Nơi ở của các đời Hoàng đế trong Tử Cấm Thành được gọi là Dưỡng Tâm Điện. Vì sao không gọi là Dưỡng Thân Điện hay Dưỡng Sinh Điện? Điều này thể hiện quan điểm rất rõ ràng của cổ nhân về tầm quan trọng của dưỡng tâm.
Dưỡng Tâm Điện được xây dựng bắt đầu vào năm Gia Tĩnh, triều đại nhà Minh. Từ phía bắc đến nam Dưỡng Tâm Điện dài khoảng 63m, từ đông sang tây rộng khoảng 80m, diện tích chiếm khoảng 5000m2. Dưỡng Tâm Điện không nằm ở trục chính giữa mà nằm ở phía tây của Tử Cấm Thành.
Trong Tử Cấm Thành có khoảng 9.000 gian nhưng các đời Hoàng đế đều yêu thích sống ở Dưỡng Tâm Điện. Triều nhà Thanh có tám vị Hoàng đế nối tiếp nhau sống ở Dưỡng Tâm Điện. Hầu hết các hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi… của Hoàng đế đều diễn ra ở nơi đây. Sở dĩ nơi ở của Hoàng đế được gọi là Dưỡng Tâm Điện mà không phải Dưỡng Thân Điện hay Dưỡng Sinh Điện là bởi vì cổ nhân cho rằng điều quan trọng nhất của dưỡng sinh, dưỡng thân là dưỡng tâm. “Dưỡng tâm” là ngọn nguồn của dưỡng sinh, là điều tối trọng yếu của bất kỳ ai, Hoàng đế cũng không ngoại lệ.
Một người nếu muốn có được thân thể khỏe mạnh, kéo dài được tuổi thọ thì việc đầu tiên nhất là phải dưỡng tâm, tu dưỡng tâm tính. Điều này cũng trùng khớp với lý niệm “tướng do tâm sinh”, thân thể con người sẽ thay đổi tùy theo tâm của người ta.
Các danh y thời xưa đều cho rằng, nếu một người chỉ coi trọng dưỡng thân mà xem nhẹ việc dưỡng tâm thì thân thể sẽ khó đạt được sự khỏe mạnh như mong muốn. Đó là bởi vì sinh lý và tâm lý của con người là có liên quan mật thiết với nhau. Danh y Tôn Tư Mạc nói: “Trọng đức còn hơn ăn tiên đan”, cũng chính là ý nghĩa này.
Thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh rằng trạng thái tinh thần tốt đẹp sẽ có lợi cho sức khỏe và thọ mệnh. Trái lại, tâm thái không tốt sẽ khiến người ta sinh ra bệnh tật hoặc tai họa. Một người phải có sự khỏe mạnh cả về thể xác và tinh thần thì mới thực sự là một người khỏe mạnh. Chính vì thế, cổ nhân xem trọng nhất là dưỡng tâm, mà Hoàng đế lại càng coi trọng việc này hơn.
Vậy làm thế nào để dưỡng tâm? Có một câu chuyện kể về vị cao tăng Tuệ Tông triều nhà Đường như sau: Cao tăng Tuệ Tông có trồng một chậu hoa lan, ông chú ý chăm sóc chậu hoa lan này, thường xuyên tưới nước, nhặt cỏ cho nó. Hoa lan cũng nhờ vào sự chăm sóc của cao tăng mà khỏe mạnh và xinh đẹp.
Một lần, cao tăng Tuệ Tông phải đi ra ngoài có việc mấy ngày, ông liền đem chậu hoa lan giao lại cho tiểu hòa thượng nhờ chăm sóc. Tiểu hòa thượng rất có trách nhiệm, cũng một lòng để tâm chăm sóc hoa lan.
Tuy nhiên một hôm, tiểu hòa thượng sau khi đã tưới nước cho chậu hoa lan liền đặt nó ở trên bệ cửa sổ. Đêm hôm ấy tiểu hòa thượng quên không đóng cửa, gió to thổi vào làm chậu hoa lan rơi xuống mặt đất vỡ tan. Hôm sau, tiểu hòa thượng nhìn thấy trên mặt đất cành lá hoa lan gãy rập thì lo sợ cao tăng quở trách.
Mấy ngày sau, cao tăng Tuệ Tông trở về nhà, tiểu hòa thượng kể lại sự tình đã xảy ra và cũng sẵn sàng tiếp nhận sự trách mắng của ông. Nhưng ông không nói lời nào trách mắng cả, ngược lại còn nói trấn an: “Ta trồng hoa lan là để khoái hoạt, đâu phải để tức giận?” Thái độ và lời nói của cao tăng Tuệ Tông khiến nhiều người kính phục. Đồng thời cũng thể hiện ra tâm thái bình thản, tâm tính đạt đến cảnh giới tu dưỡng cao của ông.
Trong cuộc sống cũng vậy, mỗi một việc chúng ta làm đều nên là vì khoái hoạt và khỏe mạnh. Cổ nhân nói: “Muốn sống vui thì tâm đừng nhỏ mọn”. Người mà trong đối nhân xử thế, đối với người, đối với việc đều luôn lo lắng thiệt hơn, được mất thì tất sẽ tự tìm đến phiền não, nói gì đến sống lâu? Cho nên, muốn sống vui vẻ, sống thọ thì phải đặt “dưỡng tâm” lên hàng đầu.
An Hòa
Xem thêm:
Mời xem video:
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…