Không luật pháp nào đứng cao hơn đạo đức căn bản, lẽ công bằng và sự tử tế
- Khoa Lê
- •
“Không ai đứng cao hơn luật pháp, nhưng không luật pháp nào đứng cao hơn đạo đức căn bản, lẽ công bằng và sự tử tế.”
Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một vài cảm nghĩ về câu trích dẫn kể trên, trong bối cảnh của thảm kịch vừa xảy ra với 39 người trong thùng xe lạnh tại Essex, Anh quốc. Trước hết, xin nói ngay rằng tôi không phải luật sư và tôi không tự nhận là hiểu biết mọi thứ về vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ một số người sẽ cần phải xét lại quan niệm về “pháp trị” của họ, và ý nghĩa thực sự của khái niệm đó.
Tôi không quan niệm rằng bất cứ ai có thể, hoặc nên được trao quyền, để đứng cao hơn luật pháp. Từ các nguyên thủ quốc gia cho tới những di dân bất hợp pháp. Và thực tế, hành vi vượt biên trái phép là vi phạm pháp luật. Lưu trú và làm việc tại một quốc gia mà không có đầy đủ giấy tờ hợp lệ là vi phạm pháp luật. Trồng cần sa là vi phạm pháp luật của Anh quốc. Đó đều là những điều không thể tranh cãi. Và nếu bất cứ ai vi phạm pháp luật, thì họ cần được xét xử một cách công bằng, theo đúng trình tự, rồi chịu những án phạt tương thích.
Nói thế tức là tôi hoàn toàn đồng ý rằng 39 người tử nạn trên chiếc xe tải đó đã vi phạm pháp luật Anh quốc khi nhập cảnh trái phép và có ý định lưu trú, làm việc bất hợp pháp mà không đóng thuế. Giả như họ sống sót và bị nhà chức trách bắt giữ tại biên giới hoặc sau khi đã nhập cảnh trót lọt, thì họ cần phải bị xét xử một cách đàng hoàng, bị kết án và trừng phạt theo luật nhập cư của Anh quốc – hình phạt có lẽ là trục xuất. Nếu sau đó họ vi phạm bất kỳ điều luật nào khác tại cộng đồng mà họ có ý định cư trú, họ cũng sẽ phải bị xét xử và chịu chế tài theo luật như trên. Đơn giản vậy thôi. Phạm luật thì phải chấp nhận bị trừng phạt bởi luật.
Nhưng mặt khác, chẳng phải cứ hợp pháp thì đã luôn là đúng, cũng như bất hợp pháp không phải lúc nào cũng là sai. Niềm tin của tôi là “không luật pháp nào đứng cao hơn đạo đức căn bản, lẽ công bằng và sự tử tế”. Điều này cũng áp dụng cho cách thức đối đãi với người khác, kể cả những người vi phạm pháp luật.
Có người bảo rằng không nên thương xót gì những kẻ phạm pháp hoặc đang tìm cách phạm pháp, những kẻ “ăn bám”, “tham lam” và “dại dột”, những kẻ “làm mất thể diện” đất nước mình trong mắt người nước ngoài. Tôi thì không chắc chắn những người phải lao động cật lực ở ngoại quốc để nuôi gia đình ở nhà có phải là loại “ăn bám”, “tham lam”, “dại dột” hay “làm ô danh tổ quốc” hay không. Nhưng có một điều tôi biết chắc, đó là đa số mọi người trên thế giới không hề coi cái thái độ khinh thường những người đồng bào kém may mắn hơn mình là một thứ đức hạnh hay là một điều gì đáng hãnh diện. Tôi nghĩ thái độ ấy chỉ phơi bày một tâm hồn kém thẩm mỹ, thiếu đạo đức và không có chút tôn trọng nào với đồng loại.
Một số người cho rằng 39 người tử nạn ấy xứng đáng nhận kết cục như vậy vì họ đã phạm pháp và phải trả giá, mà lẽ ra họ phải tự ý thức được trước hậu quả. Tất nhiên, nếu 39 người này sống sót và thành công thì bằng cuộc hành trình đã trải qua, họ đã phạm nhiều hơn một tội danh. Tuy nhiên, có vi phạm nào trong số đó đáng bị trừng phạt bằng án tử hình không? Tôi tin là không. Và bạn có nghĩ ra trường hợp nào phạm các tội kể trên mà đáng bị xử tử không? Tôi thì không nghĩ ra, và chắc hẳn là phần lớn mọi người cũng giống như vậy.
Thế thì, nói đúng ra, làm sao những người này lại có thể “đáng chết” chỉ vì đã phạm những điều luật đó? Làm sao mà họ lại có thể “đáng chết” chỉ vì mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn, ngay cả khi mà bản thân họ và gia đình không quá túng quẫn đi nữa? Làm sao mà họ lại có thể “đáng chết” chỉ vì đã không ra nước ngoài lao động bằng con đường hợp pháp?
Người ta vi phạm điều luật nào thì xứng đáng với hình phạt tương thích với điều luật đó. Chứ người ta không đáng chết, nhất là theo cách như vậy ! Điều đó là không công bằng.
Những phản ứng kiểu này cho thấy một sự thiếu vắng khả năng thấu cảm (hoặc đồng cảm) và sự tử tế, mà điều đáng buồn là tình trạng đó lại rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên khắp thế giới nữa, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực để giáo dục về tầm quan trọng của khả năng thấu cảm trong xã hội. Thấu cảm được hiểu là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu động cơ lý trí và cảm giác của họ. Chúng ta khó có thể tử tế với người khác nếu không có khả năng thấu cảm, không có khả năng nhìn vượt ra ngoài bản thân mình và đặt tiêu điểm vào người khác.
Hiểu được bối cảnh chính là một bước khởi đầu quan trọng nhằm xây dựng cho mình khả năng thấu cảm và nhân ái. Bối cảnh là yếu tố không thể tách rời trong mọi bước của các quy trình pháp lý, từ làm luật cho đến ra phán quyết và hình phạt, cũng như trong cuộc sống hàng ngày, khi đánh giá về con người hay tình huống. Sẽ là nguy hiểm nếu vội vã đi tới kết luận mà không xét đến toàn bộ thông tin về bối cảnh và áp đặt quan điểm riêng của mình vào việc nhìn nhận vấn đề, vì khi đó có khả năng người ta chỉ tập trung vào vấn đề ở trên bề mặt mà không thấy các nhân tố sâu xa đã tạo nên vấn đề. Hậu quả là ta không thể hiểu đầy đủ và đúng đắn về cả bức tranh toàn cảnh lẫn những con người liên quan. Sự thiếu hiểu biết đó sẽ dẫn tới những giải pháp nửa vời không giải quyết được vấn đề, có khi còn khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
Quan trọng hơn hết, tôi tin sự tử tế là thứ sẽ làm cho thế giới này tốt đẹp hơn. Không nên đánh đồng sự tử tế, nhân từ với thái độ dễ dãi, xuề xòa, dung túng cho cái sai. Chúng ta vẫn có thể đưa ra những phán xét và hình phạt công bằng, đồng thời vẫn cố gắng thấu hiểu và đối đãi tử tế với người khác để giúp họ sửa sai. Hai việc đó không loại trừ lẫn nhau. Đây gọi là “công lý mang tính sửa chữa, khôi phục” (restorative justice), khác với “công lý mang tính trừng phạt, báo ứng” (retributive justice) (1). Còn nếu họ đều đã chết thì sao? Theo tôi, đừng nên tập trung vào khuyết điểm của họ, mà thay vào đó, hãy suy nghĩ xem chúng ta – trên tư cách một xã hội, một quốc gia – có thể làm gì để giúp đỡ gia đình các nạn nhân và ngăn chặn tối đa những thảm kịch tương tự về sau. Điều đó đòi hỏi sự cân bằng giữa lý trí và sự thấu cảm, chứ không phải là sự nhẫn tâm và vô cảm.
Tư duy pháp trị không có nghĩa là chúng ta phải thực thi pháp luật đối với con người một cách cứng nhắc, không có ngoại lệ. Nó không có nghĩa là những ai phạm pháp đều là xấu xa và không đáng được xót thương hoặc tôn trọng. Nó không có nghĩa là chúng ta cứ trừng trị họ và thế là xong chuyện. Tinh thần pháp trị không phải là thứ duy nhất cần có để điều hành xã hội theo hướng đem lại sự thăng tiến cho phần lớn, nếu chưa phải là tất cả, trong số chúng ta. Ngoài nó ra, chúng ta còn phải có ý thức về đạo đức căn bản, lẽ công bằng và sự tử tế.
Thảm kịch vừa qua phải được nhìn nhận như một thất bại và là bài học cho tất cả chúng ta, trên tư cách một xã hội và một quốc gia.
____
“No one is above the law, but no law is above basic decency, justice, and kindness.”
It is one of the first things you see on my Facebook profile. Right below my profile picture.
Today I want to share some thoughts about that quote, mostly in light of the tragedy where 39 people were found dead on a refrigerated lorry in Essex, UK. I am not a professional lawyer, and I don’t claim to know everything about this issue. But I think some people need to reexamine their concepts of “rule of law” and what it really means.
I do believe no one is, or at least should be, above the law. From presidents to illegal immigrants. And it happens that illegal border crossing is a violation of the law. Staying and working in a country without proper legal documentation is a violation of the law. Growing marijuana is a violation of the law in UK. There is no question about that. And, if any persons violate the law, they should be tried in a fair and just manner and be punished accordingly.
Saying that, I completely agree that the 39 people who were dead on that lorry were violating British law as they illegally entered the country and had intended to stay and work illegally, without paying taxes. Had they been alive and arrested by the authorities at the border or afterwards, I would’ve completely agreed that they must be given a fair trial, convicted and punished according to UK immigration laws, which I assume to be deportation. If they would’ve violated any other laws to the community where they intended to reside, they also must be tried and punished by the law as above. It’s that simple. You break the law, you got punished by the law.
On the other hand, being legal isn’t always right, nor being illegal is always wrong. “No law is above basic decency, justice, and kindness”, that is my belief. That extends to the way you treat people, even those who break the law.
Some people said that we shouldn’t have mercy or empathy to those who broke or were trying to break the law, those who were “parasites”, “greedy” and “stupid”, those who would “disgrace” their countries of origin in the eyes of the world. I’m not sure those who work their asses off in another country to finance their families at home were “parasites”, “greedy”, “stupid”, or a “disgrace”. But I’m certain a majority of people in the world don’t see looking down on your less fortunate compatriots as a virtue or source of pride. I think it shows a lack of basic decency and respect to other fellow human beings.
Some people said that the 39 people who died deserved their fate because they broke the law and had to pay the price, that they should’ve seen it coming. These 39 people, of course, would’ve broken several laws had they been alive and successful with their (supposed) attempts. Are any of these laws punishable by death? Not that I know of. Do you think anyone who violate these laws should be given the death penalty? I don’t, and I’m fairly sure most people don’t either.
So how, exactly, did these people “deserve to die” for breaking those laws? How, exactly, did these people “deserve to die” for wanting to make more money even if they and their families were not that desperate? How, exactly, did these people “deserve to die” for not choosing the legal way to work overseas?
People who break the law deserve punishment in accordance with the law. They don’t deserve to die, especially in that manner. It is not just.
These responses demonstrate a lack of empathy and kindness that is, unfortunately, still quite common not just in Vietnam but around the world, despite many efforts to promote the importance of empathy in our society. Empathy is the ability to put yourself in someone else’s shoe to understand their rationale and feelings. We cannot be kind to others without having empathy, without being able to look beyond ourselves and focus instead on other people.
Understanding the context is an important first step of developing empathy and kindness. Context is integral at every step of the legal procedures, from lawmaking to handing judgments and punishments, and in everyday assessment of any situation or person. Jumping to conclusions without considering all contextual information and imposing your own views onto the problem can be dangerous, as you will be focusing on the surface problem and blinded to other underlying issues. You won’t be able to understand fully and correctly either the whole picture itself or the people involved. That lack of understanding will lead to half-assed solutions that wouldn’t solve the problems, if not make things even worse.
Most importantly, I believe kindness makes the world a better place. Don’t confuse being kind with being lenient. It is not mutually exclusive to hand out just judgments and punishments while at the same time trying to understand and treat people well to help them right their wrongs. That is what I believe to be restorative justice instead of retributive justice (1). What if they were all dead? I would suggest we not focus on their shortcomings, but rather on how we, as a society, as a country, as humanity can do to help the victims’ families and prevent as many people as possible from suffering such tragedies ever again. That requires not cruelty and apathy, but a balance of rationality and empathy.
The rule of law doesn’t mean you must uphold the laws over people without exceptions. It doesn’t mean people who break the law are bad and don’t deserve our mercy or respect. It doesn’t mean that we can just punish them and be done with it. We need more than just the rule of law to run our society in a way that improves most if not all of us. We need to have basic human decency, justice, empathy, and kindness to each other.
This tragedy is a failure and a lesson for all of us as a society and as a country.
(1) http://www.cscsb.org/restorative_justice/retribution_vs_restoration.html
Tác giả: Khoa Lê
Bản dịch tiếng Việt: Antonio Trần Xuân Bách
Đăng tải dưới sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.
Xem thêm:
Từ khóa luật pháp Nhân ái 39 người chết trong container ở Anh thảm kịch quốc gia sự thấu cảm