Điều còn lại sau một thảm kịch

Người chết sẽ lại về với đất mẹ (rốt cuộc thì từ bỏ quốc tịch không nhất thiết là chối bỏ quê hương). Thảm kịch rồi cũng sẽ trôi qua. Cuộc sống sẽ tiếp diễn. Hành trang của người đã khuất chỉ là những lời cầu nguyện, vào một kiếp sau có nhiều lựa chọn hơn. Điều còn lại dành cho người còn sống.

Như mọi thảm kịch, những gì diễn ra xung quanh nó thường hỗn độn, xấu xí. Nó giúp vỡ lẽ ra nhiều điều, gây đau đớn cho những người chọn phe, nhưng ẩn sâu luôn là một bài học về sự lộ diện, và cơ hội cũng sự phản tư.

Một bức tượng sa thạch cũ trong một nghĩa trang phủ đầy cây thường xuân. Một sợi thường xuân vòng trên đầu bức tượng. (Ảnh: Frank Middendorf/Shutterstock)

Mọi việc có lẽ bắt đầu bằng những cảm xúc tự nhiên, con người nhất khi chứng kiến sự mất mát của đồng loại, đồng bào. Mất mát và cảm xúc trong thời đại của truyền thông đại chúng có hiệu ứng của cấp số nhân, khuếch đại và lan toả. Có thể trọn vẹn niềm tin vào giọt nước mắt của nhiều người khi thấy sự kiện đau lòng này.

Nhưng là con người thì khóc và buồn là không đủ, vì bản chất thôi thúc họ tìm được một lý do nào đó, một kẻ thù nào đó, một trách nhiệm nào đó. Và tốt nhất, sự tìm kiếm này phải nhanh, dễ hiểu, và tiện lợi. Tư duy ở thời điểm này với nhiều người là qua xa xỉ. Trong cái hỗn mang đó, những uẩn ức, thù hận, định kiến được dịp bộc tỏ và cũng là lúc các cơ hội chính trị hé mở. Những tư tưởng cực đoan biến một góc của cảm xúc cộng đồng thành thế cực đoan. Kỹ thuật để làm điều đó ngày nay, tiếc thay lại quá dễ dàng. Đó là fake news (tin giả), là lời hùng biện rỗng tuếch, và sự dán nhãn.

Nhưng, dán nhãn ai chứ? Sự cực đoan không cho phép người ta tin rằng xã hội này có sự đa dạng, đặc biệt là đa dạng về tư tưởng. Ngay cả trong chính những sự kiện đau lòng này, vẫn có thể chân thành tin rằng những người không cảm thấy lay động, không rơi nước mắt, không có cùng cảm xúc với đa số… họ vẫn là những người nhân hậu, có cảm xúc, và đáng nể trọng. Nếu ta tin vào sự đa dạng như một lẽ bình thường thì ta cũng tin rằng điều mà những người như vậy bộc lộ ra ngoài không nhất thiết phản ánh bản chất con người họ. Đơn giản có thể là thông tin, kiến thức, trải nghiệm, hay góc nhìn khiến họ lựa chọn bộc lộ bản thân như thế.

Vấn đề là, những tư tưởng trái chiều không làm hại ai cả. Nhưng đây cũng là lúc bản năng phán xét và sự cực đoan ẩn chứa trong mỗi con người chúng ta lên tiếng.

Con người vốn dĩ đều sở hữu tính cực đoan và phán xét ở đâu đó trong con người. Nó thể hiện qua việc ta khó chịu khi một ai đó nói ngược lại một giá trị hay một hành động ta tin rằng hoàn toàn đã được kiểm chứng, hoặc đã thuộc về lương tri (common sense). Nếu ai đó không khóc trong một thảm kịch, hẳn kẻ đó không có trái tim. Và nếu ai cho rằng những nạn nhân xứng đáng với thảm kịch đó, hẳn hắn trong mình trái tim ác quỷ. Và vì thế, sự cực đoan bộc lộ với vỏ bọc trái tim thôi thúc sự phản ứng. Tất nhiên, đó cũng là những bộc lộ rất con người mà chỉ bằng sự phản tư mới giúp mỗi chúng ta ngạc nhiên nhận ra bản thân mình.

Sự công kích cá nhân là thứ không thể tránh khỏi trong tranh luận nhưng rốt cuộc thì không ai dán cái nhãn đó mãi mãi cho đối phương cả.

Nhưng như đã nói ở trên, tư tưởng cực đoan sẽ không phát lộ nếu không có thói cơ hội. Và tin xấu rằng “phe” nào cũng đều có những thành phần như vậy. Sự cực đoan và thành phần cơ hội của / núp bóng “phe khóc” bị khuếch đại lên nhiều lần hơn nữa bởi chính sự cực đoan và thành phần cơ hội của / núp bóng “phe không khóc”. Kỹ thuật cũng tương tự như vậy, cũng là sự dán nhãn và thói hùng biện. Dấu hiệu của hai bên rất dễ nhận biết. Kì thực, tuy nói về những giá trị khác nhau, nhưng ngôn ngữ của các thành phần này lại rất giống nhau. Có gì khác nhau khi sử dụng những thuật ngữ miệt thị kiểu như “bọn dư luận viên” với “bọn rân chủ” hay “bọn cánh tả” hay “bọn bảo thủ”, “bọn tự nhục” với “bọn kiêu ngạo”? Có gì khác nhau khi cho rằng dư luận viên thì chỉ chăm chăm vào tiền còn bọn cánh tả thì chỉ mong mỏi lật đổ và làm loạn thế giới? Câu trả lời quá đơn giản là không gì khác nhau cả. Chúng xem thường con người và sự đa dạng trong tư tưởng của họ. Rằng nếu suy nghĩ như vậy, con người sẽ chỉ còn là một “bọn” nào đó mà thôi. Chúng lợi dụng cảm xúc, thói phán xét của con người, và kích động sự cực đoan mà mỗi bản thân luôn có. Sự cực đoan cần sự giống nhau, đồng phục như thế để dễ gieo rắc. Chúng có cùng kỹ thuật, cùng ngôn ngữ, cùng mục tiêu.

Và cũng cùng hậu quả. Những lời cực đoan qua lại không trúng được những ai đang gieo rắc tư tưởng cực đoan, mà chỉ trúng vào những người đứng giữa cái chiến tuyến không mong muốn đó. Hậu quả rốt cuộc là sự đổ vỡ của sự đoàn kết xã hội, thứ đáng lẽ cần phải có trong thảm kịch. Không phải, sự đoàn kết không nhất thiết phải hiểu lệch lạc là sự đồng phục hoá tư tưởng, mà đơn giản đó là viễn cảnh “tôi đồng ý rằng tôi và anh không thể đồng ý với nhau, nhưng tôi vẫn xem anh là một người tử tế vì chẳng có lý do nào để tôi nghĩ khác như vậy cả”. Sự công kích cá nhân là thứ không thể tránh khỏi trong tranh luận nhưng rốt cuộc thì không ai dán cái nhãn đó mãi mãi cho đối phương cả. Vì ở một phong trào, một hoàn cảnh khác, có thể ta sẽ thấy bản thân lại chia sẻ những quan điểm chung với những người trái ý kiến với ta. Rốt cuộc họ là bạn hay là thù?

Chỉ có những người gieo rắc cực đoan và xem cực đoan là cơ hội của họ là phải sống mãi với điều đó. Bất chấp cái nổi tiếng mà họ nhận vì đã lừa phỉnh được công chúng bằng sự cực đoan của mình, tôi nghĩ họ thật cô đơn. Chỉ có sự cô đơn mới khiến họ làm bạn với tư tưởng cực đoan. Và chỉ có sự cô đơn mới khiến họ chống lại thế giới, phỉ báng cả một nhóm người có tư tưởng khác mình như vậy. Và chỉ có sự cô đơn mới khiến họ cứ phải phóng đại sự cực đoan tương tự, cho dù ở chiến tuyến khác. Kì thực, chính những “dư luận viên”, “bọn cánh tả”, “kẻ bảo thủ”, “bọn rân chủ” (theo đúng ngôn từ họ dành cho nhau) lại là những người bạn thân thiết của nhau – vì nếu thiếu nhau, họ không còn lý do để tồn tại nữa.

Với chúng ta, sau những gì xấu xí nhất, là cơ hội để thấy rõ sự lộ diện, và cơ hội để vượt hơn trên sự cực đoan. Tôi tin vào sự phản tư đó, và tôi tin rằng “chi bằng học” để từng con người vượt qua được cái tôi cực đoan và mở ra một cái đầu tư duy nhưng vẫn đủ khiêm nhường để đón nhận cái mới.

Đó có lẽ là những gì đẹp đẽ còn lại sau một thảm kịch.

Lê Nguyễn Duy Hậu (Luật sư)

Đăng theo Facebook Le Nguyen Duy Hau dưới sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Xem thêm:

Lê Nguyễn Duy Hậu

Published by
Lê Nguyễn Duy Hậu

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

1 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

11 giờ ago