Nếu bạn sử dụng Google tìm kiếm theo từ khoá “ô nhiễm nguồn nước ở Bangladesh”, ngay lập tức sẽ có hàng trăm ngàn hình ảnh đập vào mắt bạn. Chỉ nhìn thôi cũng đã ớn chứ chưa nghĩ đến việc phải dùng nước đó vào việc gì.
Vào khoảng tháng 5/2016 tôi có dịp quay trở lại thủ đô Dhaka của Bangladesh cùng một nhóm các nhà nghiên cứu môi trường khảo sát các dòng sông nơi đây. Đó là khoảng thời gian mà hàng dệt may Made in Bangladesh bị tẩy chay ở phương Châu Âu và Mỹ do các dòng sông bị nhiễm Asen và điều kiện lao động của công nhân không đảm bảo an toàn. Phong trào tẩy chay đó ảnh hưởng đến 3.5 triệu lao động. Phần lớn trong số họ bị mất việc làm, giảm thu nhập và họ phải tham gia tìm việc làm theo ngày tại các chợ lao động tự do mỗi sáng sớm ở các ngã tư đường phố.
Chúng tôi đi thuyền dọc các dòng sông ở thủ đô Dhaka, đi trên những dòng sông chết đặc quánh như dầu luyn, và thấp thoáng trên sông nổi lên những đụn bọt trắng xoá trông giống như bọt xà phòng. Tôi hỏi một chuyên gia môi trường người địa phương thứ đó là gì. Anh ấy nói đó là hoá chất từ chất tẩy rửa và thuốc nhuộm vải không được xử lý mà cho thải trực tiếp ra môi trường. Tình trạng đó không hề được xử lý gần 10 năm và để lại hệ luỵ to lớn là tất cả các dòng sông biến thành dòng sông chết. Cá tôm không sống được, tất nhiên rồi, và nước đó cũng không dùng để tưới tiêu được.
Tệ hại hơn, các dòng sông đen ngòm này rất lớn, chúng là những dòng sông chính chảy về hạ lưu nên ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản ở toàn bộ vùng châu thổ Ganges vốn dĩ xưa kia trù phú. Và hậu quả là không chỉ ngành dệt may bị tẩy chay, nông sản của Bangladesh cũng không xuất khẩu được do tồn dư hoá chất. Cái giá phải trả cho việc quản lý nguồn nước lỏng lẻo thật quá đắt.
Tôi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân từ những chuyên gia môi trường địa phương vì sao lại vậy thì được biết rằng ngành dệt may đóng góp khoảng 1/5 nguồn ô nhiễm và người dân thì đóng góp khoảng 2/5 các chất ô nhiễm vào các dòng sông. Như vậy không chỉ các công ty, tập đoàn mà sự thực hành của mỗi người dân cũng góp phần lớn vào ô nhiễm nguồn nước nơi đây.
Tôi lại hỏi vì sao người dân không có ý thức để thay đổi nó? Câu trả lời là họ thiếu sự đồng lòng làm cùng nhau. Họ xem ô nhiễm là trách nhiệm chung nhưng không có hành động chung cùng nhau nên mạnh ai người đó xả thải. Và rốt cuộc thì tất cả họ, không phân biệt giàu nghèo, đều phải chịu chung một nguồn nước đen như dầu luyn và nhiễm đầy hoá chất.
Tôi nghĩ đến Nhật Bản, đến Kyoto nơi tôi có khoảng thời gian dài sống ở đó. Dòng sông Kamokawa chảy qua thành phố có nguồn nước trong vắt quanh năm, cá bơi tung tăng và chim chóc, vịt trời đùa vui mỗi ngày. Vì sao họ, người Nhật giữ được như vậy? Một phần là nhờ công nghệ và sự đầu tư lớn cho việc bảo vệ nguồn nước, và ở phần quan trọng hơn là ý thức giữ gìn nguồn nước của người Nhật.
Về công nghệ, người Nhật phát minh ra các chất tẩy rửa ít ô nhiễm môi trường như túi giặt Terra Wash từ hạt Magie là một ví dụ, hoặc các nguồn nước thải được tách riêng khỏi hệ thống nước mưa và đưa về hồ xử lý riêng trước khi trả lại các dòng sông. Nếu một công nghệ tiên tiến bảo vệ môi trường được nhiều người sử dụng thì mức độ ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi. Đó là sự chung tay có trách nhiệm để đảm bảo rằng nguồn nước luôn được bảo vệ.
Chúng ta đều tin rằng nước có chu trình tuần hoàn của nó. Nước từ trời rơi xuống, nước chảy vào các dòng sông và đi ra biển cả, nước ngấm xuống đất nuôi mạch nước ngầm và nước bốc hơi để tạo mưa quay về sự khởi đầu của nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta ứng xử không tử tế với nước tại chu trình này thì ở chu trình sau của nước chúng ta sẽ phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm do chính chúng ta hoặc do hàng xóm chúng ta tạo ra.
Bạn xả hoá chất vào cống nước thải và đinh ninh rằng thứ nước này sẽ chảy ra sông và không liên quan gì bạn. Sai rồi! Nước đó sẽ nuôi con cá, mớ rau mà bạn sẽ ăn, nước đó sẽ bốc hơi lên trời và gió sẽ đem mây gây mưa ở chính ngôi nhà của bạn. Vậy thì, việc bảo vệ nguồn nước không phải chỉ là trách nhiệm của cơ quan môi trường, không phải chỉ là trách nhiệm của người ở thượng nguồn, ở hạ nguồn mà là của tất cả. Chúng ta không thể đẩy trách nhiệm đó cho một ai khác mà nghĩ rằng mình không liên quan.
Vẫn biết rằng chúng ta không thể chấm dứt nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có nhu cầu về mặc đẹp và sạch. Tuy nhiên nếu cứ thẳng tay xả chất tẩy rửa vào các dòng sông, vào đất thì một ngày không xa các dòng sông của chúng ta cũng sẽ thành những dòng sông chết. Chúng ta cần các công nghệ giặt xanh hơn với môi trường, và cần nhiều người sử dụng công nghệ đó.
Là người từng sống nhiều năm ở Nhật nhưng cũng mất 3 tháng sử dụng và nghiên cứu kỹ nhiều nguồn tôi mới yên tâm giới thiệu sản phẩm túi giặt Terra Wash đến mọi người. Đây là một loại túi giặt bằng hạt Magie (+Mg) có khả năng thay thế 100% bột giặt. Túi giặt này có thể tách sạch bụi, vết dầu mỡ và các vết bẩn thông thường trên quần áo bằng cơ chế phân ly (hoàn toàn là cơ chế vật lý), nếu vết nào bẩn quá, chỉ cần cho kèm thêm một chút baking soda là sạch, nhưng cũng ít khi phải xử lý như vậy. Điều quan trọng là quần áo sau khi giặt sẽ không có mùi của hoá chất, vốn dĩ sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp và da của ngừoi dùng, đặc biệt là với trẻ em. Nước thải ra từ qúa trình giặt dù giặt máy hay giặt tay thì đều hoàn toàn có thể sử dụng để tưới cây, đưa vào sông hồ mà không sợ ô nhiễm nguồn nước. Giá thành túi giặt nếu so sánh với bột giặt thông thường thì sẽ kinh tế hơn nhiều vì mua 1 lần dùng được cả năm.
Các bạn có thể xem thêm thông tin tại trang Terrawash +Mg Việt Nam, nhắn tin đặt hàng và được tư vấn đầy đủ và được nhận quà tặng.
Nguồn nước ở Việt Nam chưa đến nỗi ô nhiễm như ở Bangladesh nhưng nếu chúng ta thờ ơ và nghĩ việc bảo vệ nguồn nước không phải của riêng mình thì chỉ vài năm thôi chúng ta sẽ không có cơ hội sữa chữa sai lầm. Việc bảo vệ nguồn nước, vì vậy, cần sự chung tay của tất cả mọi người và cần thực hành điều đó hàng ngày.
TS Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia về biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai
Đăng theo Facebook Huy Nguyen, vui lòng đọc bài gốc tại đây.
Bài viết của cùng tác giả:
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…