Vua Mithridates VI của vương quốc Pontos là vị Vua nổi tiếng nhất trong việc chống lại sự bành trướng của Đế Chế La Mã. Đồng thời ông còn là vị vua có cơ thể bách độc bất xâm.
Vương quốc Pontos là một vương quốc Hy Lạp hóa, được thành lập từ năm 291 TCN bởi vua Mithridates I. Đến năm 120 TCN, người trị vì là vua Mithridates V bị chết vì bị đầu độc trong một bữa tiệc của hoàng gia. Con trai ông sau này trở thành vua Mithridates VI lúc đó mới chỉ hơn 10 tuổi.
Bấy giờ, mẹ của Mithridates đã trở thành hoàng hậu nhiếp chính trong khoảng thời gian 7 năm, và muốn lập em trai của Mithridates là Chrestus lên ngôi vua. Bà đã lập ra một kế hoạch để thực hiện việc này, nhưng Mithridates bỏ trốn được.
Mithradates sống ở nơi hoang dã trong vòng 7 năm trời và chính tại đây, ông bắt đầu quá trình huấn luyện cơ thể mình miễn nhiễm với độc tố. Đây là thời kỳ mà tại phương Tây, chuyện ám sát bằng thuốc độc đối với vua chúa xảy ra thường xuyên. Bản thân lại có cha bị đầu độc, nên Mithridates hiểu rằng nếu sau này mình về giành ngôi vua, thì đến một ngày nào đó mình cũng có thể là nạn nhân.
Khoảng năm 113 TCN, Mithradates trở về triều đình. Lúc này, ông đã trở thành một người có sức vóc, có ý chí kiên quyết, cũng như sự mưu lược. Mithradates nhanh chóng tước bỏ quyền lực của mẹ và em trai, giam cầm cả hai và lên ngôi, trở thành vua Mithridates VI.
Vua Mithradates VI muốn cơ thể của mình miễn nhiễm đối với các loại thuốc độc để tránh bị sát hại. Vì thế, mỗi ngày ông đều uống một lượng rất nhỏ các loại thuốc độc khác nhau, để cơ thể có thể quen và kháng lại các loại thuốc độc này.
Không chỉ thế, nhà Vua còn nghiên cứu rất nhiều thảo dược để tạo ra một loại thuốc giải độc vạn năng có tác dụng cho tất cả các loại thuốc độc. Loại thuốc giải của Mithridates VI nổi tiếng đến nỗi sau này các thầy thuốc La Mã phục vụ cho hoàng gia đều tự nhận rằng họ có được phương thuốc huyền thoại đó, và đặt tên nó là Mithradatium. Sau này, các học giả khác nhau như Aulus Cornelius Celsus, Pliny Bố đều đề cập tới loại thuốc giải độc này, nhưng mỗi người lại đưa ra một công thức riêng. Không ai có thể biết được phương thuốc thật sự là như thế nào. Chỉ biết rằng, thời đó khi Mithridates VI pha chế loại thuốc giải này đã thực hiện cả những nghi thức thờ cúng do các thầy tu người Scyth hỗ trợ.
Chính vì thế mà lịch sử còn gọi Mithridates VI là “vua độc dược”. Ông đã thành công khi khiến cơ thể của mình có thể kháng lại bách độc.
Vua Mithradates VI đưa quân đi chinh phạt khắp nơi và xây dựng một Đế chế trải dài từ phía Bắc của Biển Đen tới Syria và Armenia.
Trên con đường chinh phạt của mình, vào năm 89 TCN, vua Mithradates VI đưa quân tiến vào vùng đất châu Á của người La Mã và đánh bại quân kháng cự. Tại châu Á ông được chào đón tại các thành phố, nơi mà người dân trước đây phải đóng thuế cho những người La Mã.
Mithradates VI được chào đón nồng nhiệt bởi ông đề cao việc giải phóng người Hy Lạp, kháng cự lại người La Mã, và một số tài liệu còn mô tả rằng ông có thể nói được toàn bộ 22 thứ tiếng của 22 tiểu quốc mà ông cai trị.
Tuy nhiên vào năm 88 TCN, Mithradates VI đã hạ lện tàn sát toàn bộ 80.000 người La Mã gồm cả nam giới, phụ nữ và trẻ em. Sự kiện này được gọi là “Asiatic Vespers”. Dù được người Hy Lạp và Ba Tư ca ngợi, xem là người giúp chống lại sự bành trướng của La Mã; thế nhưng vua Mithradates VI lại bị người La Mã căm ghét vô cùng, dẫn đến các cuộc tấn công qua lại với quân La Mã.
Mithradates VI thật không may bởi vì mặc dù ông vô cùng tài giỏi, ông lại sinh cùng thời với 3 vị tướng La Mã tài giỏi khác: Lucius Cornelius Sulla, Lucius Licinius Lucullus và Gnaeus Pompeius Magnus. Trải qua 3 chiến dịch lớn với quân La Mã (sau này được đặt tên là Chiến tranh Mithridatic 1, 2 và 3), sau hàng chục năm, đến năm 65 TCN vua Mithradates VI cùng tàn quân chạy đến thành lũy cuối cùng ở Panticapaeum.
Tại Panticapaeum, nhận thấy mình sẽ thất bại, Mithradates VI quyết định cho cả gia quyến uống thuốc độc. Trong khi gia đình ông đều chết thì Mithradates VI với thân thể bách độc bất xâm lại không bị thuốc độc hạ gục. Ông đành phải lao mình vào thanh kiếm của một người lính để tự vẫn.
Triết gia La Mã là Gaius Plinius Secundus ca ngợi Mithridates là “vị vua lớn nhất của thời ông ta”, một triết gia khác của La Mã là Marcus Tullius Cicero cho rằng ông là vị Vua lớn nhất sau Alexandros Đại Đế. Theo đánh giá của các nhà sử học thì Vua Mithradates VI là một trong những người vĩ đại trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của Đế chế La Mã.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…