Thần dùng đất bụi tạo người: Từ Thần thoại đến vật lý lượng tử và hơn thế

Phương Tây có một câu ngạn ngữ nổi tiếng: “Chúng ta sinh ra từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi”. Trong suốt hàng ngàn năm, dù cho xa cách về mặt địa lý, khác biệt về giống nòi cũng như đường hướng văn minh, tổ tiên của loài người đã truyền lại cho thế hệ sau hàng trăm truyền thuyết với cùng một mô-típ: Chư Thần dựa vào hình tượng của bản thân mà tạo ra con người từ bụi đất. Người Sumer kể rằng Thần Enki tạo nên con người từ đất sét và máu của một vị Thần. Người Ai Cập kể rằng Thần Khnum tạo ra trẻ con từ đất sét và đặt vào bụng mẹ chúng. Người Hy Lạp kể rằng thần Prometheus tạo ra con người, và loài người đã trải qua những thời kỳ vàng, đồng, còn hiện tại nhân loại là giống loài xuất sinh từ đá. Người Ấn Độ kể rằng Parvati nặn nên Ganesha từ đất và ban cho máu thịt. Người Trung Hoa kể rằng Nữ Oa dùng bùn nặn thành người. Cơ Đốc giáo kể rằng Thiên Chúa thổi sự sống vào hình người từ bụi đất… Thiên cơ nào nằm sau những truyền thuyết giống nhau đến kỳ lạ ấy?

Trong tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ có một câu nói rất nổi tiếng mà có lẽ ai cũng biết, đó là: “all men are created equal”. Câu này thường được người ta dịch ra thành “con người sinh ra là bình đẳng”, nhưng kỳ thực nó có nghĩa là “con người được tạo ra bình đẳng”. Nó là một phần của câu nói: “…con người được tạo ra bình đẳng, và được Chúa Sáng Thế ban cho những Quyền bất khả xâm phạm” (all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights). Điều này đã nói rất rõ đức tin của các vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ thời đó. Chúa Sáng Thế tạo ra con người từ bụi đất, ban cho con người nhân quyền, và cũng quy phạm đạo đức của con người.

Thần dùng đất bụi tạo người: Từ Thần thoại đến vật lý lượng tử và hơn thế
Thần Prometheus nặn ra con người. Trong Thần thoại Hy Lạp, ông cũng là vị Thần đã lấy lửa Trời mang xuống cho con người. (Tranh: Constantin Hansen, 1845, Wikipedia, Public Domain)

Thế nhưng, khoảng hơn 100 năm nay, nhân loại đã vứt bỏ niềm tin truyền thống có hàng ngàn năm và say sưa với những gì khoa học đem tới. Sản phẩm – sự kết hợp – của thuyết vô thần và khoa học được giảng dạy trong hầu hết các trường đại học công và tư ở mọi nơi. Còn ngay chính tại Hoa Kỳ, đất nước của tự do, thì việc biểu đạt niềm tin tôn giáo trong trường học công đã trở thành điều cấm kỵ (taboo), còn chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa đã được dạy như một bộ môn cơ bản.

Rồi khi lý thuyết gien và vật lý lượng tử phát triển, khi không ít nhà khoa học dám đi ngược lại với tiếng nói chủ lưu, khi truyền thông không còn chỉ là công cụ của sự thao túng và kiểm duyệt mà còn là cánh cửa cho sự thật, khi không ít người đã lờ mờ hiểu rằng học thuyết tiến hóa chỉ là một “học thuyết”, thì nhân loại đang đối diện với một lỗ hổng lớn bên trong mỗi chúng ta.

Kể từ thời kỳ viễn cổ xa xưa, trong bất kể nền văn minh nào, trong bất kể phương cách sinh tồn nào, trong bất kể triết lý, nhận thức hay tín ngưỡng nào, nhân loại vẫn luôn kiếm tìm câu trả lời cho những câu hỏi lớn: “Chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta sẽ đi về đâu? Mục đích của sinh mệnh là gì?” Con người là những đứa con do Chư Thần “dùng bùn đất tạo ra” hay là kết quả “may mắn” của những đột biến “ngẫu nhiên” từ một giống loài cổ đại?

Thần dùng đất bụi tạo người: Từ Thần thoại đến vật lý lượng tử và hơn thế
Bức “Học viện Athens” của họa sĩ Raphael vẽ năm 1511 tại Vatican. Đây là một bức tranh hết sức nổi tiếng, mà tâm điểm của nó là hai nhà hiền triết Plato và Aristotle đang tranh luận về tạo hóa của nhân loại. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Và dù cho có bao nhiêu học thuyết được đưa ra, bao nhiêu tín ngưỡng hay tôn giáo đề cập đến, dường như không có câu trả lời nào mang đến cảm giác toàn vẹn cho nhân loại. Nếu như nói Thiên Chúa tạo ra con người, thì vì sao lại tạo ra con người, rồi lại tạo ra cả những thứ tựa như thử thách để rồi cuối cùng Adam và Eva sa ngã, rồi Chúa Jesus lại tiếp tục giáng trần chịu bao tủi nhục để cứu độ hậu duệ của họ về thiên đàng? Nếu như Thiên Chúa là toàn năng, thì sao không tạo ra một thế giới đẹp đẽ như thiên đàng, mà lại phải tạo ra nhân thế? Nếu như nói con người cần phải đến một nơi tốt đẹp hơn, giải thoát khỏi “bể khổ”, giải thoát khỏi “luân hồi” thì rốt cuộc sao không huơ tay một cái, giải trừ hết thảy thống khổ, mang hết con người lên Thiên quốc của Phật, Đạo?

Nếu chỉ là vì một tương lai tốt đẹp hơn thì vì sao không thể cho phép con người có một Thiên đàng nơi nhân thế? Sự say mê chủ nghĩa cộng sản một thời đã bắt đầu từ chính câu hỏi này. Không thỏa mãn và vô minh – Đó có thể cũng là một nguyên nhân chủ yếu tại sao chúng ta lựa chọn (hoặc giả bị dẫn dụ vào) một con đường cực đoan, vứt bỏ tín ngưỡng truyền thống.

Nhưng, có thể bạn không tin, kỳ thực ngày nay, chúng ta đã có trong tay đầy đủ kiến thức để luận giải tất cả…

Nhìn từ vật lý lượng tử

Hãy nói về truyền thuyết Thần dùng bụi đất tạo ra con người. Nói rằng Thần dùng bụi đất tạo con người, nghĩa là con người được tạo ra từ cùng một loại vật chất mà Thần gọi là “bụi đất”. Rất nhiều người đều cảm thấy là điều không thể tin được. Con người có đầu óc tay chân, lục phủ ngũ tạng, các bộ phận khác nhau như thế, lấy gì để nói là cùng một loại vật chất?

Nhưng “Một chút khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”, ngày nay chẳng phải chúng ta đã hiểu được rằng thế giới vật chất mà con người nhìn nhận được cấu tạo bằng các “hạt” sao?

Than dung dat bui tao nguoi 08Hãy nghĩ về điều này: Mỗi người là tổ hợp của vô số tế bào khác nhau. Mỗi tế bào lại là tổ hợp của các loại vi chất. Các vi chất này chính là các phân tử được tổ hợp lại từ các loại hạt nguyên tử. Mỗi hạt nguyên tử lại được tổ hợp thành từ electron, proton và neutron. Nhỏ hơn nữa còn có các hạt cơ bản mà người ta cho rằng không có cấu trúc phụ như quark, neutrino, v.v..

Điều này thật sự cho thấy rằng con người được tạo ra từ “hạt”, từ cùng một loại vật chất. Thần gọi các “hạt” ấy là “bụi đất”, “bùn đất”. Thế giới quanh ta, vũ trụ vật chất mà nhân loại nhìn nhận, tất cả đều tạo ra từ “bụi đất” này.

Hãy thử xem xét một câu nói khác trong tôn giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng trong vũ trụ mà Ngài nhìn nhận có “ba nghìn đại thiên thế giới”, mà trong một hạt cát cũng có “ba nghìn đại thiên thế giới”. Điều này thoạt nghe thật không thể tin được, một hạt cát lại giống như cả vũ trụ này?

Nhưng nếu thử suy ngẫm ra, việc trái đất quay quanh mặt trời có khác là bao so với việc electron quay quanh hạt nhân nguyên tử? Giữa trái đất và mặt trời là chân không, và giữa electron và nguyên tử lại cũng là chân không như thế. Giữa trái đất và mặt trời có lực hút tự thân, giữa electron và nguyên tử lại cũng có lực hút tự thân như thế. Sự vận hành của các hành tinh và các ngôi sao cũng giống như sự vận hành trong thế giới của các hạt. “Cát” mà Đức Phật nói tới ở đây chẳng cũng có cùng ý nghĩa với “hạt” hay sao?

Than dung dat bui tao nguoi 09
(Ảnh: Aphelleon, Nobeastsofierce, Shutterstock)

Con người sinh sống giữa thế giới của các hạt nhỏ bé (phân tử, nguyên tử, hạt cơ bản…) và thế giới của các “hạt” to lớn hơn (tinh cầu, hành tinh, ngân hà…). Con người sinh sống trên bề mặt của “hạt” trái đất. Vậy thì có hay không sinh mệnh sinh sống trên bề mặt của các “hạt” nhỏ bé hơn? Có hay không sinh mệnh sinh sống trên bề mặt của các “hạt” to lớn hơn? Ngày nay khi những bộ phim về thế giới lượng tử (quantum world, quantum realm) được trình chiếu rộng rãi, chẳng phải con người đã suy nghĩ đến được tới bước này hay sao?

Không chỉ thế, con người được tổ hợp thành từ các “hạt” nhỏ bé. Vậy có hay không các sinh mệnh, các thế giới được tổ hợp thành từ các “hạt” tương tự, từ các “hạt” nhỏ hơn, từ các “hạt” lớn hơn? Thế giới của các hạt tạo thành các chiều không gian đồng đẳng, các chiều không gian vi quan, các chiều không gian hồng quan, tất cả đều đan xen thành một thế giới phức tạp vượt quá khả năng hiểu biết của con người.

Và con người đã tưởng tượng ra điều này chưa? Thật sự là có rồi. Bộ phim “Men in black” (1997) có một đoạn kết hết sức đặc sắc. Bắt đầu từ trái đất, cảnh phim gia tốc bay lên, bay lên cao hơn, cho đến khi trái đất chỉ còn là một hạt đang chuyển động bên cạnh hằng hà sa số các hạt khác, tạo nên hệ ngân hà. Nhưng hệ ngân hà rốt ráo chỉ là một viên bi bên trong thế giới của một sinh mệnh to lớn hơn. Có những điều không hề khó tưởng tượng như chúng ta vẫn nghĩ.

Vu tru men in black 01
Hệ ngân hà chỉ là một viên bi trong thế giới của sinh mệnh khác. (Ảnh: Men in black 1997, Fair Use)

Không chỉ vậy, con người còn suy nghĩ được rằng một cá nhân có thể đột phá được sự khác biệt về “hạt” để lọt vào không gian khác mà vẫn bảo trì được kết cấu tổ chức của thân thể người, tức là sinh mệnh cấu thành từ “hạt” này lại có thể thu nhỏ hay phóng lớn để nhảy vào thế giới của một “hạt” khác. Người kiến (trong “Ant-Man and the Wasp: Quantumania” 2023) chẳng phải là đã đột phát đến không gian của các hạt nhỏ hơn và tham gia vào chiến tranh trong xã hội đó hay sao? Thậm chí là du hành thời gian thông qua sự sai biệt về thời-không giữa các không gian hạt (“Avengers: Endgame” 2019).

Than dung dat bui tao nguoi 10
Một vương quốc trong thế giới lượng tử. (Ảnh: Ant-Man and The Wasp: Quantumania, Marvel Studio, Fair Use)

Đó là những gì con người có thể tưởng tượng ra. Nhưng liệu con người đã nghiên cứu tới được “hạt” nhỏ nhất chưa? Kỳ thực lý thuyết lượng tử cũng chỉ là lý thuyết xây dựng trên cơ sở thực chứng và lý luận, con người thậm chí còn không thể quan sát được các hạt cơ bản mà là thông qua đo đạc và tính toán mà “sờ mó” thế giới vật chất.

Và liệu con người đã nghiên cứu tới được “hạt” to lớn nhất chưa? Con người mới chỉ đang mơ ước được đặt chân lên một “hạt” tương đối xa chúng ta là sao Hỏa. Còn vũ trụ rộng lớn xung quanh chúng ta thì con người không thể “sờ mó” tới được. Vũ trụ mà con người nhận thức cũng chỉ là vũ trụ trong phạm vi “vũ trụ quan sát được” là vài chục tỷ năm ánh sáng. Nhưng điều mà chúng ta quan sát được cũng chỉ là sự kiện đã xảy ra trong vài chục tỷ năm ánh sáng trước đây, còn chuyện đang xảy ra hôm nay ở rìa của “vũ trụ khả kiến”, thì phải sau vài chục tỷ năm ánh sáng nữa mới có thể quan sát được. Nếu cả vũ trụ này cũng chỉ là một “hạt” bên trong vô vàn các “hạt” to lớn khác, bên cạnh các vũ trụ khác thì sao?

Chúng ta là những người “mù” và “điếc”

Quay trở lại câu hỏi: Chúa có tồn tại không? Thần có tồn tại không? Phật có tồn tại không? Và câu nói tiếp theo chúng ta thường được nghe chính là: “Thế thì chỉ cho tôi thấy đi, tôi thấy rồi thì tôi mới tin”.

Hãy thử nghĩ về điều này: Điện thoại là một phát minh đặc sắc trong nền văn minh khoa kỹ hiện nay. Điện thoại truyền thông tin như thế nào? Ngay trong không khí này, một lượng thông tin dữ liệu khổng lồ đang truyền qua truyền lại, con người không nhìn thấy, không nghe thấy, không sờ nắm được. Vậy sao con người vẫn tin?

Bản thân chúng ta thường hay quên mất rằng chúng ta là những người “mù” “điếc” ngay trong thế giới vật chất mà chúng ta có thể nghiên cứu hay động chạm đến được.

Dùng một ví dụ dễ hiểu. Chúng ta biết rằng trong âm nhạc, người ta có các nốt nhạc là Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Các nốt nhạc này chia thang âm thành 8 quãng, nên chúng ta có khái niệm “quãng tám”. Nhưng âm nhạc không giới hạn chỉ trong 1 quãng tám. Khi tần số phát ra cao hơn, người ta thấy rằng quãng tám được lặp lại. Ví dụ ở Việt Nam, chúng ta thường có cách gọi là Đồ, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si, Đố. “Đồ”“Đố” này kỳ thực chính là Do được lặp lại ở 2 quãng tám khác nhau. Quãng tám được xem là một hiện tượng tự nhiên và được biết đến như là “sự kì diệu cơ bản của âm nhạc”. Trên đàn piano ngày nay, có khoảng 7 quãng tám.

Thần dùng đất bụi tạo người: Từ Thần thoại đến vật lý lượng tử và hơn thế
(Tranh: William John Hennessy, Metropolitan Museum of Art, Public Domain)

Khoa học hiện đại cũng biết rằng con người chỉ có khả năng nghe được âm thanh ở tần số từ 20 Hz đến 20.000 Hz, tức là chỉ khoảng 10 quãng tám. Nhưng còn có rất nhiều âm thanh chúng ta có thể đo đạc được mà con người lại không nghe thấy được. Nhiều loài động vật trong tự nhiên sử dụng âm thanh mà chúng ta không nghe được để giao tiếp. Voi có thể giao tiếp ở tần số dưới 20 Hz, cá voi có thể giao tiếp ở tần số lên tới 175.000 Hz, v.v..

Nói một cách hình tượng, chúng ta là những người “điếc” ngay trong thế giới vật chất mà chúng ta nhìn nhận.

Vậy thì tiến thêm một bước nữa, chúng ta nhìn thấy gì? Con người có thể nhìn thấy đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, là những màu sắc trong dải ánh sáng nào? Cũng giống như là một vài “quãng tám” vậy. Nhưng vượt ra khỏi đó chẳng phải còn có những thứ với quang phổ cao hơn và thấp hơn sao? Như hồng ngoại, tử ngoại, X-quang đều là những thứ mà con người đo đạc được, nhưng lại không nhìn thấy được.

Thế thì chẳng phải chúng ta cũng là những người “mù” trong vũ trụ rộng lớn này hay sao?

Kỳ thực mỗi một đặc tính, mỗi một tính chất mà con người dùng để đánh giá vật chất đều chính như một vài “quãng tám” vậy. Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ cứng, v.v.. thậm chí cả thời gian, không gian, tất cả mọi thứ mà con người nhìn nhận thế giới vật chất đều chỉ giới hạn như thế. Bên trong giới hạn đó, các định luật, định lý mà chúng ta đưa ra “có thể” là đúng. Vượt ngoài giới hạn đó, chúng không còn là chân tướng thực sự, không còn là quy luật phổ quát.

Sự tìm tòi vũ trụ của chúng ta kỳ thực chỉ như những người mù sờ voi. Sờ được cái chân thì bảo voi giống cái cột, sờ được cái tai thì bảo nó giống cái quạt, sờ được cái vòi thì bảo nó như một con đỉa lớn… Hầu hết con người, theo tư duy quán tính, không cảm nhận được những đạo lý hết sức cơ bản mà sâu sắc này.

Than dung dat bui tao nguoi 13
Tranh khắc gỗ “Các nhà sư mù xem voi” của Nhật Bản. (Tranh: Hanabusa Itchō, 1888, Wikipedia, Public Domain)

Hãy nói về một trong những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại: Einstein. Einstein từng rời bỏ đức tin vào lúc còn trẻ, nhưng lại quay về tìm kiếm lời giải trong tôn giáo khi ông đã trở thành một nhà khoa học cực kỳ có thành tựu. Ông từng nói:

“Hãy thử xâm nhập vào các bí mật của thiên nhiên bằng các phương tiện giới hạn của chúng ta, bạn sẽ thấy rằng, đằng sau các qui luật và các mối tương quan có thể nhận ra được, vẫn còn một cái gì rất tế nhị, không thể nắm bắt, không thể cắt nghĩa được. Sự sùng kính đối với lực tác động này vượt lên trên mọi điều mà chúng ta có thể hiểu được, đấy là tôn giáo của tôi. Ở mức độ đó, tôi thật sự là người có tôn giáo.”

“Tôi không phải là người vô thần. Tôi không nghĩ tôi có thể gọi mình là một kẻ phiếm thần [pantheist]. Vấn đề được nêu ở đây quá rộng lớn đối với trí óc hạn hẹp của chúng ta. Chúng ta chỉ ở vị trí của một đứa bé đi vào trong một thư viện khổng lồ chứa đầy sách bằng nhiều ngôn ngữ. Đứa bé biết rằng chắc có một người nào đó đã viết những sách ấy. Bé không biết sách đã được viết ra bằng cách nào. Bé không hiểu ngôn ngữ trong những sách ấy. Bé chỉ mù mờ nửa tin nửa ngờ rằng có một trật tự huyền bí trong việc sắp đặt những cuốn sách đó nhưng không biết rõ trật tự đó là gì. Hình như đối với tôi, đó là thái độ cần có của ngay cả một người thông minh nhất đối với vấn đề Thượng đế. Chúng ta nhận thấy vũ trụ được sắp xếp một cách kỳ diệu và tuân theo một số qui luật nhất định, nhưng chúng ta chỉ hiểu lờ mờ những qui luật này.”

(“Einstein & Faith” – Walter Isaacson, bản dịch của Trần Ngọc Cư)

Than dung dat bui tao nguoi 11Hãy suy ngẫm về điều này: Bạn cầm cái bút chì, và bạn biết nó là nhân tạo mà không cần phải chứng minh. Vì sao lại như vậy?

Vũ trụ này chứa đầy những điều đáng kinh ngạc và các cơ chế khác nhau đằng sau chúng. Sự tồn tại và vận hành có trật tự của toàn bộ vũ trụ có thể là sự ngẫu nhiên chăng? Có bao nhiêu khả năng ngẫu nhiên để tạo ra một cái bút chì? Một con khỉ ngồi trước bàn phím máy tính thì có bao nhiêu khả năng ngẫu nhiên để nó lập trình được Windows XP? Nhưng đó mới chỉ là những thứ nhân tạo. Còn như có bao nhiêu khả năng ngẫu nhiên để có những điều kiện sống cho con người, chẳng hạn như chín đại hành tinh quay quanh mặt trời một cách tuần tự với khoảng cách phù hợp? Có bao nhiêu yếu tố ngẫu nhiên có thể tạo ra một cơ thể người, hoặc thậm chí chỉ đơn giản là một bông hoa, một chiếc lá? Sự tồn tại của những điều lớn lao, những quy luật phổ quát của vũ trụ chính là thứ khiến Einstein trở nên khiêm tốn đến như vậy.

Kỳ thực điều mà Einstein nói đến ở đây, nếu nói theo văn hóa phương Đông thì cực kỳ đơn giản. Cái trật tự này trong văn hóa phương Đông được gọi là “Đạo”. Khái niệm không phổ biến ở phương Tây thì nền văn hóa phương Đông cổ xưa đã có sẵn danh từ riêng để gọi tên từ hàng ngàn năm về trước!

Phương Đông là “huyền bí”. Với người phương Tây mà nói, phương Đông thật sự là “huyền bí”, bởi vì ngay cả tri thức lưu lại trong các cuốn cổ thư phương Đông cũng vượt khỏi nhận thức của khoa học phương Tây. Những thứ như kinh mạch, huyệt đạo, khí công… sẽ làm chấn động bất cứ người phương Tây nào tiếp xúc với nó. Tất nhiên, những tri thức cổ đại này vốn không phải là sản vật của sự tìm tòi thực chứng và ngay đến người phương Đông hiện đại theo Tây học cũng e dè khi tiếp xúc với chúng.

Nền văn hóa Phương Đông cổ xưa ngập tràn khái niệm “tu luyện”. Trong xã hội, các ngành các nghề đều giảng về “Đạo”, nên mới có Bách Gia. Lão Tử lại giảng: “Đạo khả đạo, phi thường đạo” (Đạo chân chính ở đây không phải là cái đạo thông thường, không phải nằm trong vòng đạo lý mà người thường có thể hiểu rõ được). Người xưa khi đứng khi ngồi đều có tư thế, lại giảng vận khí, hô hấp. Trong các thời kỳ thịnh trị, việc người ta tìm hiểu những con đường khác nhau của Phật gia, Đạo gia là vô cùng phổ biến. Các bậc tu hành xa xưa đã để lại những kinh điển cao thâm, trả lời cho nhân thế những câu hỏi được coi là chỗ mê vĩnh hằng như: nguồn gốc nhân loại, mối quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ, ý nghĩa của sự tồn tại. Đồng thời họ lại thông qua các hình thức tu luyện khác nhau như tu tâm, tu Thiện, tu thân, tu Chân, đức tin, cứu rỗi, v.v, để định hình nên khái niệm về tu luyện. Tri thức của phương Đông cổ đại “huyền bí” cũng từ đó mà xuất sinh.

Than dung dat bui tao nguoi 14
Một phần của bức tranh “Hiên Viên vấn Đạo đồ” mô tả cảnh Hoàng Đế tới núi Không Động để tìm Quảng Thành Tử cầu Đạo. (Họa sĩ Thạch Duệ thời Minh, Bảo tàng Cố cung Quốc gia Đài Loan, Wikipedia, Public Domain)

Tất nhiên, không phải là phương Tây không có khái niệm về Đạo này, chẳng qua là nó ít được để ý đến. Chẳng hạn từ thời La Mã, nhà hiền triết Cicero đã bàn tới Luật Tự nhiên. Trong quá trình thành lập Hiến pháp Hoa Kỳ, các vị Cha Lập quốc đã có một hiểu biết sâu sắc về Luật Tự nhiên (luật của Chúa) này. Và hơn thế nữa, theo logic của tư duy, nếu như họ xác tín vào Luật Tự nhiên, thì họ cũng tin rằng Luật Tự nhiên hiện hữu ở mọi nơi, không thứ gì là không có. Như vậy họ sẽ đi tìm sự biểu hiện của Luật Tự nhiên trong tất cả khía cạnh của đời sống, từ quan hệ xã hội tới kinh tế, chính trị. Đây chính là nguồn gốc của Hiến pháp Hoa Kỳ cũng như rất nhiều chính sách thời Hoa Kỳ lập quốc.

Vì sao Chư Thần lại tạo ra con người?

Vậy nếu như những suy luận bên trên là hợp lý đối với độc giả, nếu như chúng ta có thể tạm thời chấp nhận được sự tồn tại của Chư Thần và sự sáng tạo nên con người từ các “hạt” vi quan như một tiền đề. Thế thì câu hỏi lớn tiếp theo được đặt ra chính là: Vì sao lại có nhân loại?

Tôn giáo đã vượt qua khoa học khi nói về nguồn gốc của con người. Nhưng câu hỏi này vẫn là một nan đề của tôn giáo nói chung. Ngay cả trong Thiên Chúa giáo, tôn giáo thuộc hàng phổ biến nhất ngày nay, một trong những tôn giáo hiếm hoi cũng đề cập đến nguồn gốc của con người một cách chi tiết (như trong Sách Sáng thế của Kinh Thánh), thì đây cũng là một ẩn đố.

Nếu như nói Thiên Chúa tạo ra con người, thì vì sao lại tạo ra con người? Sáng Thế ký chép rằng Jehovah sau khi tạo ra Adam đã mang Adam đến vườn Địa đàng, nói với Adam có thể tùy ý ăn mọi loại quả trong vườn, chỉ riêng có quả trên cây trí tuệ thì không được ăn. Sáng Thế ký còn chép rằng trong các loài mà Jehovah tạo nên, chỉ có rắn là giống quỷ quyệt hơn hết các loài trong vườn. Kết quả là con rắn kia dụ dỗ Eva đến ăn quả cây trí tuệ. Eva ăn xong còn bảo Adam ăn. Thiên Chúa giáo nhìn nhận rằng đây chính là căn nguyên của tất cả tội ác và khổ nạn của thế gian ngày nay.

Thần dùng đất bụi tạo người: Từ Thần thoại đến vật lý lượng tử và hơn thế
Eva đưa trái táo cho Adam. (Tranh: British Royal Collection, Wikipedia, Public Domain)

Vậy thì có mấy vấn đề đặt ra ở đây.

Vấn đề thứ nhất: Thiên Chúa từ bi với Adam như thế, vì sao trong vườn Địa Đàng lại tạo ra cây trí tuệ, hơn nữa còn không có biện pháp bảo vệ nào? Vì sao lại tạo ra con rắn giảo hoạt kia? Nếu là khảo nghiệm xem Adam và Eva có nghe lời Thượng Đế hay không, tại sao lúc Eva bị cám dỗ sắp hái quả của cây trí tuệ kia, lại không ngăn cản nàng, cho nàng một cơ hội sửa sai, lại để đến sau khi Eva và Adam phạm phải tội lỗi không thể vãn hồi rồi mới đuổi cả hai ra khỏi vương Địa đàng. Và sau đó lại phải tốn một thời gian dài và rất nhiều tinh lực đến cứu rỗi hậu duệ của họ? Chiểu theo đức tin trong Thiên Chúa giáo ngày nay mà nói, Thiên Chúa cho người đời sau rất nhiều cơ hội để sửa chữa, vì sao lại không thể cho Eva hay Adam một lần cơ hội sửa chữa lỗi lầm?

Than dung dat bui tao nguoi 03
Thiên Thần đuổi Adam và Eve khỏi Vườn địa đàng. Ở dưới chân họ, con rắn trườn ra như dẫn đường. Điều này ám chỉ nó đã cám dỗ con người và sẽ còn cám dỗ con người. (Tranh: Họa sĩ Benjamin West, 1791, National Gallery of Art, Wikipedia, Public Domain)

Vấn đề thứ hai: Chúng ta đều biết về câu chuyện con thuyền Noah và Đại Hồng Thủy. Theo chương thứ 5 của Sáng Thế ký, Noah là cháu đời thứ 9 của Adam, cũng có nghĩa là, trong thời gian 9 đời kể từ Adam, thế giới này đã bại hoại đến mức phải đi đến bước hủy diệt rồi. Chiểu theo đức tin trong Thiên Chúa giáo, Thiên đàng là do Thiên Chúa tạo nên, sự tốt đẹp của Thiên đàng là vĩnh hằng, sự tốt đẹp của sinh mệnh trong Thiên đàng cũng là vĩnh hằng. Tức là Thiên Chúa có năng lực tạo ra một thế giới và các sinh mệnh vĩnh viễn tốt đẹp. Vậy tại sao Ngài lại tạo ra một thế giới và những sinh mệnh có thể bại hoại nhanh như vậy?

Than dung dat bui tao nguoi 04
Tranh vẽ về Đại Hồng Thủy. (Tranh: Họa sĩ Ivan Ayvazovsky, 1864, Wikipedia, Public Domain)

Thiên Chúa ấy, tạm thời cứ chiểu theo đức tin của Thiên Chúa giáo, thì Ngài là Thần toàn năng. Chiểu theo tư duy đó thì Ngài đã hữu ý an bài như vậy. Thế thì an bài như vậy để làm gì? Tạo ra một thế giới không tốt như thế để triển hiện “tình yêu” của bản thân có vẻ hoàn toàn không cần thiết lắm?

Tương tự như vậy, các tôn giáo khác cũng nói một cách rất chung chung về nguồn gốc của nhân loại. Ví như nói đạo Phật giảng rằng sinh mệnh con người đã trải qua luân hồi đời đời kiếp kiếp, cần nên giải thoát khỏi “bể khổ”, giải thoát khỏi “luân hồi”, đến một nơi tốt đẹp hơn. Thế thì nguồn gốc của chúng ta là gì? Đến một nơi tốt đẹp hơn thì sao? Đạo gia lại giảng chung chung hơn nữa, nói rằng Đạo tạo ra vạn vật (“Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị, Nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”), mà người thì cần phải “phản bổn quy chân”, trở về với bản tính tiên thiên, trở về với Đạo. Cuối cùng cũng đều không giải thích cho rốt ráo vì sao Thần tạo ra con người.

Tựu chung lại, “Vì sao có nhân loại?” đã trở thành một nan đề của tôn giáo xưa nay.

Thần truyền văn hóa

Ở trên chúng ta đã đề cập đến điều này: Thần tạo ra con người là có nguyên nhân. Và việc an bài cho con người rời khỏi Thiên đàng, cũng như việc tạo lập nên xã hội loài người có thể xuống dốc và trở nên bại hoại là hữu ý. Nhưng đó không phải là sự an bài một chiều. Ở chiều hướng ngược lại, Chư Thần cũng lại an bài nên những nhân tố khiến cho con người và xã hội loài người có thể thăng hoa.

Đây chính là nguyên nhân trong tất cả các dân tộc trên thế giới đều lưu lại những truyền thuyết về việc Thần và các sứ giả của Thần (mà ở phương Tây gọi là các nhà tiên tri) dạy con người cách sinh sống, truyền cho con người văn hóa, xác lập nên những chuẩn tắc trong đạo đức và hành vi của con người: Nữ Oa đội đá vá trời; Prometheus trao lửa cho loài người; Phục Hy diễn dịch Bát quái; Thần Nông nếm bách thảo; Socrates, Plato và Aristotle để lại triết học cổ như một con đường tìm kiếm chân lý; Moses truyền lại 10 điều răn của Thiên Chúa; Lão Tử kế thừa văn hóa thượng cổ để lại Đạo đức kinh; Khổng Tử tiếp nối nhà Chu, truyền văn hóa Nho gia trị thế an bang; Phật Thích Ca Mâu Ni chứng ngộ truyền Pháp; Chúa Jesus hy sinh thân mình cứu rỗi người Do Thái; v.v..

Than dung dat bui tao nguoi 15
Bức “Prometheus Steals Fire from Apollo’s Sun Chariot”, 1814, mô tả cảnh thần Prometheus lén lấy lửa từ cỗ xe của Thần Mặt trời để trao cho con người (Họa sĩ: Giuseppe Collignon, Wikimedia, Public Domain)

Dù có tín ngưỡng hay không, nếu nhìn vào nền văn hóa truyền thống của nhân loại, không khó để nhận ra rằng hầu hết các giá trị phổ quát, các quan niệm đạo đức, các quy tắc hành xử của con người là xuất phát từ quy phạm của Thần linh. Lấy 10 điều răn của Thiên Chúa làm ví dụ, đây là những nguyên tắc ứng xử hết sức cơ bản trong xã hội loài người: kính ngưỡng Thần linh, tôn kính cha mẹ, không được giết người, không được ngoại tình, không được trộm cắp, không được đố kỵ tham lam…

Bởi vậy khi nói về văn hóa cổ xưa, nói về văn hóa truyền thống thì cần hiểu rằng: truyền thống có lịch sử lâu đời, vậy tất cả những gì có từ lâu đời có phải là truyền thống không? Các vị Thần đặt ra quy phạm vào thời kỳ đầu của nền văn minh, con người coi đó như một nét văn hóa chính thống và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây chính là “văn hóa Thần truyền”, đây mới đích thực là văn hóa truyền thống chính thống.

Nhiều nền văn hóa Thần truyền đều được luân phiên dựng lập, ban đầu là phát triển, từng bước trải qua quá trình “thành – trụ – hoại – diệt”, cho đến khi một nền văn minh mới xuất hiện. Các nền văn minh mới thay thế các nền văn minh cũ, một số là do thiên tai và các yếu tố khác dẫn đến sự tuyệt chủng của con người và thậm chí là hầu hết các sinh vật. Các nền văn minh khác là do chiến tranh quy mô lớn hoặc bệnh dịch quy mô lớn gây ra số lượng lớn người chết, những người sống sót dần dần từ bỏ nền văn hóa tiền sử để hòa nhập vào nền văn minh mới.

Than dung dat bui tao nguoi 16
Trái: Đô thành tội lỗi Sodom bị phá hủy. (Tranh: Hessisches Landesmuseum Darmstadt, Daderot, Wikipedia, Public Domain) Phải: Cảnh núi lửa Vesuvius phun trào trước khi Pompeii diệt vong. (Tranh: Carlo Sanquirico, Wikipedia, Public Domain)

Sự xuất hiện của văn hóa Thần truyền vào mỗi chu kỳ văn minh ở các vùng đất khác nhau cho thấy những an bài hết sức tỉ mỉ của Thần đối với con người. Điều này lại càng khiến cho chúng ta phải tự hỏi: Vì sao Chư Thần lấy hình tượng của bản thân để tạo ra con người? Vì sao Chư Thần lại tỉ mỉ dẫn dắt con người trải qua vô số chu kỳ văn minh?

Còn nữa: Vì sao Chư Thần lại tạo ra thế gian với những đạo lý phản ngược lại với chốn Thiên đàng mỹ hảo? Chư Thần khiến cho con người “thiện ác đồng tại” (có cả thiện lẫn ác), khiến cho xã hội loài người sát sinh để có cái ăn, khiến kẻ mạnh làm anh hùng, dùng chiến tranh để có được thiên hạ, nhưng cũng lại đồng thời cho phép con người thăng hoa trở về, giác ngộ viên mãn. Nếu như Chư Thần toàn năng, thì tất cả những điều này không phải là Chư Thần cho phép dựng lập nên tất không thể nào tồn tại được.

Nhân loại chờ mong Đấng Cứu Thế

Quá trình tìm hiểu về nguồn gốc và nguyên nhân sự tồn tại của nhân loại đã đưa người viết đến một tìm hiểu xa xưa hơn về tín ngưỡng. Đó là truyền thuyết về Đấng Cứu Thế.

Hãy sử dụng một câu chuyện hấp dẫn để nói về đề tài này. Tại bảo tàng Louvre nổi tiếng ở Paris có một bức họa sâu xa, hàm chứa nhiều ẩn đố, mang tên “Et in Arcadia ego” của Nicolas Poussin, người được mệnh danh là cha đẻ của nền hội họa Pháp.

Thần dùng đất bụi tạo người: Từ Thần thoại đến vật lý lượng tử và hơn thế
Bức “Et in Arcadia ego”, khoảng năm 1638 – 1640, tại bảo tàng Louvre, Paris, Pháp, Họa sĩ: Nicolas Poussin (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Theo truyền thuyết, Arcadia là một chốn Thiên đàng thanh bình, cách biệt với thế giới trần tục. Các sinh mệnh của Arcadia luôn sống trong hạnh phúc và không hề biết đến cái chết. Bức “Et in Arcadia ego” của Nicolas Poussin tập trung mô tả bốn con dân của Arcadia, gồm có ba người chăn cừu và một phụ nữ. Họ đang đứng quanh một phiến đá có khắc dòng chữ “Et in Arcadia ego”, có nghĩa là “Thậm chí ở Arcadia, ta cũng hiện hữu”. Nếu chưa biết đến câu chuyện đằng sau bức họa, thì hẳn câu hỏi đầu tiên của người thưởng lãm tranh sẽ là: “Ai đã viết ra câu nói ấy?”

Than dung dat bui tao nguoi 02Trong văn hóa phương Tây, hình ảnh người chăn cừu thường tượng trưng cho những người có tín ngưỡng, hay những sinh mệnh trên Thiên đàng. Vậy nên ba người chăn cừu trong tranh chính là những con dân của vùng đất Thiên đàng Arcadia. Họ vừa nhìn vào dòng chữ khắc trên đá, vừa biểu lộ vẻ ngạc nhiên và bất ngờ, như thể chưa từng trải qua hay chứng kiến điều gì tương tự.

Nếu hỏi rằng ở cõi Thiên đàng trường cửu ấy, điều các sinh mệnh chưa hề trải qua là gì, thì đáp án có lẽ chính là: “lão – bệnh – tử”. Vị Thần đã viết nên câu nói ấy chính là vị Thần của sự suy vong và tận diệt. Ông dường như đang muốn nói rằng: Thậm chí cả xứ Thiên đàng Arcadia rồi cũng sẽ đi tới hồi kết!

Nói đến “lão – bệnh – tử” là nói đến sự đau thương, nhưng những người chăn cừu lại không hề biểu lộ ra cảm xúc đó, có chăng trên nét mặt họ chỉ là sự bất ngờ. Dường như những điều này là thứ gì đó quá xa lạ đối với họ. Ba người chăn cừu đều đang chờ đợi người phụ nữ đứng bên lên tiếng.

Thien duong an do 02Mặc dù không mang phục sức hoa lệ, nhưng từ tư thái cao quý, sự trầm tĩnh của người phụ nữ cũng như thái độ của ba người chăn cừu, chúng ta có thể đoán được rằng đây chính là nữ Thần Arcadia. Là người cai quản Thiên đàng hạnh phúc này, bà toát lên khí phách và trí tuệ hiếm có. Nhưng ngay cả nữ Thần Arcadia cũng chưa từng biết rằng xứ Thiên đàng này rồi sẽ đi đến điểm cuối, vậy nên bà trầm ngâm không nói lời nào.

“Thậm chí ở Arcadia, ta cũng hiện hữu”, nó như một dự ngôn rằng cái chết sẽ xuất hiện ở chốn Thiên đàng Arcadia. Lời dự ngôn đó đã xuất hiện từ bao giờ? Là ai đã khắc nó lên phiến đá này? Tại sao đến cả nữ Thần Arcadia cũng chưa hề biết đến điều đó? Và vì sao Thiên đàng, nơi cư ngụ của những linh hồn bất tử cũng lại xuất hiện cái chết? Tất cả những câu hỏi đó đã đưa “Et in Arcadia ego” trở thành một ẩn đố của hội họa Pháp.

Thật ra người phương Tây không chỉ biết đến Thiên đàng như một chốn tịnh thổ, mà cũng biết rằng đã từng và sẽ có những xáo động lớn diễn ra tại nơi đây. Đó là truyền thuyết về trận chiến trên Thiên đàng khi Lucifer dẫn đầu nhóm Thiên thần phản Chúa được mô tả sống động trong “Thiên đàng đã mất” (Paradise Lost) của Milton. Đó cũng là những tiên tri trong sách Khải Huyền của Kinh Thánh về việc trong tương lai, một con rồng đỏ sẽ mê hoặc khiến các Thiên Thần đi theo nó. Con rồng đó sẽ gây ra nhiều tai họa, và khiến cho một phần ba số ngôi sao trên bầu trời rơi xuống mặt đất.

Tranh khac go Michael 01
Tranh khắc gỗ mô tả cảnh Tổng lãnh Thiên thần Michael đánh bại con rồng đỏ trong sự kiện được tiên tri trong sách Khải Huyền. (Tranh: Die Bibel in Bildern, 1860, Wikipedia, 1860, Public Domain)

Chúng ta đều biết rằng, trong văn hóa cổ xưa ở cả phương Đông lẫn phương Tây, các vì tinh tú là một hình ảnh tượng trưng của các vị Thần, ví như Thần Jupiter đối ứng với sao Mộc, thần Helios đối ứng với Mặt trời, hay Nam Tào – Bắc Đẩu tinh quân coi giữ các chòm sao Nam Đẩu – Bắc Đẩu. Ngoài ra, các vì sao cũng được coi như một hình tượng phản ánh những thế giới của chư Thần. Vậy thì một phần ba số ngôi sao trên bầu trời rơi xuống mặt đất chẳng phải là những phần khác nhau của Thiên giới đang bị hủy diệt sao?

Quay lại phương Đông, ngoài quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” của con người ra, Phật giáo còn đề cập đến quy luật “thành – trụ – hoại – diệt” của vũ trụ. Đó chính là vũ trụ cũng có vòng tuần hoàn của nó, từ khi sơ khai là “thành”, phát triển đầy đủ phong phú là “trụ”, xuống dốc là “hoại”, còn tiêu vong là “diệt”. Nếu như vũ trụ đi đến cuối cùng rồi, thì liệu thế giới của Chư Phật, hay Thiên đàng của Chư Thần có còn tồn tại?

Đứng từ góc độ của khoa học mà nói, sự tồn tại của Trái đất, của một tinh cầu, một dải ngân hà, hay thậm chí là toàn vũ trụ dường như kéo dài rất lâu, với con người mà nói, thì là gần như vô tận. Nhưng khi con người bắt đầu khám phá được những điều ở cách trái đất hàng chục vạn năm ánh sáng thì chúng ta đã bàng hoàng khi chứng kiến cảnh những thiên thể xa xăm giải thể… Nếu như vũ trụ mênh mông không kể xiết này có điểm xuất phát là từ vụ nổ Big Bang như khoa học ngày nay giả thiết, thì đâu là điểm kết thúc của nó?

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng - Kỳ XI: Bí ẩn dự ngôn về cái chết ở chốn thiên đường
Hình ảnh một ngôi sao đang chết được kính thiên văn vũ trụ ghi lại. (Ảnh: NASA, Public Domain)

“Thậm chí ở Arcadia, ta cũng hiện hữu” – Dường như một quy luật cao hơn về vũ trụ đã được ẩn ý nói tới thông qua bức tranh của Nicolas Poussin. Suy luận tới đây, tư tưởng của người xem tranh như được mở ra, rộng lớn tới vô tận…

Thật ra, trong tín ngưỡng của cả phương Đông lẫn phương Tây, các tín đồ vẫn luôn mong ngóng một điều kỳ diệu, đó chính là truyền thuyết về Cứu Thế Chủ hay Sáng Thế Chủ. Tương truyền rằng ở vào thời khắc mạt thế cuối cùng thì một vị Thần toàn năng sẽ xuất hiện, giải cứu vũ trụ trong cơn nguy khốn “hoại – diệt” (Cứu Thế Chủ), thẩm phán và ban cho vạn vật được cứu rỗi sinh mệnh mới (Sáng Thế Chủ). Đó chính là hình tượng của Messiah trong tín ngưỡng phương Tây, Phật Di Lặc (Maitreya) trong Phật giáo phương Đông, hay chân nhân Lý Hoằng trong Đạo giáo (Đạo tạng kinh). Sự hiện hữu của những truyền thuyết giống nhau đến kỳ lạ đó khiến người ta không khỏi thắc mắc rằng, liệu các Ngài phải chăng là một?

Thần dùng đất bụi tạo người: Từ Thần thoại đến vật lý lượng tử và hơn thế
Bức “The Last Judgment” mô tả cảnh Cứu Thế Chủ xuất hiện trong sự kiện cuối cùng là Đại Thẩm Phán. (Tranh: Jean Cousin the Younger, cuối thế kỷ 16, Public Domain)

Cũng có một số học giả cho rằng, hình tượng Chúa Cứu Thế (từ Chủ và Chúa là giống nhau, ví dụ Chủ Nhật cũng là Chúa Nhật) thực chất còn bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế.

Di Lặc trong Phật giáo phương Đông vốn được Pháp sư Đường Huyền Trang (Đường Tăng) phiên dịch chính xác là “Mai Lợi Da”, nhưng người sau không chấp nhận ý kiến của vị Pháp sư đáng kính, nên đã sử dụng hai chữ “Di Lặc” – là phiên âm đã qua mấy lần chuyển ngữ nên đánh mất âm đúng. “Mai Lợi Da” trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”. Vị Thần, Thiên Chúa mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp ngoài dùng “Messiah” ra thì cũng nói vị này thành “Christos” (Đấng chịu xức dầu – Một nghi thức), bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc hay Kitô). “Messiah” “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo. Theo kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “Vạn vương chi Vương”. Trong Thiên Chúa giáo thì gọi Chúa Cứu Thế là “Lord of Lords”. Hai xưng hiệu này đều có ý nghĩa tương đồng, chính là vị Thần toàn năng có vị trí tối cao.

Vậy thì đối với những người hiểu được huyền cơ này, đã có thể tiến thêm một bước để hiểu “Vì sao có nhân loại?”.

Lời kết

Trong khoảng thời gian gần đây, người viết đã may mắn đọc được loạt bài viết “Vì sao có nhân loại”, “Tại sao muốn cứu độ chúng sinh”, “Vì sao xã hội nhân loại là mê?” của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – còn được gọi là Pháp Luân Công. Lần đầu tiên chỉ qua một vài bài viết ngắn ngủi, người viết đã có thể xâu chuỗi được tìm hiểu trong nhiều năm của mình về nguồn gốc của nhân loại và mục đích thực sự của sự tồn tại nhân loại. Chúng ta là một phần của vũ trụ này, và dù nhân loại là tồn tại ở một tầng thứ thấp, sự cứu độ con người lại có liên quan đến sự cứu độ cao hơn, liên quan đến một chân tướng cao cả hơn thế.

Từ rất nhiều điều được Lý Đại sư khai thị, người viết có một thiển ngộ rằng ở một phương diện nào đó, sự tồn tại của các thế giới tươi đẹp mỹ hảo là hạnh phúc của sinh mệnh, nhưng nếu chỉ có điều tốt lành thì sinh mệnh không thể thăng hoa, nghĩa là nếu chỉ biết ngọt bùi mà không có đắng cay thì sinh mệnh sẽ dần dần rơi rớt xuống. Chúng ta có thể thấy điều này ở ngay chính nhân loại – người từ nhỏ đến lớn lúc nào cũng vui sướng, không có thống khổ, không biết thống khổ là gì, thì không có sự cảm thông, cũng không thể cảm thụ được ý nghĩa chân chính của lòng biết ơn. Từ bé đến lớn cần gì được nấy thì tất nhiên sẽ rất dễ sa đọa, rất dễ sai lầm, không chỉ làm khổ bản thân mà còn làm khổ xã hội. Phương Tây có truyền thuyết rằng Tổng lãnh Thiên thần Lucifer từng là vị Thiên thần có được năng lực vô cùng lớn, đứng đầu các Thiên thần và chỉ ở dưới Thiên Chúa, nhưng cuối cùng vì đố kỵ và ngạo mạn mà lại trở thành chúa quỷ Satan, lôi kéo được một nhóm không nhỏ các Thiên Thần khác phản Chúa. Đây cũng là một minh họa vô cùng đáng suy ngẫm.

Do đó, sự tồn tại của những thế giới hoàn mỹ đã trở thành điểm khiến “hệ thống” không còn hoàn hảo nữa, dẫn đến một loại kiếp nạn mạt thế không thể tránh khỏi. Bởi vì nếu sinh mệnh chỉ rơi rớt xuống mà không thể quay về, thì không thể đảm bảo rằng thế giới không rơi rớt xuống, không thể đảm bảo “hệ thống” sẽ mãi không có vấn đề. Điều này thật rất tương tự với con người. Về mặt cơ thể con người mà nói, khi có ốm đau bệnh tật hay vết thương nhỏ thì có thể vượt qua, thông qua cơ chế loại bỏ tế bào cũ – thay thế bằng tế bào mới mà lành lặn, cùng lắm là cắt chi, hay phẫu thuật cắt bỏ gì đó đi. Nhưng khi cơ thể người gặp thương tổn quá lớn, hay khi già lão rồi, đối diện với cái chết thì không có cách nào để chạy trốn, không thể “cải lão hoàn đồng”. Tế bào con người không tự nhiên sinh ra, mà là dùng tế bào cũ phân đôi để tạo nên tế bào mới, và sau nhiều lần phân tách thì tế bào mới cũng không còn tốt như ban đầu, đó là nguyên nhân căn bản của sự lão hóa. Nói cách khác, mặc dù ở phương diện nhỏ có thể phát sinh loại tình huống sửa chữa cục bộ bằng cách loại bỏ thay thế, nhưng khi xuất hiện vấn đề rất lớn, “hệ thống” chỉ có thể bị tiêu hủy mà không có khả năng sửa chữa. Đây phải chăng chính là điều được gọi là “thành – trụ – hoại – diệt”?

Vậy thì để sinh mệnh có một cơ hội được thăng hoa, có thể quay trở lại, cần có một “trạm dừng chân” cho phép sinh mệnh sửa chữa sai lầm, hoàn trả lại sai lầm, đạt được đề cao chân chính. Ở trong thế giới tốt xấu lẫn lộn mà tôn giáo gọi là “cõi mê” ấy, con người có thể vững tin vào những giá trị phổ quát làm người, không ngừng tu sửa bản thân, không ngừng thăng hoa sinh mệnh, thì tất sẽ không bị Chư Thần bỏ rơi, sẽ được nâng đỡ, sẽ có thay đổi về mặt bản chất bao gồm cả cảnh giới tâm linh và năng lượng vật chất thân thể mang theo, từ đó có thể quay trở về, thoát khỏi “luân hồi”. Nếu làm người bình thường thôi thì mỗi khi chết đi, linh hồn lại tiếp tục luân hồi lại mới, mang theo phúc đức và cũng mang theo nghiệp báo. Tôn giáo còn giảng rằng con người một khi làm điều thất đức quá lớn, thì linh hồn không thể nhập luân hồi nữa, mà sẽ rơi vào cõi địa ngục “vô gián”, sinh mệnh hoàn toàn bị tiêu hủy. Đây mới là bước cuối cùng của sinh mệnh.

Bởi vậy làm người là hy vọng của sinh mệnh, đắc được chân lý cứu độ cũng là hạnh ngộ của sinh mệnh vậy. Sinh mệnh có cơ hội quay trở về, thì ở phương diện lớn hơn cũng có an bài cơ chế đối ứng giúp “hệ thống” có khả năng sửa chữa lại mới, vĩnh viễn bảo trì “thành – trụ”, từ đó mà trở nên hoàn mỹ vô khuyết.

Phải chăng… đó là lời giải cho những băn khoăn về nguồn gốc của nhân loại? – Theo ngu ý của người viết…

Một điều làm người viết cảm động hơn nữa là như vậy:

Giới tín ngưỡng xưa nay đều biết về huyền cơ mạt thế, đó cũng là điều mà nhiều tôn giáo mới xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 tới nay đều nói đến, nhưng đều lợi dụng và khiến cho thời thế đã loạn lại càng loạn. Các tôn giáo đều giành giật nhau, đều bảo rằng chỉ có ở trong tín ngưỡng của mình thì mới được cứu độ, không ai chịu ai. Ngoài ra, “tín Thần” đã chỉ còn là một hoạt động xã hội mang tính chất bề mặt như đi chùa, đến nhà thờ cầu nguyện, v.v., còn trong hành xử đời thường thì vô cùng hiếm có người nào tự ước thúc bản thân và thể hiện được lòng “tín Thần” (nghe theo các giá trị phổ quát mà Thần truyền lại) chân chính. Ngay đến các sứ giả của Thần, những vị hòa thượng, trụ trì, đạo sĩ, cha xứ cũng ngang nhiên vi phạm giới luật ngay trên chính nơi thờ phượng Thần linh. Khi các giá trị đạo đức đảo lộn, khi nhân tâm mục ruỗng, khi Phật giáo, Đạo giáo, và các chính giáo khác trải qua nghìn năm lưu truyền mà bị con người làm sai lệch méo mó thì rốt cuộc chẳng có ai nhắc nhở con người rằng chỉ có những người bảo trì được sự thiện lương, lòng chính nghĩa, hay tín ngưỡng chân chính trong thời kỳ mạt thế bại hoại mới có hy vọng được cứu vớt.

Ấy vậy mà trong những bài viết cho thế nhân, Lý Đại sư không hề viết rằng phải tu Pháp Luân Đại Pháp thì mới được cứu rỗi. Lý Đại sư chỉ tập trung vào những giá trị phổ quát đã có từ hàng ngàn năm của nhân loại và nhắc nhở rằng làm người cần tích đức, cần hành thiện, cần nhẫn chịu khổ đau mà thăng hoa. Cũng từ đây, người viết cảm thấy một sự rộng lượng và bao dung. Người viết hiểu rằng, bất kể bạn là ai, bạn có tín ngưỡng nào, chỉ cần tuân theo những giá trị truyền thống, chỉ cần thật sự “tín Thần” của bạn, mà cụ thể là làm theo những chỉ dẫn của Thần, ước thúc và tu dưỡng bản thân, làm điều thiện lương, đứng trước cái tà ác thì biết hành động đúng đắn, thì bạn và những gì thuộc về bạn ở cao hơn thế gian này sẽ được cứu rỗi.

Một chút chia sẻ dông dài, mong được thiện tâm góp ý.

Bình Luận