Cứu khốn phò nguy, giúp đỡ người gặp khó khăn và làm từ thiện là những đức tính truyền thống tốt đẹp của con người từ xưa đến nay. Thấy việc nghĩa thì làm, đây là việc thiện và đồng thời cũng là trách nhiệm xã hội mà con người nên thực hiện. Từ xưa đến nay, quan lại biết thi hành chính sách nhân từ, yêu thương dân chúng thì luôn được người khác tôn sùng, còn kẻ coi thường dân chúng thì sẽ bị người dân phỉ nhổ, xa lánh.
Vào thời nhà Minh, khi Vương Thứ nhậm chức tri phủ Dương Châu thì khắp nơi ở địa phương đều bị lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng. Ông vội vàng đích thân đi đến khu vực thiên tai để cứu trợ, đồng thời liệt kê chi tiết tình hình thiên tai ở nhiều nơi để báo cáo và yêu cầu triều đình trợ giúp. Bởi vì nóng lòng muốn cứu người nên ông đã phân phát ngô trong kho cho người dân để cứu đói mà không cần chờ phê chuẩn. Ông cũng phát tiền cứu trợ cư dân vùng thiên tai, nhờ đó mà đã cứu được hơn hai triệu người.
Sau này khi được bổ nhiệm làm Lại bộ Thượng thư, ông đã tiến cử rất nhiều vị hiền thần có đức hạnh vào triều đình. Ông sống khỏe mạnh đến 93 tuổi thì mất. Năm người con trai và 13 người cháu trai của ông đều là những người có đức hạnh cao thượng, được đề bạt những chức vị cao trong triều đình. Người ta nói rằng Vương Thứ với tấm lòng nhân hậu đã liều mạng cứu sống dân chúng, bởi vậy cả đời ông được hưởng phú quý, an khang, trường thọ, con cháu hưng thịnh hiển đạt. Đây là nhân quả công chính.
Những người làm quan không cứu tế dân chúng khi nguy nan thì sẽ rất nhanh gặp báo ứng. Vào năm Đại Lịch thứ hai của triều nhà Đường, sương giá mùa thu đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp. Hoàng đế Đường Đại Tông rất quan tâm và lo lắng đến tình hình thiên tai, ngay lập tức hạ lệnh cho các châu huyện báo cáo tình hình. Nhưng Lưu Tảo, huyện lệnh huyện Vị Nam tỉnh Thiểm Tây lại hồi báo rằng: “Cây nông nghiệp ở bản huyện không bị thiệt hại gì”.
Hoàng đế vô cùng hoài nghi liền phái người đến kiểm tra. Kết quả là hơn 3000 khoảnh cây nông nghiệp ở huyện Vị Nam bị hại, mỗi khoảnh tương đương 100 mẫu ruộng. Sau khi Hoàng đế nghe được kết quả báo cáo điều tra thì đã vô cùng tức giận, cách chức Lưu Tảo, đày đến nơi xa xôi.
Còn một trường hợp khác là Trịnh Thanh Thần thời nhà Tống, vị quan này hà khắc, vô ơn và tư lợi. Khi Trịnh Thanh Thần làm huyện lệnh huyện Hòe Lý đã ngược đãi dân chúng. Vì bảo vệ quyền lực và địa vị của mình, khi địa phương bị thiên tai xảy ra, Trịnh Thanh Thần không những không báo cáo lên cấp trên để cứu trợ mà còn uy hiếp những người dân dám đứng ra nói sự thật. Đến khi Trịnh Thanh Thần hết nhiệm kỳ rời đi, người dân huyện Hòe Lý đã tràn ra chặn đường và phỉ nhổ chửi bới ông ta.
Trịnh Thanh Thần bị nhục, bèn viết báo cáo về triều đình kể tội người dân. Nhưng ông ta không những không được Hoàng đế Tống Chân Tông ủng hộ mà còn bị kết tội, giáng chức. Chân Tông khiển trách: “Lòng dân đối với việc mà ngươi thi hành, nếu là khinh thường và phỉ nhổ thì cho thấy hành vi của ngươi ở huyện Hòe Lý là như thế nào. Ngươi không biết tội, trái lại còn dám khiếu nại về triều đình.”
Làm quan mà không có đạo đức thì không thể yêu nước thương dân, làm ra những việc vi phạm thiên lý và cương thường, làm bại hoại xã hội, khiến lòng dân oán thán. Chỉ có người giữ được đạo đức làm người, đạo làm quan, nhân từ thì mới được lòng dân, không chỉ giúp xã hội an định, dân chúng kính ngưỡng mà còn khiến cho tương lai của mình được tốt đẹp và tươi sáng.
Theo Epoch Times tiếng Trung
Tác giả: Trí Chân
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…