Việc tu khẩu với những người không tu hành mà nói, liệu có ý nghĩa gì to tát chăng? Kỳ thực, suốt cuộc đời một con người thường hiếm khi làm những việc ác lớn, nhưng đa số việc ác nhỏ lại lặp lại liên miên. Nguyên nhân là do cái miệng quên mất phải “cẩn ngôn”, nói năng cẩn trọng. Tu khẩu là bài học mà con người cần học nhất trong cuộc đời.
Khẩu nghiệp thường gặp nhất là cao ngạo, nói dối, tung tin đồn thất thiệt, nhanh mồm nhanh miệng làm tổn thương tới người khác, hoặc vì lợi ích của bản thân, vì thành kiến mà gây ra những mâu thuẫn, xung đột và hiểu lầm không đáng có.
Tu khẩu chính là bài học cần thiết nhất cho mỗi người. Bởi lẽ những người dễ phạm phải khẩu nghiệp thì khó có được một vận mệnh tốt. Sách cổ ghi lại rất nhiều trường hợp nghiệp báo vì không tu khẩu, chỉ là nhiều người hiện đại không tin chuyện nhân quả nên cho rằng người xưa mê tín. Nhưng tôn giáo cũng có thuyết rằng, tin thì mới thấy, không tin thì không được thấy, cho nên càng không tin thì cái có thể thấy được lại càng ít đi. Dẫu là tin hay không, những chuyện chép trong sách cổ vẫn còn đó không thay đổi. Bên cạnh đó, các trường hợp được chép lại trong chính sử cũng không ít.
Vào thời Tam Quốc, Dương Tu vốn là người có tài, xuất thân danh giá, lại nổi tiếng hiểu rộng. Ông từng nắm quyền cao chức trọng, có ảnh hưởng trong triều đình. Dương Tu nhiều lần nắm được ý định của Tào Tháo, lại hồ đồ cao ngạo nói ra, khiến Tào Tháo ghét.
Có lần Tào Tháo thống lĩnh đại quân kình nhau với Lưu Bị, rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Mặc dù Tào Tháo muốn rút đi, nhưng lại ngại ngùng. Một đêm nọ thuộc hạ xin Tào Tháo khẩu lệnh trấn thủ ban đêm, Tào Tháo buột miệng nói: “Kê lặc”, nghĩa là “gân gà”. Dương Tu nghe vậy bèn bảo một vài người thu xếp hành trang. Mọi người vội hỏi rõ nguyên cớ, Dương Tu dương dương tự đắc nói: “Gân gà, thứ này ăn vào thì vô vị, mà bỏ đi thì tiếc, chứng tỏ chủ công dự tính về nhà rồi.” Quả nhiên không lâu sau Tào Tháo ra lệnh rút quân.
Việc Dương Tu đoán được ý đến tai Tào Tháo, khiến Tào Tháo rất tức giận và muốn tìm cơ hội giết Dương Tu. Năm Kiến An thứ 24, Dương Tu cùng Tào Thực say rượu đi qua cửa Tư Mã, hạ nhục bộ hạ của Tào Chương. Việc trình lên, Tào Tháo mượn cớ Dương Tu tự cao tự đại, ra lệnh xử tử Dương Tu.
Lời nói sắc bén như dao kiếm, đôi khi còn làm tổn thương người khác hơn cả gươm đao. Lời nói còn có thể mang lại tai vạ. Nhiều lời ắt tổn đức, nhưng không nói cũng không tránh khỏi tổn đức, giữa nói và không nói, ngoài việc dựa vào trí huệ và kinh nghiệm để phán đoán ra, còn cần phải dựa vào thiện niệm và sự tu dưỡng của bản thân. Muốn tránh tạo ra quá nhiều khẩu nghiệp cho bản thân, nên nói ít và nói chậm lại. Đây là bước đầu tiên tu khẩu đức mà mỗi người cần học.
Cổ nhân có câu rất hay rằng: “Chỉ một niệm mà khiến quỷ thần phẫn nộ, chỉ một lời mà làm tổn thương hoà khí của đất trời, chỉ một hành vi mà gây hoạ hại cho con cháu, mọi thứ đều nên cẩn trọng.” Vậy nên chúng ta khi nói năng cần vô cùng cẩn trọng, nếu không thì không chỉ rước hoạ vào thân, mà còn gây tai vạ cho con cháu.
Những lời đáng giá nhất là những lời mang tính xây dựng, khiến con người nghe xong cảm thấy ấm áp, chân thành. Muốn làm được điều đó cần có trí huệ và sự tu dưỡng cao hơn mới có thể đạt được.
Theo Sound of Hope
Thiên Cầm biên dịch
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…