Bà Clare Goldsberry, tác giả những cuốn sách bán chạy, chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, nhận thấy bà tin tất cả những gì Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, nói sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Ngài, đặc biệt là về ý nghĩa kiếp nhân sinh.
“Bài viết của Đại sư Lý giúp mọi người hiểu thế giới chúng ta đang sống và ý nghĩa sinh mệnh thiêng liêng của chúng ta, đồng thời hướng dẫn cách trở thành một sinh mệnh an hòa trong cuộc sống hiện tại và tương lai”, bà Clare Goldsberry viết trong phản hồi với Epoch Times tiếng Anh.
Bà là độc giả của tờ Epoch Times tiếng Anh. Khi còn trẻ bà là một tín đồ Cơ đốc. Sau đó, bà chuyển sang nghiên cứu các tôn giáo phương Đông như Phật giáo và Ấn Độ giáo, cũng như các ngành khoa học như cơ học lượng tử. Bà đã xuất bản một trong những cuốn sách bán chạy nhất về chủ đề sự sống và cái chết.
Sau khi đọc bài “Vì sao có nhân loại“, Goldsberry nhận thấy phần lớn nội dung bài viết đều rất quen thuộc với bà: “Tôi thấy điều này rất giống với hệ thống niềm tin của chính tôi.” “Bài viết của Đại sư Lý thực sự khiến tôi xúc động”.
Goldsberry nói: “Sẽ thực sự có ý nghĩa nếu nhiều người được tiếp cận với tư tưởng về sự sống và cái chết này, vạn vật tồn tại như thế nào, vì sao vũ trụ lại có Thành, Trụ, Hoại, Diệt.”
Bà tin những gì Đại sư Lý nói, rằng nhân loại đang trong thời kỳ “Diệt”, và các vị Thần tạo ra con người theo hình ảnh của chính Ngài, đặc biệt là khái niệm “Nghiệp lực luân báo”. Bà cho rằng đây là sự công bằng của vũ trụ, là công lý hoàn hảo.
Là người từng nghiên cứu về tín ngưỡng phương Đông và phương Tây, bà hiểu rằng các tín đồ tôn giáo phương Tây không hiểu từ “nghiệp lực”. Đây là một khái niệm rất quan trọng trong tín ngưỡng phương Đông, về cơ bản là nói về nghiệp báo, nhưng điều này thường bị hiểu lầm. Kỳ thực, Chúa Giêsu cũng nói “khi bạn gieo, bạn sẽ gặt”.
Bà tin rằng điều Chúa Giêsu đang nói đến là “mối quan hệ nhân quả” và “mọi hành động đều sinh ra kết quả”.
“Như Đại sư Lý đã nói, phúc đức tạo ra ở kiếp trước sẽ quyết định phúc báo ở kiếp này, thậm chí là kiếp sau.” Bà Goldsberry hiểu rằng: “Đại sư Lý nói vũ trụ rất công bằng. Tôi nghĩ chúng ta phải nhớ rằng nghiệp lực chính là công lý hoàn hảo. Mọi thứ đều công bằng, có thể chúng ta không thích, nhưng đây là sự công bằng.”
Bà cho biết, là người lớn lên trong nền văn hóa Cơ đốc giáo, phải mất một thời gian dài bà mới hiểu được khái niệm “nghiệp lực”, nên bà hiểu rằng sở dĩ cuộc sống của bà tươi đẹp cũng là kết quả của những việc làm tốt của bà ở kiếp trước.
Bà Goldsberry nói rằng những người theo đạo Cơ đốc không nói về “nghiệp lực” và “lục đạo luân hồi”, nhưng chúng quả thực có tồn tại. Ví dụ, bà cho biết nhiều cuốn sách kể về chuyện những đứa trẻ nhớ được kiếp trước của mình, một số người còn mô tả trải nghiệm cận tử.
“Chúng ta tồn tại vĩnh cửu. Từ đời này sang đời khác, ý thức của chúng ta sẽ không chết. Cơ thể chúng ta có thể chết và phân hủy, nhưng ý thức của chúng ta, bản chất của bản chất chúng ta sẽ không bao giờ chết.”
Bà cho rằng niềm tin này rất quan trọng đối với con người. Nó có thể khiến con người không sợ chết, muốn tích đức hành thiện.
Vì vậy, bà tin rằng những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau cũng nên cởi mở hơn với các bài viết của Đại sư Lý.
“Mọi người đều có những tư tưởng và hệ thống niềm tin khác nhau. Nhưng tôi nghĩ, điều quan trọng là phải cởi mở về những điều như thế này, bởi vì bạn không bao giờ biết khi nào điều gì sẽ chạm đến trái tim bạn theo cách mà bạn không bao giờ mong đợi.”
Bà Goldsberry từng tin vào nhiều tín ngưỡng Cơ đốc giáo. Vào những thời điểm quan trọng, bà luôn tôn kính thần tính bên trong và theo đuổi chân lý của sự vật, từ đó có được sự hiểu biết thấu đáo hơn về thế giới hiện nay.
Bà nói: “Đại sư Lý đã nói về bản chất rắc rối của thế giới và chúng ta có thể học cách cầu xin Thần giúp đỡ trong những lúc khổ nạn. Tất cả chúng ta đều có thần tính bên trong mình, cho phép chúng ta tiếp cận những điều chúng ta cần biết.”
Bà cảm thấy may mắn sau khi đọc bài viết của Đại sư Lý: “Tôi nghĩ một trong những thông điệp mà bài viết này truyền tải và điều tôi thực sự thích là mọi thứ đều đẹp đẽ và chúng ta được chúc phúc mỗi ngày.”
Nhưng tiền đề là “phải nhận ra rằng chúng ta cần đón nhận tất cả những điều này, coi đó như một ‘con đường’.”
“Mọi thứ chúng ta trải qua sẽ giúp chúng ta trưởng thành về mặt tinh thần, và biến chúng ta thành một sinh mệnh có thể nhìn thấy ánh sáng, thay vì chỉ nhìn thấy bóng tối và bất hạnh trong cuộc sống.”
Bà Goldsberry nhận ra rằng Đại sư Lý đã nói về tầm quan trọng của việc tích đức, nhưng tích đức không phải là ý nghĩa tối thượng của cuộc sống.
“Đại sư Lý đã nói về điều này một cách cơ bản, tích đức không phải là mục tiêu cuối cùng mà bạn mong muốn.”
Bà nói rằng mọi người thường không biết họ muốn gì. Đôi khi họ nghĩ rằng họ biết mình muốn gì, nhưng không phải lúc nào Thần cũng cho bạn những thứ bạn muốn, mà luôn cho bạn những thứ bạn cần.
Bài viết này “giúp tất cả mọi người hiểu được thế giới chúng ta đang sống và mục đích thiêng liêng của mình.” Goldsberry cho biết, bà tin rằng các vị Thần “luôn ban cho bạn những gì bạn cần để phát triển về mặt tinh thần và sống một cuộc sống tốt đẹp”.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…