Những trường hợp vì gia cảnh khốn khó mà phải từ bỏ giấc mơ đại học như thế này tới đây sẽ rất nhiều, khi mà học phí đại học đang tăng chóng mặt, còn khoản vay Chính phủ dành cho sinh viên nghèo vẫn không đổi.
Xã hội thì không thể cứ thỉnh thoảng chung tay giúp một vài trường hợp thông qua đôi ba bài báo được dù đấy cũng là việc đáng khuyến khích. Tuy nhiên, còn biết bao những bạn không có cơ hội lên báo thì sao?
Cần một giải pháp căn cơ hơn.
Nếu học phí không thể không tăng nhằm ‘tính đúng, tính đủ chi phí thực tế’ và cải thiện tính cạnh tranh giữa các trường thì Chính phủ, nhằm đảm bảo cơ hội học tập của công dân, phải cấp khoản tín dụng đủ lớn (dưới dạng một Quỹ chẳng hạn) để bất kỳ thanh niên nào trúng tuyển vào một chương trình đại học, cao đẳng, trung cấp công lập đều có thể vay để đủ trang trải học phí và sinh hoạt phí ở mức tối thiểu, sau này ra trường đi làm trả dần như nhiều nước khác đang áp dụng.
Sở dĩ khoản tín dụng này nên áp dụng cho ‘bất kỳ thanh niên nào’ mà không phải chỉ dành riêng cho sinh viên gia đình nghèo là vì một khi còn lệ thuộc vào đình về học phí và sinh hoạt phí, thanh niên/sinh viên rất khó để có thể tự lập như một cá nhân trưởng thành trong một giai đoạn cuộc đời rất cần tính cách đó. Điều này về dài hạn không tốt cho xã hội.
Đơn giản. Từ việc chấm dứt các dự án tượng đài nghìn tỷ và các công trình hoang phí tương tự, giảm số lượng xe công (chi phí vận hành hàng chục nghìn tỷ), giảm và tiến tới xoá bỏ việc bao cấp chi phí hoạt động của các hội đoàn nhà nước (ước tính hàng chục nghìn tỷ)…Không khó để trả lời, nhưng quan trọng đây là câu hỏi của Chính phủ, chứ không phải của các bạn học sinh, sinh viên. Chính phủ sinh ra để trả lời những câu hỏi như vậy nên nếu không trả lời nổi thì họ…nên được thay thế.
Câu hỏi này mới đáng được các bạn thanh niên sinh viên quan tâm: Ai có thể tạo ra sự thay đổi để đem đến một chương trình tín dụng như thế, giúp các bạn thoát khỏi cảnh hàng tháng ngửa tay xin tiền bố mẹ nộp học phí và lo sinh hoạt phí để rồi cảm thấy rất áy náy (nếu bố mẹ nghèo) hoặc/và phải tỏ ra ngoan ngoãn vâng lời, để sống một cách tự tin, tự lập và tự chủ hơn trong thời gian đại học vì ý thức rõ rằng mình đang ăn, ở và học bằng tiền mình vay nợ, cũng là sức lao động trong tương lai của mình?
Không ai khác ngoài các bạn. Sẽ chẳng ai cứu các bạn đâu, ngoài các bạn.
Mỗi cá nhân không làm được thì kết thành hội, nhóm rồi thành phong trào học sinh sinh viên. Dùng mọi cách có thể (kiến nghị, bãi khoá, biểu tình…) để đòi cho bằng được quyền lợi chính đáng của các bạn. Không dám làm gì thì các bạn đành phải chịu thôi, chẳng ai giúp được các bạn đâu.
Khóc đủ rồi, than cũng nhiều rồi, tới lúc làm gì đó đi thôi
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…