Hôm 2/6, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất ngờ công bố “Kế hoạch tổng thể về xây dựng cảng thương mại tự do Hải Nam”, chiếm hầu hết trang nhất của Nhật báo Nhân dân, tiêu đề nhấn mạnh chỉ thị của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình “là một quyết định chiến lược trọng đại của Trung ương Đảng căn cứ vào cả tình hình trong nước và quốc tế”, “cần kiên định tuân thủ lãnh đạo của Đảng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, kết hợp với các quy tắc kinh tế và thương mại cấp cao quốc tế”, “Hải Nam đến năm 2025 sẽ bước đầu thiết lập nên hệ thống chính sách cảng thương mại tự do…”
Dưới đây là bài viết của Dương Uy thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
Dường như hành động tức thì của Mỹ hủy bỏ vị thế đặc biệt của Hồng Kông nằm ngoài dự đoán của ĐCSTQ, đòn tấn công mạnh vượt quá tưởng tượng của ĐCSTQ, với tình hình này thì thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên không thể đảo ngược. Giới chóp bu ĐCSTQ có lẽ đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan: vừa không dám đối đầu công khai, nhưng cũng vì thể diện nên không dám rút lại Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Trong tình trạng rối bời, ĐCSTQ đã nhanh chóng quăng ra cái gọi là “cảng tự do Hải Nam” như một “quyết định chiến lược” để thay thế Hồng Kông, nhưng thực tế là rất mù quáng.
Điều này thể hiện ngay trong tư tưởng chỉ đạo “cảng tự do” lại “cần tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng”, cũng phải “kiên định chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc”, đồng thời còn “kết nối với các quy tắc kinh tế và thương mại trình độ cao quốc tế”. Theo cách diễn đạt mâu thuẫn này, ngay cả khi phần cứng của “cảng tự do Hải Nam” thực sự hình thành trong 5 năm tới thì chắc chắn sẽ rơi vào mâu thuẫn không thể giải quyết, rất khó để hoạt động chứ đừng nói đến vấn đề thay thế được Hồng Kông.
Hiện tại, mặc dù Hồng Kông đã trở thành một đô thị trực thuộc ĐCSTQ, Đặc khu Trưởng đã trở thành Thị trưởng, còn Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ tại Hồng Kông đã trở thành Đảng ủy Hồng Kông, toàn bộ cảnh sát đã được người của Đại Lục thay thế, hệ thống pháp lý và Hội đồng Lập pháp đã biến mất, nhưng vẫn còn đó ưu thế hơn Hải Nam.
Vốn dĩ hàng hóa trung chuyển từ Hồng Kông, không có lý gì lại di chuyển đến Hải Nam và sau đó đến eo biển Quỳnh Châu rồi mới có thể được chuyển vào Đại Lục. Làm vậy thời gian dài hơn, thủ tục phức tạp hơn và chi phí có thể nhiều hơn. Tôi không thể thấy Hải Nam có thể thay thế được vị trí cảng thương mại trung chuyển của Hồng Kông, cũng không thấy cần thiết như vậy, đó là chưa kể đến việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Tương tự, không thể vì Hải Nam xây dựng thành một cảng tự do mà giúp được thương mại trung chuyển tăng lên. Với việc chuỗi cung ứng đang ngày càng rời khỏi Trung Quốc khiến thương mại trung chuyển của Hồng Kông cũng nhanh chóng sụt giảm, vậy thì với khối lượng thương mại còn rơi rớt lại sẽ khiến chính Hồng Kông cùng tất cả các cảng của Trung Quốc trở nên đìu hiu, bây giờ xây dựng thêm một cảng tự do ở Hải Nam là hoàn toàn lãng phí. Một quyết định như vậy rõ ràng không cân nhắc đến yếu tố kinh tế, mà chỉ vì mục đích chính trị.
Có thể ĐCSTQ đang ra oai cho Mỹ thấy họ vẫn luôn hùng mạnh; ĐCSTQ cũng đang đe dọa Hồng Kông, nếu không vâng lời sẽ đổ bát cơm của người Hồng Kông; giới chóp bu của ĐCSTQ cũng muốn thể hiện cho nội bộ thấy họ vẫn kiểm soát được tình hình chung và nhanh chóng đề xuất phản ứng.
Vào ngày 22/5 khi ông Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày báo cáo tại “lưỡng hội” đã đề cập đến việc “trao quyền tự chủ để đẩy mạnh hơn cải cách và mở cửa đối với khu thương mại tự do thí điểm, đẩy nhanh việc xây dựng cảng thương mại tự do Hải Nam, thiết lập thêm khu thương mại tự do thí điểm ở khu vực miền trung và miền tây.” Rõ ràng khi đó tình hình vẫn ở trạng thái triển vọng, chưa gấp rút, chưa cho biết phải làm ngay mà chỉ đề cập “đẩy nhanh”. Sau đó một tuần thì Trump đã hủy bỏ tình trạng đặc biệt của Hồng Kông và vậy là kế hoạch “Cảng tự do Hải Nam” ngay lập tức được giới thiệu, có thể xem là thần tốc và được nâng lên thành “quyết định chiến lược”.
Ngay từ đầu “Kế hoạch tổng thể về xây dựng cảng thương mại tự do Hải Nam” đã đề cập rằng “Đây là một sáng kiến cải cách và mở cửa quan trọng do đích thân Tổng bí thư Tập Cận Bình lên kế hoạch, triển khai và thúc đẩy thực hiện. Đây là một quyết định chiến lược của Trung ương Đảng dựa vào cả tình hình trong nước và quốc tế… Ngày nay thế giới đang trải qua quá trình thay đổi lớn, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang trỗi dậy, toàn cầu hóa kinh tế đang bị thách thức”.
Qua đó cho thấy dường như giới chóp bu ĐCSTQ đang nhận thức rõ hơn về cục diện bên trong và bên ngoài phải đối mặt, nhưng cuối cùng họ lại kết luận “đó là hành động thiết thực để hỗ trợ toàn cầu hóa kinh tế và xây dựng cộng đồng loài người chung vận mệnh (community of shared future for mankind).” Như vậy thực tế ĐCSTQ vẫn khá mơ hồ, vẫn nghĩ rằng họ có thể thúc đẩy toàn cầu hóa và không sẵn sàng từ bỏ mơ tưởng “cộng đồng loài người chung vận mệnh”, vì vậy mới có quyết định hoang đường như vậy. Với cục diện thế trận và khả năng quyết sách như vậy mà ĐCSTQ đối đầu với Mỹ và các đồng minh thì sẽ nhanh chóng thảm bại.
Dương Uy
(Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả)
Xem thêm:
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…