, tên Phan Văn San giống với tên húy của Vua là Nguyễn Phúc Vĩnh San. Phan Văn San đổi tên thành Phan Bội Châu. Ông là người yêu nước nổi tiếng với phong trào Đông Du đưa người Việt sang Nhật học để canh tân đất nước.

Giữ vững khí tiết của “đệ nhất khoa bảng”

Sau thời gian ngắn giữ chức Tri phủ Anh Sơn, Phạm Như Xương cáo quan về hưu. Ông sống những năm tháng tuổi già trong cảnh nghèo khó, nhưng rất thanh thản vì đã giữ vững khí tiết của một “đệ nhất khoa bảng” của đất Quảng Nam.

Các con của ông như Phạm Như Giáp, Phạm Như Đỉnh, Phạm Như Chương… đều tham gia các phong trào yêu nước chống Pháp lúc đó.

Sau này Triều đình nhà Nguyễn theo Pháp, vì thế mà làm khó cho gia đình ông. Tri phủ Điện Bàn là Nguyễn Tiến được triều đình sai đến tịch biên gia sản của Phạm Như Xương.

Nguyễn Tiến đến nơi thì đã trưa, thấy hai vợ chồng ông đang ngồi ăn khoai trong chiếu lều xiêu vẹo. Nguyễn Tiến rất cảm kích liền lệnh cho Hương lý trong làng sửa lại căn nhà cho ông, thể hiện sự tôn kính đối với một sĩ phu yêu nước.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

1 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

5 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

6 giờ ago