Cổ nhân liệu có tài mượn gió?

Có lẽ rất nhiều người đã nghe về chuyện Gia Cát Lượng “mượn gió” trong trận Xích Bích vang danh sử sách. Tuy nhiên điều này chỉ được đề cập tới trong cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, mà không phải là trong chính sử Tam Quốc Chí. Ngày nay, thật khó mà thừa nhận việc cổ nhân có tài “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, nhưng cũng có những chuyện được ghi chép trong chính sử, trong sách cổ cho thấy sự tồn tại của một nền văn minh hoàn toàn khác so với nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại.

Từ các ghi chép trong chính sử, người ta cũng có thể nhận ra Gia Cát Lượng được truyền dạy đạo thuật kỳ môn. Ông không chỉ được hậu nhân kính trọng, mà còn có thể tạo ra các loại máy móc bằng gỗ, trâu gỗ ngựa gỗ. Đây là điều chính sử có ghi chép lại. Nhưng kỳ thực đây chỉ là một góc mà người chép sử có thể chấp nhận được.

Bất kể nền văn minh nào cũng có hai phương diện là lý luận và vận dụng lý luận vào thực tế. Cơ sở lý luận của văn minh đương đại là khoa học kỹ thuật, và nó vận dụng lý luận này vào thực tế. Vì thế, đủ các loại máy móc công cụ được ra đời. Thuận theo diễn tiến của thời gian, những loại máy móc và công cụ này cũng càng ngày càng tinh tế hơn và đa dạng hơn.

Trong văn hóa cổ đại cũng có lý luận và vận dụng. Thủy tổ của Đạo giáo là Lão Tử đã giảng: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, và Đạo thuận theo tự nhiên”. Cổ nhân lấy Đạo và tự nhiên làm khởi nguồn giá trị tinh thần, làm khởi nguồn của nền văn minh. Chúng ta biết rằng văn hóa truyền thống tôn trọng “Đạo”. Đạo này là một quy luật hiện hữu ước chế vạn sự vạn vật, nói cụ thể hơn một chút thì có Thái Cực (âm dương), Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch,… Những học thuyết này đều hàm chứa tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”. Các bậc cao nhân thời cổ đại nắm vững được nền tảng này càng sâu, càng nhiều, thì càng có thể chạm đến hoặc câu thông được đến cảnh giới vũ trụ càng cao thâm.

Đổng Trọng Thư biết biến hóa âm dương, cầu mưa ngăn gió

Về chuyện “mượn gió” thì không chỉ có Gia Cát Lượng được sách cổ ghi chép lại. Đổng Trọng Thư (179 TCN – 104 TCN) là nhà Nho tiêu biểu thời Tây Hán. Thuở nhỏ, Đổng Trọng Thư đã khổ công học tập, nổi tiếng là “ba năm không ngó tới điền viên” nhằm dốc lòng nghiên cứu sách “Công dương Xuân Thu truyện”.

Đổng Trọng Thư thuận theo tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, cho rằng mọi việc trên thế gian đều là do ý Trời quyết định. Ngay cả hình thể con người cũng ứng với thiên số, lục phủ ngũ tạng, tứ chi là tương ứng với ngũ hành và tứ thời. Đổng Trọng Thư cũng đi sâu vào nghiên cứu thuyết âm dương và vận dụng thuyết âm dương, nghiên cứu sự ứng hợp của thiên tượng với các hiện tượng thế gian.

Trong cuốn “Sử Ký. Nho lâm liệt truyện”, Tư Mã Thiên có chép về Đổng Trọng Thư. Khi Hán Vũ Đế lên ngôi Hoàng đế đã bổ nhiệm Đổng Trọng Thư làm Tướng quốc cho Dịch vương ở Giang Đô. Dịch Vương là anh trai của Hán Vũ Đế.

Trong suốt thời gian Đổng Trọng Thư cai quản Giang Đô, ông thường thường vận dụng nguyên lý biến hóa âm dương trong kinh Xuân Thu để cầu mưa và ngăn gió. Tất cả những lý luận ấy đều vô cùng ứng nghiệm. Trong “Hán Thư. Đổng Trọng Thư truyện” của Ban Cố cũng có một đoạn ghi chép về điều này.

Chuyện Gia Cát Lượng mượn gió đông trong tiểu thuyết

“Mượn gió đông” là câu chuyện nổi tiếng về Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Trong trận chiến Xích Bích, chủ soái Chu Du đã quyết định sử dụng kế sách hỏa công. Nhưng chúng ta biết rằng vào mùa đông thông thường chỉ có gió tây bắc, rất hiếm khi thấy có gió đông nam thổi.

Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả rằng Gia Cát Lượng biết rõ tâm bệnh của Chu Du, nên viết ra 16 chữ, đại ý là: “Muốn đánh bại quân Tào, dùng hỏa công là thích hợp nhất, mọi việc đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu gió đông”. Chỉ 16 chữ, Gia Cát Lượng đã nói hết được nỗi lòng của Chu Du.

Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết đã nói rằng ông có tài mượn gió, cần người xây đài để cầu đảo. Đúng gần thời điểm giao chiến, Gia Cát Lượng tắm rửa trai giới, khoác Đạo y, chân trần tiến đến trước đàn, đốt hương trong lư, thầm khẩn cầu. Ngày hôm ấy, Khổng Minh lên xuống đàn ba lần nhưng cũng không thấy gió đông nam thổi tới.

Chu Du và các tướng hồi hộp chờ đợi. Gần đến canh ba, chợt nghe tiếng gió rít lên, cờ tinh lay động theo gió. Lúc Chu Du bước ra ngoài trướng thấy chỉ trong thoáng chốc, gió đông nam đã thổi tới ào ào, bèn kinh ngạc thán phục không thôi.

Đây chính là chuyện được ghi chép trong tiểu thuyết.

Chính sử ghi chép về trận Xích Bích

Trận Xích Bích là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán, có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thiên hạ. Muốn lấy ít thắng nhiều thì hỏa công là phương kế tốt nhất. Nhưng giữa trời đông giá rét, gió đông nam là cực kỳ hiếm gặp. Ở vào thời khắc cần nhất, việc gió đông nam xuất hiện là một yếu tố then chốt quyết định sự thắng lợi. Có thể đoán được chuẩn xác thời khắc nào gió đông nam bắt đầu thổi thì đã là việc khó mà làm được. Việc ở vào thời khắc cần nhất mà tự nhiên có gió đông nam tới lại là một việc không tưởng.

Theo ghi chép của chính sử, việc gió đông nam xuất hiện vào mùa đông ở vùng Giang Đông là có thể. Nhưng sự biến hóa thời tiết lúc ấy là vô cùng khó đoán. Chu Du là chủ soái, không thể chỉ ngồi chờ ông Trời thổi gió đông nam, mà thế cục chiến tranh cũng thay đổi trong chớp mắt, cho nên phải có sẵn chủ ý mới có thể chiến thắng. Vì vậy, liên quân Tôn Lưu có thể dự liệu sẵn hỏa công, lại dám dùng hỏa công đều không thể là chuyện “muốn là làm”.

Theo chính sử ghi chép, khi đội thuyền của Hoàng Cái nhắm về phía Tào doanh, quả thực gió đông nam đã thổi mạnh. Ghi chép của sử gia chỉ vẻn vẹn như thế. Nhưng việc gió đông nam xuất hiện như thế nào thì họ không nói đến.

Có một số phân tích được chấp nhận cho rằng Gia Cát Lượng tinh thông thiên văn cho nên đã tính toán đến thời điểm sẽ có gió đông nam thổi tới. Đây cũng có thể là một cách giải thích. Một số nhà nghiên cứu đã nhắc lại cả về Đổng Trọng Thư có thuật “cầu mưa, ngăn gió” để liên tưởng đến chuyện Gia Cát Lượng. Trong ngữ cảnh của văn minh cổ đại mà nói thì điều này là hợp tình hợp lý, không có chỗ nào là kỳ dị quái quỷ cả. Chỉ là, thời cổ đại có rất nhiều sự tình mà nếu như chúng ta hôm nay đứng tại góc độ khoa học thì không thể giải thích nổi.

Cơn gió thần bí đưa Vương Bột tới Đằng Vương Các

Nói về chuyện “gió”, trọng sách cổ còn ghi chép lại rất nhiều hiện tượng thần bí, trong đó câu chuyện nổi tiếng về Vương Bột.

Chuyện là Hoàng đế Đường Thái Tông sắc phong cho em trai Đằng Vương Lý Nguyên Anh làm Thứ sử Hồng Châu. Đằng Anh cảm kích trước sự ưu ái của Đường Thái Tông nên ngay ở bên bờ sông Cán Giang, Nam Xương kiến tạo Đằng Vương Các. Ngày hoàn thành, Đằng Vương ở trên các chuẩn bị tiệc rượu, mở tiệc chào đón quan viên và văn nhân nhã sĩ địa phương, đồng thời cũng yêu cầu mọi người ngay ở trong bữa tiệc viết “Đằng Vương Các tự” để kỷ niệm sự kiện trọng đại ấy.

“Đằng Vương Các tự” thực sự đã trở thành tác phẩm nổi danh. Nhưng Vương Bột – người viết ra tác phẩm nổi danh này ngay trước ngày tham dự yến tiệc còn ở cách xa Nam Xương đến chín trăm dặm (khoảng 450km) đường thủy. Trong vòng một ngày mà tới được buổi tiệc, quả thực là chuyện khó tưởng.

(Tranh minh họa: Phổ Tâm Dư, Public Domain)

Trong cuốn “Trích di. Đằng Vương Các ký” triều Tống ghi chép lại rằng khi Vương Bột đi thuyền cập bến ở Mã Đương thì một cụ già nói với Vương Bột: “Ngày mai Đằng Vương Các tổ chức tiệc hội lớn, chiêu đãi văn nhân thi hữu. Cậu có thể tới yến tiệc lần này sáng tác, nhất định có thể lưu danh thiên cổ.” Vương Bột lúc bấy giờ còn là một tiểu đồng chỉ độ mười bốn, mười lăm tuổi, cảm thấy đường xa xôi có hàng mấy trăm dặm, không đến được, rất lấy làm tiếc.

Khi Vương Bột hướng thuyền trở về thì nhìn thấy cụ già viết: “Thần kí tạ dĩ hảo phong, dĩ báo thần tứ”, ý nói Thần linh ban cho gió tốt lành. Cụ già khuyên Vương Bột cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên, đêm đó có gió lớn, Vương Bột cho thuyền khởi hành và hôm sau tới Đằng Vương Các vừa kịp lúc vào tiệc.

Có rất nhiều văn nhân tham dự buổi yến tiệc hôm đó, đều biết Đằng Vương có học vấn và tu dưỡng rất cao nên ai nấy đều ôm giữ tâm lý khiêm tốn, không ai dám tùy tiện.

Đằng Vương sớm đã dự đoán được sẽ có tình huống ấy xuất hiện nên đã thỉnh người viết một lời tựa hay, dự định đến lúc vào tiệc sẽ lấy ra đọc. Không ngờ ngay lúc ấy Vương Bột dũng cảm bước ra, ngay trên bàn mà chắp bút viết thơ. Càng khiến mọi người kinh ngạc hơn, người này mới chỉ là một tiểu đồng 14 tuổi.

Thấy Vương Bột chỉ là tiểu đồng, Đằng Vương miễn cưỡng cấp cho giấy bút. Tuy nhiên, ông lệnh cho thị vệ đứng bên cạnh giám sát, đồng thời thấy Vương Bột viết được câu nào thì lén chép lại cho ông xem.

Mới đọc hàng đầu, Đằng Vương đã ngạc nhiên vì lời thơ già dặn. Đến câu:

Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

tạm dịch:

Ráng chiều, cò lẻ cùng bay, nước thu cùng với màu trời một sắc.

thì Đằng Vương đẩy ghế đứng dậy, thán phục khen ngợi: “Đúng là thiên tài!”. Đằng Vương còn tự mình đi đến bên cạnh Vương Bột, lặng lẽ xem Vương Bột làm đến lúc xong bài thơ “Đằng Vương Các tự” lưu danh thiên cổ.

Vào thời kỳ Nam Tống, cuốn “Trích di” chép chuyện Vương Bột từng được khắc trên bản khắc gỗ và được sửa tên thành “Trích di tân thuyết”. Trong cuốn “Xuất thanh khẩu” của Nhâm Uyên người Nam Tống chú dẫn về “Trích di tân thuyết” cũng viết lại điều này.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

19 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

27 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

44 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago