Văn Hóa

Muốn tiến bộ phải ở với thầy!

Nhiều người hay hỏi “Sao ngày xưa các cụ học ít mà giỏi thế nhỉ?”.

Đấy không phải là mĩ hóa quá khứ đâu mà thật sự là như vậy!

Không chỉ người Việt hỏi nhau vậy đâu, người Nhật cũng hỏi nhau như vậy.

Họ hỏi nhau sao thời xưa trường Waseda, trường Keio, trường Tekijuku chỉ là một mái nhà nhỏ, chỉ có một thầy hoặc vài thầy cô mà học sinh học từ đó ra toàn những vĩ nhân, toàn người kiệt xuất cả về phương diện con người và tài năng?

Tất nhiên nói thế không có ý nói các trường học cứ phải tranh tre nứa lá mới tốt.

Nhưng ở một khía cạnh nào đó họ đặt ra vấn đề rất đúng.

Học trò ngày xưa học nhanh tiến bộ vì họ tiếp nhận trực tiếp và toàn diện ảnh hưởng từ ông thầy.

Không gian tiếp xúc thầy trò rất hẹp, gần gũi, liên tục.

Thầy và trò ở trong cùng một khuôn viên, có khi cùng một nhà. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống của thầy kể cả cuộc sống riêng của thầy trò chứng kiến hết. Thầy cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng học, cùng trải nghiệm mọi hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời trần tục với học sinh.

Kết quả mối quan hệ thầy trò có tính chất sư phụ – đệ tử hay có cái gì đó có tính gia trưởng rất mạnh mẽ.

Trò nhìn vào cuộc sống của thầy để học.

Đó là lý do nếu thầy là một nhân cách lớn, một con người có sức mạnh các trò sẽ tiến bộ vượt bậc về mọi phương diện.

Từ thời cận đại trở đi, trường học đi vào quy củ, nơi làm việc và nơi ăn ở của giáo viên tách rời khỏi trường học, tách khỏi không gian sinh hoạt của học sinh.

Nó có nhiều cái hay nhưng cũng đem lại nhiều cái dở.

Hiện nay cha mẹ, thầy cô đừng hi vọng chỉ “học” với thầy mà học sinh có thể tiến bộ nhanh hay mạnh được.

Điều ấy rất khó!

Nói vui vui thì thì muốn học sinh tiến bộ thì phải đến ở với thầy cô! Thật sự là như vậy.

Thế nên ở Nhật có ông gia sư nọ đã trở nên rất nổi tiếng vì khi ông mở trung tâm và nhận các học sinh hư, học sinh học kém, ông có điều kiện bắt bố mẹ phải đưa con đến ở cùng nhà với ông, sinh hoạt cùng gia đình ông và theo kỉ luật của gia đình ông.

Kết quả khá ổn và ông trở nên nổi tiếng.

Tất nhiên, làm được như ông chẳng dễ vì nó cũng có rất nhiều rủi ro đối với người thầy. Chỉ riêng việc ông chấp nhận rủi ro và phiền toái đó đã cho thấy ông là một ông thầy rất đặc biệt.

Học tập thông qua sinh hoạt hàng ngày là phương pháp học tập hiệu quả nhất nhưng rất tiếc đa số đã… quên.

Nguyễn Quốc Vương

Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Tổng thống Trump ký ban bố thảm họa lớn để ứng phó lũ lụt ở Texas

Tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật (6/7) đã ký ban bố thảm họa lớn…

3 giờ ago

Khám phá ngôi làng 5.000 năm tuổi, người dân vẫn sống ở đây không lưới điện

Không có bộ sạc iPhone nào được cắm vào tường đá, không có lò vi…

3 giờ ago

Sự kiên nhẫn giúp cơ thể trẻ lâu như thế nào?

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng hối hả. Nhưng hóa ra, chính sự…

3 giờ ago

Israel bác bỏ các yêu cầu ngừng bắn “không thể chấp nhận được” của Hamas

Israel từ chối các đề xuất sửa đổi từ phía Hamas đối với một thỏa…

3 giờ ago

Ông Musk thành lập đảng mới; Bộ trưởng Tài chính Bessent: Musk nên tránh xa chính trị

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào Chủ nhật (6/7) cho biết ông Musk…

3 giờ ago

Israel phát động chiến dịch “Cờ Đen” tấn công Houthi tại Yemen

Israel vừa phát động một chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các…

4 giờ ago