Thành ngữ cổ có câu: “Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt”, kẻ thức thời là trang tuấn kiệt. Câu nói này thường được mọi người hiểu là người có khả năng thích ứng với tình thế, nhận rõ sự lên xuống của thời đại thì được xưng là anh hùng hào kiệt.
Ngày nay nhiều người thường dùng câu này để khuyên bảo người khác, thậm chí là chiêu mời, dẫn dụ người khác thuận theo ý mình. Họ cho rằng, làm người phải thực tế một chút, đừng quá lý tưởng, đừng quá kiên định, xã hội đã như vậy, thời đại đã như vậy, cấp trên đã như vậy rồi, thì đừng nên giữ cách nghĩ của mình, phải thuận theo sự lên xuống biến đổi của xã hội mà làm việc và đối xử thì mới không bị thiệt. Một số người cũng dùng cách nói, vì tiền đồ, vì sự nghiệp, vì gia đình, vì tương lai của con cái, anh nên “thức thời” một chút. Nhưng kỳ thực câu nói này không có hàm nghĩa như vậy.
Câu “Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt” có xuất xứ từ “Tam Quốc Chí. Thục chí. Gia Cát Lượng truyện”. Trong đó viết: “Nho sinh tục sĩ, khởi thức thì vụ? Thức thì vụ giả, tại hồ tuấn kiệt” (Tạm dịch: Nho sinh tục sĩ, há chẳng thức thời vụ? Kẻ thức thời vụ là kẻ tuấn kiệt).
Chữ “Thời” (时) trong chữ Giáp Cốt được tạo thành bởi chữ “Chỉ” (止) và chữ “Nhật” (日). Chữ “Chỉ” mang ý nghĩa sự vận hành tiến lên, tiến lên phía trước, còn chữ “Nhật” là chỉ thái dương, mặt trời. Cho nên, chữ “Thời” mang ý nghĩa chỉ sự vận hành của thái dương. Nghĩa đen của nó là chỉ tiết tấu, nhịp điệu của sự vận hành của thái dương. Nghĩa rộng hơn là chỉ những quy luật tự nhiên.
Chữ “Vụ” (务 ) theo “Thuyết văn giải tự” chính là sự bận rộn cho một sứ mệnh nào đó. Chữ “Tuấn” chính là để chỉ một người cao hơn so với những người khác, còn chữ “Thức” chính là sự nhận biết rõ, phân biệt rõ.
Bởi vậy, “Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt” nguyên nghĩa là để chỉ người nhận biết rõ tình thế, từ đó lựa chọn làm những việc phù hợp với quy luật, phù hợp với đạo trời, nhận rõ sứ mệnh của bản thân. Câu thành ngữ này không có ý nghĩa chỉ việc vì tình thế bức bách mà thuận theo sự lên xuống của xã hội mà làm. Càng không có ý nghĩa chỉ một người cần phải “gió chiều nào xoay chiều ấy” để không bị tổn hại lợi ích của bản thân.
Trong lịch sử Trung Hoa, Khương Tử Nha là vị đại thần, vị tướng mưu lược nổi tiếng nhất. Ông cũng được xem là người thức thời.
Cuối thời nhà Thương, Trụ Vương bởi vì mê đắm, mù quáng nghe theo Đát Kỷ, không nghe lời can gián của trung thần, tàn bạo bất nhân, lạm sát dân chúng, xao nhãng việc triều chính. Khương Tử Nha là người tinh thông binh pháp, âm dương thuật số nên rất được Trụ Vương trọng dụng, thăng làm ti hộ tham quân.
Nhưng về sau, Khương Tử Nha biết rõ được những việc làm tàn bạo của Trụ Vương, biết rõ những việc làm đại nghịch bất đạo của vị vua này nên ông liền từ bỏ chức vị, quyết chí rời xa vị bạo quân ấy. Cũng chính vì dựa vào tài trí của mình, đoán biết được tương lai, Khương Tử Nha tránh được Trụ binh truy sát, thành tựu được tương lai của mình, cuối cùng giúp nhà Chu phạt Trụ, góp phần dựng nên một triều đại quan trọng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Thức thời là thế nào? Một lần Mạnh Tử đến gặp vua của nước Ngụy là Ngụy Huệ Vương. Ngụy Huệ Vương hỏi Mạnh Tử: “Ngài từ ngàn dặm xa xôi tới đây, chắc là muốn mang đến chút lợi ích cho nước Ngụy.”
Mạnh Tử điềm tĩnh đáp: “Làm một vị Quốc Vương thì nên phải lấy nhân nghĩa làm trọng. Một vị Quốc Vương mà luôn bàn đến lợi ích của đất nước mình ra sao. Quan lại mà luôn nói đến lợi ích của gia tộc mình sẽ như thế nào. Dân chúng mà đều nói làm sao mới có được lợi ích cho bản thân mình. Cứ như thế, từ Quân Vương cho tới dân chúng, đều vì lợi ích của cá nhân mình mà tranh giành thì thiên hạ chẳng phải nguy hiểm rồi sao?”
Nếu trong một đất nước, từ trên xuống dưới, từ cao xuống thấp ai cũng dùng lợi ích, được mất để cân nhắc hết thảy thì sẽ xảy ra sự tranh chấp giành giật mà không còn nhân nghĩa. Khi ấy, cả xã hội hỗn loạn, quân vương và dân thường đều rơi vào nguy hiểm, sao có thể nói là kẻ thức thời được đây?
Người có nguyên tắc phẩm đức sẽ không bị lợi ích thao túng. Người như vậy mới có thể siêu thoát được thế tục, nhận rõ thiên lý, minh xác được sứ mệnh của bản thân. Trời có gió mưa bất trắc, con người có họa phúc khôn lường, người thực sự thức thời thì tầm nhìn mới xa, lâu dài. Họ sẽ không bị thời cuộc thao khống hoặc thông đồng với kẻ xấu làm điều xằng bậy. Họ có thể từ trong nghịch cảnh mà đi lên, từ khó khăn mà tìm được đường ra và trong suốt cuộc đời họ đều lựa chọn làm việc nhân đức, không làm việc bất nghĩa mà chiêu mời tai họa.
Nếu trong một xã hội, ai cũng đặt mình ở trên, lấy cá nhân làm động lực, thì khi đứng trước sự lựa chọn, điều trước tiên họ suy xét chính là được mất của bản thân mình mà không phải là trách nhiệm và sứ mệnh. Như vậy, “kẻ thức thời” lúc này chỉ là kẻ khôn khéo giảo quyệt, tư lợi mà thôi. Bởi vậy, có thể thấy nếu dùng chủ nghĩa thực dụng mà giải thích thành ngữ cổ đại thì không chỉ hoàn toàn phá hủy nội hàm truyền thống của nó mà còn khiến người ta hiểu sai về lý tưởng của người đạo đức cao thượng thời xưa.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…