Categories: Xã luậnBlog

Di sản tiêu cực của Giang Trạch Dân

Giang Trạch Dân là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Ông ta đã thực sự nắm quyền ở Trung Quốc hơn 20 năm (gồm cả thời gian can thiệp chính trị dưới thời ông Hồ Cẩm Đào), và để lại một di sản tiêu cực to lớn.

Ông Giang Trạch Dân (phải) và ông Tăng Khánh Hồng. (Ảnh ghép: NTDTV)

Lần cuối cùng lộ diện

Tân Hoa Xã, kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã công bố tin tức về cái chết của Giang Trạch Dân vào ngày 30/11, và đề cập rằng ông ta chết vì bệnh bạch cầu kết hợp với suy đa tạng một cách hiếm hoi.

Ngay từ năm 2011, Giang Trạch Dân đã nhiều lần bị đưa tin ốm nặng, nguy kịch, thậm chí qua đời. Trong đó, ngày 6/7/2011, đài Asia Television của Hồng Kông “đưa tin nhầm” về cái chết của ông, gây chấn động toàn thế giới.

Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ được tổ chức vào tháng 10 năm nay, Giang Trạch Dân đã không xuất hiện như những kỳ họp trước. Lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng là tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập ĐCSTQ tháng 10/2019. Khi đó, ông ta trông hơi yếu, và được dìu lên hàng ghế đầu trên tầng 2 của Cổng Thiên An Môn.

Khi mang theo một bức ảnh chân dung lớn của chính Giang và khẩu hiệu “Tam đại biểu” tượng trưng cho tư tưởng chính trị của mình, ông ta chỉ có thể ngồi dặt dẹo trên xe lăn, khuôn mặt hốc hác như một cái cây khô.

Nhà sử học tiết lộ lý lịch của những kẻ hán gian họ Giang

Năm 1926, Giang Trạch Dân sinh ra ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô, nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Năm 13 tuổi, chú của ông ta là Giang Thượng Thanh, một đảng viên ngầm của ĐCSTQ, đột ngột qua đời.

Giang Thượng Thanh không có con, và Giang Trạch Dân đã được Ngô Nguyệt Khanh, người vợ góa của Giang Thượng Thanh, nhận làm con nuôi.

Cáo phó của giới chức tuyên bố rằng Giang Trạch Dân đã “được giác ngộ bởi lòng yêu nước và tư tưởng cách mạng dân chủ” khi còn là một thiếu niên, và “tích cực tham gia các hoạt động yêu nước chống Nhật” tại trường đại học.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu được thực hiện bởi nhà sử học Đại Lục Lữ Gia Bình khi còn sống, cha ruột của Giang Trạch Dân, Giang Thế Tuấn (Jiang Shijun), đã đào thoát sang Nhật Bản, trong những ngày đầu Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, và trở thành một kẻ phản bội quan trọng trong Chính phủ Cải cách Nam Kinh bù nhìn do Lương Hồng Chí đứng đầu.

Tháng 3/1940, Uông Tinh Vệ (Jingwei Wang), cựu Phó chủ tịch Quốc dân đảng đầu hàng Nhật Bản. Ông ta đã liên kết với một số kẻ phản bội, cùng nhau thành lập Chính phủ Quốc gia Nam Kinh (giả), và Giang Thế Tuấn giữ chức Phó giám đốc Sở Tuyên truyền.

Năm 1943, sau khi Giang Trạch Dân – con trai của Giang Thế Tuấn, tốt nghiệp trường trung học Dương Châu, dựa trên mối quan hệ của người cha phản bội của anh ta, ông ta trở thành sinh viên của Đại học Trung ương (giả) Nam Kinh, chuyên đào tạo những tài năng hán gian.

Giang cũng được Đinh Mặc Thôn hay Lý Sĩ Quần, những gián điệp đứng đầu bù nhìn của Uông, tiếp đón và chụp một bức ảnh chung để khen ngợi.

Khi bắt đầu sự nghiệp, Giang Trạch Dân từng được đào tạo trong một nhà máy sản xuất ô tô ở Moscow. Thời Liên Xô, “Hội đồng An ninh Quốc gia Liên Xô” (KGB) đã cử điệp viên xinh đẹp Krava liên lạc với Giang.

Giang đã “quỳ gối dưới làn váy thạch lựu” của Krava, (chỉ đàn ông tôn thờ người phụ nữ xinh đẹp đến khuynh đảo), và hai người trở thành “bạn tốt”.

Sau đó, Giang không chỉ cung cấp thông tin tình báo thu thập được về Trung Quốc cho Krava, mà còn duy trì quan hệ với KGB sau khi trở về Trung Quốc, và trở thành gián điệp Liên Xô ẩn mình trong ĐCSTQ.

Lên nắm quyền nhờ vào cuộc đàn áp học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn 6/4/1989

Trước khi Giang Trạch Dân đảm nhận chức vụ hàng đầu trong Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, ông ta chưa từng có kinh nghiệm xử lý công việc quốc gia. Vào những năm 1980, Giang trở thành Bộ trưởng ngành công nghiệp điện tử của ĐCSTQ, sau đó lên đến chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải của ĐCSTQ.

Cáo phó của giới chức ĐCSTQ đề cập đến hoạt động của Giang Trạch Dân trong Sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, rằng Giang “ủng hộ và thực hiện lập trường rõ ràng của Ủy ban Trung ương Đảng chống lại tình trạng bất ổn”.“duy trì hiệu quả sự ổn định của Thượng Hải”.

Trong vụ thảm sát Thiên An Môn, Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang), Tổng bí thư ĐCSTQ, buộc phải từ chức. Giang Trạch Dân được triệu tập về Bắc Kinh, vì đã thanh trừng tờ “Báo Kinh tế Thế giới” ở Thượng Hải ủng hộ phong trào của học sinh, sinh viên.

Sau khi cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên bị đàn áp, Đặng Tiểu Bình đứng giữa các cuộc đấu tranh bè phái trong ĐCSTQ. Cuối cùng, ông đã chọn đứng về phía những người theo đường lối cứng rắn, thanh trừng những người theo chủ nghĩa tự do, và bổ nhiệm Giang Trạch Dân làm Tổng bí thư của ĐCSTQ.

Sau khi lên nắm quyền vào năm 1989, dưới sự lựa chọn chính trị giữa Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, lần đầu tiên Giang Trạch Dân đã cân nhắc lợi ích của mình, và bỏ phiếu cho Trần Vân, thay vì Đặng Tiểu Bình.

Năm 1992, trong chuyến công du phía nam của Đặng Tiểu Bình, ông tuyên bố mình đã tổ chức một cuộc họp quân sự ở Chu Hải, với sự tham dự của 2 phó chủ tịch Quân ủy. Tại cuộc họp, Đặng nhấn mạnh “ai không cải cách, người đó sẽ mất chức”, gây áp lực cho Giang Trạch Dân. Cuối cùng Giang mới chọn đứng về phía Đặng Tiểu Bình.

Năm 1993, Giang Trạch Dân chính thức nhậm chức Chủ tịch ĐCSTQ, tập trung 3 chức vụ cao nhất, gồm Tổng Bí thư Trung ương ĐCSTQ, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào tháng 2/1997, Giang Trạch Dân đã cài cắm thân tín từ Thượng Hải vào nhiều vị trí quan trọng, trong đó có Tăng Khánh Hồng, người sau này là nhân vật số 2 của phe Giang và là Phó chủ tịch nước.

Giang được mệnh danh là “Huấn luyện viên trưởng tham nhũng”

Giang Trạch Dân (giữa), Giang Miên Hằng (phải) và Giang Miên Khang (trái) – (Ảnh ghép)

Trong hơn 20 năm Giang Trạch Dân thực sự nắm quyền, ĐCSTQ, chính phủ và quân đội thối nát hơn bao giờ hết, việc tích trữ tiền tài diễn ra điên cuồng, tràn lan từ trên xuống dưới.

Giang Trạch Dân được người dân gọi là “huấn luyện viên trưởng tham nhũng”. Câu nói nổi tiếng của Giang là “im lặng phát tài”. Giang có 2 người con trai là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang, gia đình Giang được biết đến là gia tộc “đệ nhất tham nhũng”.

Cựu cố vấn Triệu Tử Dương, Tiến sĩ Ngô Quốc Quang nói với VOA rằng trong thời kỳ của Giang Trạch Dân, nạn tham nhũng phát triển từ những quan chức cá biệt, thành nạn tham nhũng trên quy mô lớn của các gia tộc quan chức cấp cao, cấp trung và thậm chí cấp thấp.

“Điều này có thể nghiêm trọng hơn mức độ tham nhũng của bất kỳ chế độ nào trong bất kỳ thời kỳ nào ở Trung Quốc từ cổ chí kim, từ trong nước đến ngoài nước. Tất nhiên, điều này đã tạo ra một lượng lớn các nhóm lợi ích.”

Về mức độ tham sắc hoang dâm, đời tư của Giang Trạch Dân rất bê bối. Trong danh sách tình nhân của ông ta có các nữ điệp viên Liên Xô, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trần Chí Lập, cựu Bí thư Thành ủy Thâm Quyến Hoàng Lệ Mãn, người dẫn chương trình CCTV Lý Thụy Anh, ca sĩ quân đội Tống Tổ Anh, v.v. Trong số đó, danh hiệu “Quốc mẫu” của Tống Tổ Anh đã trở thành trò cười trong những câu chuyện phiếm của người dân Trung Quốc.

Trong nước tẩy não, ngoài nước lừa dối

Giống như những người tiền nhiệm của mình, Giang cũng cố gắng chắt lọc tư tưởng lý luận của riêng mình trong lĩnh vực ý thức hệ, coi đây như di sản chính trị của mình.

Vương Hỗ Ninh, người được ông ta một tay cất nhắc từ Đại học Phúc Đán, đã đóng gói lý luận “Tam đại biểu” cho Giang, tuyên bố rằng ĐCSTQ luôn đại diện cho các yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất xã hội tiên tiến của Trung Quốc, v.v.

Lý luận này thường được gọi là “Tam bảo biểu” (nghĩa là “Ba kỹ nữ ngốc”, từ gần âm với “Tam đại biểu” trong tiếng Trung), cũng được ghi vào Điều lệ ĐCSTQ và Hiến pháp Trung Quốc.

Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, ĐCSTQ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt và phong tỏa từ thế giới phương Tây, do Hoa Kỳ lãnh đạo. Giang Trạch Dân đã trao đổi những lời hứa hão huyền về cải thiện nhân quyền, để đổi lấy sự xoa dịu từ phương Tây.

Đồng thời, vào năm 1995, Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) đã đến thăm Hoa Kỳ. Ông trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Đài Loan đến thăm Hoa Kỳ, kể từ khi Đài Loan và Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao từ 17 năm trước.

Khi đó, quân đội ĐCSTQ đã tiến hành tập trận và phóng tên lửa ở eo biển Đài Loan suốt vài tháng, từng gây khủng hoảng ở eo biển Đài Loan.

Ông Ngô Quốc Quang tin rằng mặc dù ĐCSTQ chưa bao giờ ngừng tuyên truyền tẩy não, nhưng họ đã yếu đi đôi chút vào những năm 1980. Khi đó các nhà lãnh đạo ĐCSTQ là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương không muốn tiếp tục tuyên truyền và tẩy não đánh lừa người dân.

Sau cuộc đàn áp học sinh sinh viên ngày 4/6/1989, cuộc tẩy não chủ nghĩa dân tộc do Giang Trạch Dân khởi xướng cũng đặt nền móng cho việc người dân Trung Quốc tiếp tục đối đầu với Mỹ, và làm xấu đi quan hệ Trung-Mỹ.

Những bê bối quốc tế của Giang khiến mọi người kinh ngạc

Giang đã nhiều lần đến thăm Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ của mình, và cũng thực hiện một loạt chuyến thăm tới các quốc gia khác. Nhưng vụ bê bối mà Giang tiết lộ đã khiến nhiều người nước ngoài bị sốc, và cho rằng ông ta không phải là một người bình thường.

Cuốn “Giang Trạch Dân Kỳ Nhân” (Con người của Giang Trạch Dân) đã liệt kê một số vụ bê bối quốc tế của Giang.

Ví dụ, vào năm 1996, khi Vua Carlos của Tây Ban Nha mời ông ta duyệt đội danh dự của 3 lực lượng vũ trang, Giang bất ngờ lấy lược ra để chải đầu. Trong bữa tiệc chiêu đãi nhà nước vào buổi tối, Giang Trạch Dân ngồi bên phải hoàng hậu và chải lại tóc trước ống kính.

Ngày hôm sau, tờ báo lớn nhất Tây Ban Nha “Nhật báo Quốc gia” và nhiều tờ báo khác đã đăng tin này trên trang nhất, “Vua Carlos xem Giang Trạch Dân chải đầu”. Ngay sau đó, nhiều tờ báo trên thế giới đã đăng lại tin này.

Ngày 24/10/1999, khi Giang đang thăm một viện bảo tàng ở Pháp, trong lúc cao hứng, nhân lúc Tổng thống Pháp Jacques Chirac không kịp phòng bị, Giang bất chợt nắm lấy tay vợ ông, phu nhân Bernadette, và bắt đầu nhảy điệu valse. Sự việc này khiến Tổng thống rất không hài lòng, cho rằng đây là một điều đáng hổ thẹn cho bản thân.

Khi Giang đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 19/4/2000, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Süleyman Demire đã trao huy chương cho Giang. Giang không đợi Tổng thống đeo nó cho mình mà giật lấy trước, cầm huy chương và đeo lên người, khiến những vị khách và chủ nhà có mặt đều sửng sốt.

Nổi trận lôi đình ở Hồng Kông và vụ bê bối bán nước

Giang cũng từng công khai nổi giận một cách hiếm thấy ở Hồng Kông. Năm 2000, tại một cuộc họp báo về việc tái đắc cử của Trưởng đặc khu Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-hwa), nữ phóng viên Trương Bảo Hoa của Đài truyền hình cáp Hồng Kông đã hỏi Giang Trạch Dân: “Liệu có phải do chính quyền trung ương có tự tay chọn hay không?”

Giang Trạch Dân cũng dính vào một vụ bê bối bán nước. Năm 2001, Giang đã ký một hiệp ước bán nước với Tổng thống Nga Putin – “Hiệp ước láng giềng tốt đẹp, hữu nghị và hợp tác Trung-Nga”, liên quan đến việc Chính phủ ĐCSTQ từ bỏ ít nhất 1,5 triệu km2 lãnh thổ thuộc về Trung Quốc ở biên giới Trung-Nga, gồm Tannu Uriankhai, đảo Sakhalin, thành phố Vladivostok, v.v.

Những vùng lãnh thổ này đều bị chiếm đóng bởi các hiệp ước bất bình đẳng được ký kết giữa Sa hoàng Nga và chính quyền nhà Thanh trong lịch sử.

Bức hại Pháp Luân Công vì lòng đố kỵ

Khi còn nắm quyền, Giang Trạch Dân đã thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​trong nước, đặc biệt là bức hại Pháp Luân Công năm 1999, bị cộng đồng quốc tế lên án.

Pháp Luân Công, lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc tu luyện, đã phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc từ giữa đến cuối những năm 1990. Các học viên Pháp Luân Công đã được ca ngợi rộng rãi vì đã cải thiện sức khỏe và đạo đức xã hội, thông qua việc học các kinh sách của Pháp Luân Công và luyện các bài công pháp.

Theo cuốn “Giang Trạch Dân Kỳ Nhân”, khi đó người nhà của nhiều đảng viên cấp cao của ĐCSTQ cũng đang tập Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công có số lượng học viên đông đảo và thâm nhập vào các tầng lớp xã hội khác nhau ở Trung Quốc. Điều này đã khơi dậy lòng đố kỵ của Giang Trạch Dân.

Khi các thành viên khác trong Ban Thường vụ không ủng hộ việc đàn áp, Giang Trạch Dân đã nhấn nút bộ máy chế độ chuyên quyền của ĐCSTQ, và bắt đầu đàn áp toàn diện Pháp Luân Công. Chính sách đàn áp của ông ta vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Nhà bình luận Hồ Bình, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, nói với VOA rằng: “Việc đàn áp Pháp Luân Công chắc chắn là quyết định lớn nhất mà ông ấy (Giang) đưa ra vào thời điểm đó, và cũng là quyết định có hậu quả nghiêm trọng nhất.”

“Hơn nữa, quyết định này liên quan nhiều đến yếu tố cá nhân của ông ấy. Vì vào thời điểm đó, giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, những người như Chu Dung Cơ không tán thành Giang làm việc này. Vì vậy đây là quyết định hoàn toàn mang tính cá nhân của Giang. Về hậu quả của vụ việc, không thể không kể đến bản thân việc đàn áp Pháp Luân Công. Hơn nữa nó còn khiến Giang Trạch Dân đi xa hơn đường lối cứng rắn.”

Giang – Hồ đấu và Giang – Tập đấu

Bắt đầu từ năm 2002, trước tiên Giang Trạch Dân trao lại chức vụ Tổng Bí thư ĐCSTQ cho Hồ Cẩm Đào, người sau đó lên nắm quyền Chủ tịch nước vào năm 2003. Mãi đến tháng 9/2004, Giang Trạch Dân mới bàn giao chức vụ quan trọng cuối cùng của mình, chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương – cơ quan điều hành quân đội.

Sau khi Hồ Cẩm Đào đồng thời trở thành Chủ tịch Quân ủy, mặc dù bề ngoài Giang Trạch Dân đã rút lui khỏi chính trường cốt lõi, và hiếm khi xuất hiện trước công chúng, nhưng nhìn chung ngoại giới tin rằng Giang Trạch Dân vẫn là nhân vật tuyệt đối đứng sau hậu trường thao túng tình hình chính trị của Trung Quốc. Nhiều tay chân do Giang đào tạo ngầm công kích Hồ Cẩm Đào.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, chuyện đấu đá giữa Giang và Tập luôn là tâm điểm của tình hình hiện tại.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, dưới danh nghĩa chống tham nhũng, ông Tập đã hạ bệ một lượng lớn các quan chức thuộc phe Giang, gồm Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.

Ngay cả trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tập, khi ông tấn công nhóm chính trị của cựu Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lập Quân, ông Tập cũng bị cáo buộc âm mưu nhắm vào Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Năm 2021, Kỳ họp Toàn thể lần thứ 6 của ĐCSTQ đưa ra “nghị quyết lịch sử lần thứ 3”. Khi đánh giá về thời đại Tập Cận Bình, đã có một chỉ trích giấu tên về thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền rằng: “Do vấn đề quản lý đảng kém hiệu quả và sự quản lý lỏng lẻo của đảng”, “các vấn đề chính trị và kinh tế đan xen nhau, và tham nhũng đã đạt đến mức độ gây sốc.”

Ngoài ra, nghị quyết cũng đề cập về vấn đề quân đội rằng: “Có một thời vai trò lãnh đạo của Quân đội nhân dân bị suy yếu.” Đồng thời, trong đoạn này, các quan chức phe Giang, gồm Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Phòng Phong Huy, Trương Dương đều bị lôi ra ánh sáng.

“Ông ta chết trong sự ô nhục”

Ngày 30/11, Nghệ sĩ Đại Lục Đồng Nhất Mẫn nói với Epoch Times rằng: “Có người vẫn còn sống sau khi chết, trong khi có người tuy đang sống nhưng lại đã chết. Từ khi có sử đến nay, Giang Trạch Dân có thể là người mà hầu hết mọi người đều hy vọng ông ta sớm chết đi ngay khi đang còn sống. Cuộc đời của Giang có thể tóm gọn trong vài từ: chuyện xấu làm tận, hành ác tuyệt tình.”

Cựu kỹ sư Vương Hưng của một doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc Đại Lục, nói rằng Giang Trạch Dân đã chết, ông nghĩ rằng như vậy quá dễ dàng cho ông ta: “Cái kết tốt nhất là đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý.”

Lý Nguyên Hoa, một nhà sử học gốc Hoa ở Úc, nói với Epoch Times rằng việc Giang Trạch Dân lên nắm quyền sau cuộc đàn áp Thiên An Môn ngày 4/6/1989, vốn đã là một điều ô nhục.

Ông ta bắt đầu cai trị đất nước bằng tham nhũng và im lặng phát tài. Trong thời gian Giang cai trị, đất nước và nhân dân Trung Hoa đã gặp họa. Đặc biệt là cuộc bức hại vô nhân đạo đối với nhóm tín ngưỡng Pháp Luân Đại Pháp, đã gây tổn hại cho đất nước Trung Hoa.

Ngày 30 tháng 11, ông Trần Dụng Lâm, cựu quan chức ngoại giao của ĐCSTQ, nói với Epoch Times: “Giang Trạch Dân, với tư cách là một tên đồ tể, đã chết với sự đê hèn và nhục nhã”.

Tuy nhiên, ông tin rằng không chỉ Giang Trạch Dân cần bị thanh trừng, mà cả ĐCSTQ cũng phải bị thanh trừng. Bởi vì mặc dù Giang đã chết, nhưng những gì nên kết thúc vẫn chưa kết thúc.

ĐCSTQ vẫn tồn tại, thì cuộc bức hại tôn giáo và nhân quyền sẽ không dừng lại. Hiện giờ không chỉ Pháp Luân Công đang bị bức hại, mà toàn bộ chính sách Zero- COVID đã khiến người dân cả nước bị đàn áp.

Ông Trần Dụng Lâm nói rằng ĐCSTQ luôn coi Pháp Luân Công là một trong những kẻ thù chính của mình. Sau đó, hỏa hoạn bùng phát khắp nơi đất nước và chế độ đang sụp đổ.

Cái chết của Giang Trạch Dân vào thời điểm này thực sự là một tin tốt lành. “Chế độ ĐCSTQ đã mắc chứng nan y, vô phương cứu chữa, và cái chết của Giang Trạch Dân là dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ sắp sụp đổ.”

Ông Phùng Sùng Nghĩa, học giả Trung Quốc sống ở Úc, nói với Epoch Times: Lẽ ra Giang đã chết từ lâu, hiện giờ Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ đã trôi qua, nên việc ông ta sống chỉ là điều vô nghĩa.

Ông cũng chỉ ra: “Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân đã bị đóng đinh vào cột mốc ô nhục của lịch sử, ông ta sẽ không bao giờ trốn thoát. Ông ta đã phạm tội ác chống lại loài người.”

Ninh Hải Chung
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Ninh Hải Chung

Published by
Ninh Hải Chung

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

36 phút ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

1 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

4 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

5 giờ ago