Từ xưa đến nay, những nhân sĩ có tri thức đều lấy dân làm gốc, lấy đức phục người, bởi vì thiện tâm và nghĩa lý mới có thể động đến tâm người, mới có thể khiến người được cảm hóa và tỉnh ngộ, mới có thể động đến bản chất của sinh mệnh và động đến nơi sâu thẳm của tâm linh. Các vị quan nhân từ chính trực thời xưa đều lấy đức phục người, dùng đức giáo hóa nên được dân chúng ủng hộ và yêu mến. Trong cuốn chính sử Tư Trị Thông Giám có ghi chép về việc một vị quan thả phạm nhân trong lúc áp giải, ước hẹn ngày giờ để phạm nhân tự đến trình diện.
Theo Tư Trị Thông Giám, vào thời nhà Tùy có một vị tham quân tên là Vương Già ở Tề châu phụng mệnh áp giải Lý Sâm và 70 phạm nhân khác đến kinh thành. Tất cả phạm nhân đều đeo gông cùm, lại phải leo núi lội sông, vô cùng gian khổ đến được Huỳnh Dương.
Cảm thấy đoàn người đã đến giới hạn, Vương Già ra lệnh nghỉ ngơi tại chỗ. Các phạm nhân nằm dọc theo bên lề đường từng nhóm hai hoặc ba người, than thở và khóc lóc về những cam go mà họ phải trải qua. Những người lính hộ tống phạm nhân cũng kiệt sức.
Vương Già cảm thấy bất nhẫn, bèn gọi tất cả phạm nhân lại rồi nói, “Các người xúc phạm quốc pháp, xứng phải chịu khổ nhục, nhưng những người hộ tống các ngươi không có tội, lại cũng phải chịu gian khổ như các ngươi. Các ngươi có thẹn hay không?”.
Lời nói của Vương Già làm cho đám phạm nhân xấu hổ, không còn than khóc gì nữa. Vương Già thấy vậy, như thấy được hy vọng, bèn ra lệnh mở xiềng xích gông cùm cho các phạm nhân, và cho lính hộ tống ai về nhà nấy.
Sau đó Vương Già bảo với Lý Sâm và các phạm nhân: “Bây giờ các ngươi không còn chịu đau đớn vì xiềng xích nữa, cũng không còn có lính hộ tống đi theo. Các ngươi hãy tự mình đi đến kinh đô. Phải có mặt đúng ngày giờ đã hẹn, nếu không ta sẽ phải chết thay cho các ngươi.”
Lý Sâm và các phạm nhân đều cảm động vì sự chân thật của Vương Già. Tất cả đều nói: “Xin đừng lo. Ngài đã tin tưởng chúng tôi, chúng tôi sẽ không thất hứa. Ai để liên lụy đến tham quân thì ngày sau sẽ chết chẳng lành.” Thế là Vương Già thả cho các phạm nhân đi.
Sau này ở kinh đô, đến ngày giờ đã định, tất cả phạm nhân đều tới, không trốn một người nào.
Tùy Văn Đế Dương Kiên biết chuyện đã triệu Vương Già vào cung khen ngợi. Hoàng đế cũng triệu các phạm nhân và vợ con họ tới khoản đãi, rồi tuyên bố ân xá cho họ. Tùy Văn Đế nói: “Quan lại phải học Vương Già, dùng đức cảm hóa người dân. Người dân phải như Lý Sâm và các phạm nhân kia, có thể bỏ ác theo thiện. Nếu được như thế thì ngày thiên hạ thái bình, không phải dùng hình luật để khống chế, tất sẽ nhanh chóng đến”.
Theo “Câu chuyện lịch sử: Đạo đức xúc động lòng người“
Đăng trên ZhengJian.org
Tác giả: Lí Kiếm
Xem thêm:
Mời xem video: Thông minh vĩnh viễn không bù đắp được thiếu hụt đạo đức
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…