Từ dòng họ Nguyễn Tường đến nhóm “Tự lực văn đoàn”

Sự ra đời của nhóm “Tự lực văn đoàn” vào năm 1934 như một làn gió mới. Nhóm “Tự lực văn đoàn” có 7 thành viên thì 3 người là anh em dòng họ Nguyễn Tường, 3 anh em cũng là những người chủ trương đứng ra thành lập nhóm. Trước khi nói về “Tự lực văn đoàn” bài viết sẽ phác họa nguồn gốc dòng họ nổi danh này.

Các thành viên nhóm Tự lực văn đoàn. (Ảnh tư liệu)

Dòng họ Nguyễn Tường

Theo gia phả, dòng họ Nguyễn Tường gốc gác là họ Nguyễn Như, sau đổi thành Nguyễn Văn, quê quán tại xã Phúc Điền, tổng Hạ Bản, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Sau này cụ tổ là Nguyễn Văn Phước theo chúa Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong định cư.

Đến đời thứ ba là ông Nguyễn Văn Quyền đưa gia đình đến định cư ở phủ Hoài Nhơn, Bình Định. Do thời kỳ này chiến tranh loạn lạc, đến đời thứ năm là ông Nguyễn Văn Huấn chuyển đến định cư ở thôn Tân An, xã Mỹ Hội, huyện Tân Bình, phủ Gia Định, ông Huấn nhậm chức Hiển trung từ Đội trưởng.

Ông Huấn có người con trai là Nguyễn Văn Vân được xem là đời thứ sáu. Lúc này Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được vùng đất Nam bộ, xưng là Nguyễn Vương và tổ chức các khoa thi chọn người hiền tài.

Khoa thi năm 1796, Nguyễn Văn Vân cùng 13 sĩ tử khác đỗ Tam trường, từ đó ông đi theo phục vụ cho Nguyễn Vương. Năm 1797, Nguyễn Vương tin tưởng cho Nguyễn Văn Vân theo mình đi đánh Quảng Nam.

Theo tích cũ của dòng họ thì Nguyễn Vương rất quý Nguyễn Văn Vân. Một lần ông hộ giá Nguyễn Vương đến núi Phúc Tường ở Quảng Nam, Nguyễn Vương chỉ ngọn nói rồi hỏi núi này tên gì, Vân đáp đấy là núi Phúc Tường. Nguyễn Vương nói rằng: “Nguyễn Phúc là họ của ta. Vậy ta ban cho ngươi họ Nguyễn Tường”. Từ đó Nguyễn Văn Vân đổi thành Nguyễn Tường Vân, cũng từ đó dòng họ Nguyễn Văn đổi thành Nguyễn Tường.

Năm 1801, Nguyễn Tường Vân theo Nguyễn Vương đánh Kinh thành Phú Xuân của nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hiệu là Gia Long. Nguyễn Tường Vân được cử làm Phó sứ cùng Chánh sứ Trịnh Hoài Đức sang nhà Thanh cầu phong.

Năm 1803, ông được cử trông coi Quảng Nam, từ đó cùng gia đình chuyển đến định cư ở đây. Sau đó ông làm quan qua các chức vụ khác nhau.

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, Tường Vân được thăng làm Binh bộ Thượng thư, kiêm thêm duyệt tuyển sự ở Bắc thành, được phong Chánh nhị phẩm bậc Tư chính đại phu.

Công việc duyệt tuyển sự tương tự như điều tra dân số để thiết lập các sổ sách về dân sự. Công việc đang được tiến hành thì Nguyễn Tường Vân mất ở Thăng Long vì dịch bệnh.

Sách “Đại Nam thực lục” ghi chép lại rằng vua Minh Mạng thương tiếc, tặng thưởng 200 lạng bạc, lại cắt cử riêng 2 người coi mộ cho ông, lại bảo bầy tôi rằng: “Tường Vân có đủ tài chính trị, văn học, lo việc nước, làm việc công, gặp việc thì lo cố gắng, ít người kịp được”.

Ông được chôn cất ở Quảng Nam theo nghi lễ Hoàng triều, lăng mộ được xây trên gò đất cao nên dân chúng gọi là gò Lăng hay gò Lăng Ông.

Theo dân Quảng Nam thì gò này là nơi có phong thủy tốt, vì thế mà con cháu của Nguyễn Tường Vân nhiều người đỗ đạt. Nguyễn Tường Vĩnh đỗ Phó bảng khoa thi năm 1838. Con thứ là Nguyễn Tường Phổ đỗ Tiến sĩ đồng tam giáp khoa thi năm 1842.

Quảng Nam là nơi có nhiều người tài, nhưng người đỗ đạt thì rất ít, việc hai anh em cùng thi đỗ ở Quang Nam là rất hiếm gặp. Nguyễn Tường Phổ làm quan có tiếng là liêm chính, cao thượng, ông cũng chính cụ cố của 3 anh em nổi tiếng chủ lực trong nhóm “Tự lực văn đoàn” sau này.

Sau này dòng họ Nguyễn Tường lại dời từ Quang Nam đến huyện Cẩm Giàng, Hải Dương sinh sống. Đến thế hệ sinh đầu thế kỷ 20 nhiều anh em trở thành chủ lực trong nhóm “Tự lực văn đoàn” nổi tiếng, ảnh hưởng đến văn hóa trong cả lĩnh vực văn chương và báo chí.

Tự lực văn đoàn

Người khởi xướng thành lập “Tự lực văn đoàn” năm 1932 là Nguyễn Tường Tam (bút danh là Nhất Linh). Trong khoảng thời gian sống tại Pháp, ngoài việc học khoa học, Nguyễn Tường Tam còn chuyên tâm nghiên cứu về nghề báo. Năm 1930, ông đỗ bằng Cử nhân khoa học, và trở về Hà Nội để thực hiện ước vọng của mình. Nguyễn Tường Tam nộp đơn xin Sở Báo chí cho phép ra báo Tiếng cười. Tuy nhiên gặp khó khăn trong việc xin cấp phép.

Khi biết báo Phong Hóa sắp sửa phải đình bản, Nguyễn Tường Tam ngỏ ý mua lại. Từ tháng 9/1932, Báo Phong Hóa dưới sự điều hành của Nguyễn Tường Tam thì bán rất chạy. Đến năm 1934, để phục vụ cho tờ Phong Hóa thì “Tự lực văn đoàn” chính thức ra mắt. Nhóm có 3 người chủ lực là anh em nhà Nguyễn Tường gồm: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), cùng 4 người con lại đều là những cây bút nổi tiếng gồm Khái Hưng, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu.

Sở dĩ gọi là “tự lực” bởi nhóm tự lực trang trải mọi chi phí để thành lập và hoạt động.

Các thành viên nhóm Tự lực văn đoàn. (Ảnh: Saigoneer.com)

Thời kỳ này chữ Hán không còn được phổ biến, chữ quốc ngữ dần có chỗ đứng, các tác phẩm cũng sử dụng chữ quốc ngữ, viết theo thể văn xuôi chứ không phải văn ngôn như trước kia. Những tiểu thuyết được viết theo thể “bạch thoại”, ít dùng chữ Nho, vắng hẳn những từ Hán Việt, không có nội hàm Nho gia, là các tiểu thuyết tả thực giản dị lại dễ hiểu dễ gần dành cho số đông dân chúng, những bài học cuộc sống cũng không trích dẫn theo các điển tích như trước. Đây là một cuộc thay đổi lớn, làm nền tảng cho các tác phẩm văn học hiện đại về sau.

Trong bối cảnh đó, nhóm Tự lực văn đoàn nổi lên như một làn gió mới, định hình nên một nền văn học giàu tính nghệ thuật, và cũng tạo nên sự đột phá trong nền báo chí của đất nước, với cách làm báo đẹp nhất, nội dung cuốn hút nhất, tự có nhà xuất bản, nhà in…

Báo Phong Hóa của Tự lực văn đoàn.

Không chỉ sáng tác, nhóm “Tự lực văn đoàn” cũng dành tiền để xây dựng những ngôi nhà mới nhưng giá rẻ để phục vụ những người nghèo, đồng thới có các hoạt động cứu tế xã hội.

Sau đó các thành viên của nhóm bí mật có những hoạt động chống Pháp và Nhật. Cuối năm 1940 thì nhiều thành viên chủ chốt trong nhóm bị bắt khiến nhóm cũng tan rã.

Trong khoảng gần 10 năm tồn tại, “Tự lực văn đoàn” đặt một bước khiến văn học đi ra khỏi quỹ đạo truyền thống. Tính giáo dục của kiểu văn truyền thống mang hơi hướng Nho gia là cao, nhưng trải qua nghìn năm thì đã đi đến bước giáo điều và khô cứng, lại thêm vào sự lý giải sai lệch dần qua nghìn năm, cuối cùng đứng trước nhu cầu thay đổi phải lui vào lịch sử. Điều này bước đầu hình thành nên văn học hiện đại ngày nay.

Chỉ tiếc là, khác với Nhật Bản, ở bước chuyển tiếp trong thời kỳ cận đại nhiều hỗn loạn đó, các văn nhân Việt Nam đã không thể giúp văn học hiện đại tải thể được các giá trị truyền thống.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video “Người không có tiền thì 3 lời không nên nói, 3 việc không nên làm”:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

7 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

9 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

16 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

35 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

53 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago