(Tranh minh họa: Họa sĩ Trần Hồng Thụ thời Minh, Wikipedia, Public Domain)
Kẻ huênh hoang tự cao, Trời chẳng dung, người khiêm nhường lặng lẽ, phúc tự tìm. Người khoe khoang, phô trương hoặc giả kiêu ngạo, thường tự đẩy mình vào ánh hào quang tạm bợ, nhưng cũng dễ rơi vào sự cô lập. Ngược lại, người khiêm tốn chọn cách lặng lẽ trau dồi bản thân, không cần sự tung hô, nhưng lại toát lên sức hút chân thành và sâu sắc.
Xưa nay người khoe khoang phô trương mà bại vong thật rất nhiều. Sách “Tam quốc chí – Thục chí – Mã Lương truyện” có ghi chép về Mã Tốc, kể rằng ông là người thích luận bàn mưu kế nhà binh, thường đưa ra nhiều kiến giải khiến Gia Cát Lượng trọng thị. Nhưng khi Lưu Bị sắp qua đời có nhắc nhở Gia Cát Lượng: “Lời nói của Mã Tốc vượt quá sự thực, không thể dùng.”
Sau này Gia Cát Lượng không nghe lời khuyên, vẫn dùng Mã Tốc làm quân tiên phong. Trong chiến dịch Nhai Đình, Mã Tốc tự mình làm theo ý mình, không theo kế hoạch đã thống nhất, cuối cùng bị quân nước Ngụy đánh cho đại bại, quân lính bỏ chạy tán loạn. Gia Cát Lượng buộc phải rút quân, cuối cùng bất đắc dĩ phải chiểu theo quân pháp mà xử tử Mã Tốc. Đây là một việc khiến Gia Cát Lượng vô cùng hối hận.
Có những người không phô trương như Mã Tốc, nhưng đối với thành tích của mình thì cũng rất kiêu ngạo, do đó mà không thật sự có được thành tựu đáng nên có. Sách “Sử ký – Ngụy Kỳ An Vũ hầu liệt truyện” có ghi chép về Đậu Anh là một người như vậy.
Thời Hán Cảnh Đế, Đậu Anh được giao chức Chiêm sự, đảm nhiệm các việc trong cung của thái hậu và thái tử. Trong một buổi yến tiệc, Cảnh Đế uống rượu cao hứng, lỡ nói với Đậu Thái hậu: “Sau khi trẫm băng hà thì truyền ngôi cho Lương Vương”. Lương Vương là em trai của Cảnh Đế, vốn rất được Đậu Thái hậu yêu thích. Nghe thấy vậy, Đậu Anh liền thẳng thắn can gián: “Thiên hạ là thiên hạ của Hán Cao Tổ. Từ đầu đã là cha truyền con nối. Bệ hạ không thể tự tiện truyền cho Lương Vương.” Đậu Anh giúp Hán Cảnh Đế thu lại lời nói, nhưng cũng bởi vậy mà khiến Đậu Thái hậu tức giận. Đậu Anh do đó mà lấy lý do có bệnh, xin được từ chức.
Vào năm Cảnh Đế thứ ba, bảy vị vương hầu làm phản. Cảnh Đế xét tài chỉ thấy có Đậu Anh là dùng được. Nhưng trong lúc việc triều đình khẩn trương, Đậu Anh lại kiêu ngạo, lấy cớ kiên quyết chối từ. Đậu Thái hậu thẹn. Cảnh Đế cũng phải xuống nước, an ủi, mới khiến Đậu Anh nhận chức đại tướng quân. Tài vật mà Cảnh Đế ban, Đậu Anh kiên quyết không cho vào nhà, mà bày ở ngoài cửa, tướng sĩ đi qua mặc sức lấy. Điều này lại càng cho thấy tâm cố chấp của Đậu Anh.
Cuối cùng Đậu Anh chỉ huy quân đội giỏi, bình định được phiến loạn, được phong làm Ngụy kỳ hầu. Sau đó, Đậu Anh được làm thầy dạy của thái tử. Nhưng bốn năm sau đó thì thái tử bị phế. Đậu Anh đã nhiều lần can thiệp nhưng không có kết quả, nên ở nhà mấy tháng liền không ra làm việc. Có người khuyên nhủ Đậu Anh bớt kiêu ngạo, Đậu Anh mới nghe ra, tiếp tục vào triều.
Sau đó chức Thừa tướng bị khuyết, Đậu Thái hậu đã vài lần muốn giao cho Đậu Anh, nhưng Hán Cảnh Đế nói: “Đậu Anh người này, dương dương tự đắc, khó thay đổi ý kiến của ông ấy được, nên khó mà có thể gánh vác trọng trách thừa tướng”. Cuối cùng Hoàng đế cũng không giao trọng trách ấy cho Đậu Anh.
Sau này Đậu Anh vì quá cố chấp nên ngày càng không được dùng. Đậu Anh thấy người khác được dùng thì cũng không vui, thường xuyên có chuyện xung đột trong triều. Cuối cùng vì việc mâu thuẫn trong triều đình mà ông bị Hoàng đế ban chết.
Có thể thấy rằng tâm tự cao tự đại thật sự hủy hoại người ta. Nặng thì khiến thân bại danh liệt, nhẹ thì khiến thành tựu khó tròn đầy. Trong khi đó, người khiếm tốn lại thường được sử sách lưu danh. Trong sách “Luận Ngữ – Ung Dã”, khi nói về sự khiêm tốn, Khổng Tử từng lấy Mạnh Chi Phản làm ví dụ.
Mạnh Chi Phản là tướng nước Lỗ. Khi hai bên Tề và Lỗ giao tranh, quân Lỗ thua trận rút chạy. Quân của Mạnh Chi Phản ở lại sau cùng, không những yểm trợ cho quân Lỗ rút lui an toàn, mà còn đánh bại quân Tề. Khi sắp về đến cổng thành, Mạnh Chi Phản nghe thấy mọi người nhiệt liệt khen ngợi, ông lại khiêm tốn dùng mũi tên làm roi quất con ngựa đang cưỡi mà nói: “Không phải là tôi dám ở lại sau cùng, mà là tại con ngựa của tôi chạy không đủ nhanh.”
Người ta thường bị ảnh hưởng bởi danh lợi, nên có một số người vì để nổi tiếng mà tranh cường hiếu thắng, tranh công tránh tội, tranh đấu, đố kỵ, tức giận lẫn nhau. Như Mạnh Chi Phản lập được công lao mà lại biểu hiện ra mỹ đức khiêm tốn như vậy thì thật hiếm thấy.
Trong thời thế loạn, có biết bao nhiêu người sống trong tranh tranh đấu đấu, mục đích cuối cùng cũng chỉ vì tranh danh đoạt lợi, không thể tránh khỏi việc hãm hại lẫn nhau. Khi một người càng được tán dương thì sẽ càng dễ nảy sinh tâm danh lợi, càng dễ tự cao tự đại, họ lại càng không từ thủ đoạn hơn. Nếu không chú ý, họ sẽ phóng đại những khuyết điểm của người khác để nhìn, vọng tưởng cải biến người khác phù hợp với quan điểm của mình.
Người khiêm tốn thường thường sẽ làm được việc tự cải biến cách nghĩ, làm cho tự mình càng phù hợp hơn, càng hoàn thiện hơn. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, những người luôn nghĩ tự mình có chỗ nào làm chưa tốt cần cải tiến, thì thường sẽ có thể khiến tự mình chân chính đạt được thăng hoa.
Theo “Tinh giải luận ngữ: Mạnh Chi Phản không khoe công“
Đăng trên ChanhKien.org
Xem thêm:
Mời xem video:
Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…
Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…
Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…
Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…