Categories: Xã luậnBlog

Làm thế nào để Việt Nam hùng cường?

Tìm lời giải cho bài toán “Làm thế nào để Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh” không đơn giản. Đó là một phức hợp các giải pháp cho nhiều năm. Trong bạt ngàn điệp trùng các nhân tố, biết bắt đầu từ nhân tố nào? Tuy vậy, bằng cách vận dụng logic, chúng ta sẽ tìm ra được lời giải đúng.

Quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông nhìn từ một con đường. Trong ảnh, một nhánh ngã ba trên đường Hoàng Văn Thụ, P4, Q. Tân Bình, TP.HCM, năm 2017. (Ảnh: pxhere.com)

I. Các nhân tố không thể thiếu

Trước hết, muốn phát triển thành một quốc gia hùng mạnh thì phải có một chính sách phát triển đúng. Do vậy, chính sách phát triển đúng là nhân tố mấu chốt quan trọng đầu tiên không thể thiếu.

Nhưng muốn có chính sách phát triển đúng thì phải có người đề xuất ra được chính sách đó. Nghĩa là phải có lãnh đạo giỏi mới có khả năng đề xuất ra được chính sách phát triển đúng. Như vậy, lãnh đạo giỏi là nhân tố thứ hai không thể thiếu.

Khi lãnh đạo giỏi của đất nước đề xuất ra chính sách phát triển thì phải được đa số người dân xác định là đó là đúng hay không đúng. Nghĩa là người dân trên toàn quốc, hay đại diện của họ, sẽ quyết định thông qua hay không thông qua chính sách phát triển của lãnh đạo giỏi. Từ đó cho thấy sự cần thiết tồn tại một Quốc hội giỏi là đại diện cho nhân dân. Quốc hội giỏi là nhân tố thứ ba không thể thiếu.

Dễ nhận thấy chính sách phát triển đúng cũng trở nên vô ích nếu bộ máy thực thi kém Cần có một bộ máy thực thi giỏi thì chính sách phát triển đúng mới có cơ hội triển khai thành công trong cuộc sống. bộ máy thực thi chính là Chính phủ. Như vậy một Chính phủ giỏi là yêu cầu cần thiết thứ tư.

Như vậy, bài toán “Làm thế nào để Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh” đã được phân rã thành ba bài toán: “Làm thế nào để chọn được lãnh đạo giỏi? Làm thế nào để có một Quốc hội giỏi? Làm thế nào để có một Chính phủ giỏi?”

1. Làm thế nào để chọn ra lãnh đạo giỏi?

Muốn chọn được lãnh đạo giỏi cho một quốc gia thì phải đem người được chọn ra so sánh với mọi người dân trong toàn quốc. Như vậy, công việc so sánh lựa chọn không thể là việc của riêng ai đó, mà là việc chung của nhân dân toàn quốc. Nghĩa là ý kiến của người dân trên toàn quốc mới xác định đúng người giỏi nhất trên toàn quốc cho vị trí lãnh đạo đất nước. Từ đó suy ra, bầu cử phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc chính là phương thức để chọn ra lãnh đạo giỏi cho đất nước.

Làm lãnh đạo đất nước là phải dốc toàn tâm toàn lực cho đất nước. Vậy thì trước hết, phải tự xung phong làm lãnh đạo chứ không phải bị người khác bắt làm lãnh đạo. Do đó phải tự nguyện ứng cử, chứ không phải bị đề cử. Như vậy, ứng cử là điều kiện bắt buộc thứ hai trong quy trình lựa chọn lãnh đạo giỏi.

Ở bình diện khác, muốn biết ai giỏi hơn thì phải có môi trường để thể hiện mà so sánh. Tức là, người ứng cử vào chức vụ lãnh đạo đất nước phải thể hiện trước người dân những khả năng vượt trội của họ, cho người dân biết mà lựa chọn. Suy ra, họ phải tranh cử để thể hiện khả năng vượt trội của mình. Do đó, tranh cử là điều kiện bắt buộc thứ ba trong quy trình tìm kiếm lãnh đạo giỏi.

Tóm lại, muốn chọn được lãnh đạo giỏi cho đất nước thì phải bầu cử toàn quốc, phải ứng cử và phải tranh cử.

2. Làm thế nào để chọn ra được một Quốc hội giỏi?

Chính sách phát triển đất nước là do lãnh đạo đất nước đề ra. Nhưng vì chính sách phát triển đó liên quan đến vận mệnh đất nước nên việc xác định chính sách đó đúng hay không đúng phải do người dân trên toàn quốc quyết định. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng có thể tiến hành trưng cầu dân ý, nên người dân quyết định các quốc sách thông qua đại diện của mình tại Quốc hội. Quốc hội chính là cơ quan đại diện cho dân để xác định chính sách của lãnh đạo đề xuất có đúng hay không đúng. Như vậy, cần có một Quốc hội giỏi mới đủ tài trí để đánh giá chính sách của lãnh đạo đất nước.

Muốn có được một Quốc hội giỏi thì đó phải là một Quốc hội do toàn dân lựa chọn. Và chỉ có như vậy thì Quốc hội đó mới đích thực là đại diện cho nhân dân cả nước. Từ đó suy ra, các Đại biểu Quốc hội phải đích thân ứng cử, phải tranh cử và phải do nhân dân trực tiếp lựa chọn.

3. Làm thế nào để có được một Chính phủ giỏi?

Điều kiện cần (nhưng chưa đủ) để một Chính phủ trở thành một Chính phủ giỏi nằm ở các điều tiếp theo. Trước hết, đó là Chính phủ được đề xuất bởi lãnh đạo giỏi. Tiếp đến là nhận được sự tín nhiệm và được thông qua bởi một Quốc hội giỏi.

Như vậy, khi đã có được lãnh đạo giỏi và Quốc hội giỏi, thì theo logic, cơ bản sẽ có một Chính phủ giỏi. Nếu Chính Phủ chưa giỏi thì Lãnh đạo thành lập Chính Phủ mới, đệ trình cho Quốc hội thông qua. 

II. Điều kiện tiên quyết

Rõ ràng, muốn thực thi các quy trình chọn lãnh đạo giỏi, chọn Quốc hội giỏi, chọn Chính phủ giỏi như đã nêu trên, thì các quy trình đó phải được quy định trong Hiến Pháp.

Do đó, sửa đổi Hiến Pháp để có một Hiến Pháp mới chứa đựng các quy trình nêu trên, là điều kiện tiên quyết để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Trên đây là tóm tắt phần đầu lời giải bài toán “Làm thế nào để Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh”. Trong đó chỉ ra các điều kiện cần thiết để có một chính sách phát triển đúng, và điều kiện cần để chính sách phát triển đúng được thực thi tốt trong đời sống thực tiễn. Nội dung cụ thể của chính sách phát triển đúng sẽ được đề cập trong phần tiếp theo.

Theo Facebook TS Nguyễn Ngọc Chu

Xem thêm:

Nguyễn Ngọc Chu

Published by
Nguyễn Ngọc Chu

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

6 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

7 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago