Chuyện gì đang xảy ra?
Vụ án mạng ở Yên Bái chiếm lĩnh Facebook 2 hôm nay. Vụ án mạng đó đã làm lu mờ kì tích của một bệnh viện ở Cần thơ, cứu sống 2 sản phụ bị hội chứng HELLP, một biến chứng sản khoa có tỉ lệ tử vong cả mẹ và con vô cùng cao.
Nhiều người đặt câu hỏi về thái độ của người dân đối với cái chết của 3 cán bộ cao cấp của tỉnh Yên Bái. Riêng tôi, không dám nói là thái độ của người dân, chỉ nói đến thái độ thể hiện trên Facebook, giữa một bên là vụ án làm thiệt mạng 3 người, và bên kia là một kì tích y khoa, cứu sống 4 con người.
Hiếm hoi lắm mới tìm thấy vài dòng tin thể hiện sự vui mừng với kì tích y khoa, cứu sống 4 mạng người. Trong khi đó, có thể thấy sự hả hê một cách không dấu giếm của rất nhiều facebooker về cái chết của 3 con người ở Yên Bái. Chưa bao giờ đoạn cuối tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được trích dẫn nhiều như 2 ngày nay.
Chuyện gì đang xảy ra thế này? Lẽ ra phải vui mừng với việc cứu sống người, thì người ta lại hả hê với việc có người bị giết?
Tôi không biết tư cách đạo đức của 3 vị cán bộ ở Yên Bái vừa mới bị giết chết ra sao. Tôi tìm đọc những thông tin trên mạng về 3 vị này. Thực tình thì không thấy thông tin xấu về các vị ấy, kể cả người được cho là nghi phạm. Nhưng với những gì mà nhiều Facebooker thể hiện, có vẻ như đây là những con người rất xấu xa.
Không biết từ bao giờ người ta đánh đồng những cán bộ lãnh đạo với những kẻ xấu xa, bợ đỡ quân giặc, tàn bạo với nhân dân, ăn cắp, vơ vét, bòn rút của dân? Cách đây một thời gian, khi có thông tin một cán bộ lãnh đạo bị bắn chết, cũng nhiều người hả hê. Lần ấy có thể hiểu được, vì vị cán bộ kia luôn phát biểu bênh vực nhà cầm quyền Trung quốc. Còn lần này thì gần như chẳng ai thấy cần phải suy xét gì cả.
Đạo đức xã hội xuống cấp quá. Nếu như những người vừa bị giết chết kia là những kẻ thực sự xấu xa, thì còn có thể thông cảm cho những bức bối khiến con người ta quên đi cái đạo lí “nghĩa tử là nghĩa tận”. Đằng này, chỉ vì họ là cán bộ lãnh đạo cao cấp, thế là họ được xếp chung với những kẻ xấu xa, dù chưa có bằng chứng nào cả.
Xã hội chúng ta đã bội thực với những cán bộ lãnh đạo đục khoét của dân, với những cơ ngơi xa hoa như của Trần Văn Truyền và những kẻ đương chức hay đã về hưu khác. Người dân đã ngán đến tận cổ với những kẻ đục khoét như Trịnh Xuân Thanh, những kẻ vì tư lợi mà lũng đoạn chính quyền như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Người ta đã chẳng còn cần bằng chứng, vì họ đâu còn tin những tuyên bố thừa hùng hồn nhưng thiếu liêm sỉ, những màn diễn thề thốt lặp đi lặp lại.
Cách đây vài tháng, hiện tượng Obama cho thấy sự khát khao một lãnh đạo có đức, có tài của người dân. Hôm nay, vụ án mạng ở Yên Bái trở thành một tín hiệu xác nhận niềm tin của một bộ phận người dân, đối với đội ngũ lãnh đạo, đã xuống thấp một cách tệ hại.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…