“Nhìn hình lại thấy lòng quặn thắt. Hàng dừa mà chúng ta thấy trên hình nay đã không còn. Một doanh nghiệp đã trúng thầu lô đất mà trước đây thuộc về Đan viện Citeaux Mỹ Ca, biến nó trở thành khu đô thị cao cấp bên đầm Thủy Triều” (Cam Ranh, Khánh Hòa)” (Ngô Thanh Tú). Từ một nơi linh thiêng, tôn nghiêm, là nơi tu tập cho cả trăm tu sỹ thì nay, vùng đất đó bị biến đổi và có nguy cơ bị đổ ập xuống biển.
Làm gì đây? Nếu làm, mình tôi và cả nhóm yêu di sản chúng tôi chưa đi tới đích thì đã kiệt sức. Nếu dừng, thấy có tội với quá khứ (dù quá khứ là thế nào, quá khứ vẫn là lịch sử, vẫn chân thực và cần được tôn trọng). Nếu dừng, thấy có tội với nghề (dù kiến trúc phục vụ mục đích gì, kiến trúc đó vẫn thuần khiết đẹp, một vẻ đẹp của trí tuệ đã sắp đặt đúng chỗ).
Vậy tạm viết lên đây như một lời nhắc, sẽ quay lại, sẽ quay lại ngay khi khu Hòa Bình-Đà Lạt đã được giải cứu. Cũng giống như Đà Lạt, giải cứu để rồi làm hồi sinh Đan viện còn là bước rất dài, nhưng phải giải cứu trước khi Đan viện bị vùi xuống cát.
Dù lớp bụi thời gian tiếp tục bao phủ những ô cửa kính vỡ vụn theo thời gian, hành lang u tối đầy cỏ dại… dù đã bị thời gian tàn phá, dù công trình trường học thay đổi nhiều… nhưng công trình Tu viện dòng Franciscaines vẫn còn giữ nguyên nét kiến trúc Gothic theo kiểu vòm nhọn với nhiều cửa sổ đứng, được ứng dụng phổ biến trong kiến trúc nhà thờ hay thánh đường từ thế kỷ 18.
Nhưng nhà nguyện cón có nét riêng của kiến trúc bản địa Đà Lạt, chỉ dành riêng cho Đà Lạt: các chi tiết mái dốc, cửa sổ như “con mắt Đà Lạt”, các mảng đặc, rỗng ngẫu hứng, cách xen đá vafk cùng gạch khi xây do “rất nhiều kiến trúc sư tại Đà Lạt lúc bấy giờ đã trực tiếp hướng dẫn thợ thi công tại công trình” (theo kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp-Tọa đàm Di sản Sài Gòn-Đà Lạt ngày 7/4/2019)
Cũng như các công trình kiến trúc khác tại Đà Lạt, Tu viện dòng Franciscaines là công trình có thiết kế hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Hiện đã bắt đầu có một vài tác động chuẩn bị sửa chữa cho công trình. Tuy nhiên để đưa vào sử dụng chắc cũng phải là cả một quá trình nghiên cứu để cải tạo và phục dựng để tránh xâm hại những giá trị thời gian của nó.
Thật may mắn, công trình hiện thuộc sự quản lý của trường tôi, Đại học Kiến trúc TP.HCM, và sẽ thực sự là một kế thúc có hậu nếu chính các kiến trúc sư tại ngôi trường sẽ trực tiêp thực hành bảo tồn Đan Viện. Tất cả phụ thuộc vào cơ chế và kinh phí đầu tư. Nhà Trường tuy không thể đủ kinh phí, nhưng Nhà trường là nơi tốt nhất giữ gìn nó khỏi bị nhòm ngó.
Mỗi lần đến đây lại hình dung ra khung cảnh ngày xưa thanh bình, lãng mạn, những nhịp chân đi lên, đi xuống đồi của các đan sĩ, khi học, lúc nghe giảng, khi cầu nguyện…
Rồi hình dung ra cảnh tương lai sinh viên đi học, được đi từ khung cảnh cũ, trở về quá khứ, rồi sang khung cảnh mới- khu giảng đường… Tất cả mới chỉ là sự hình dung…
Ước gì Tu viện sẽ tươi sáng trở lại để đón sinh viên, đón du khách, để mọi người được đến gần, chạm vào vẻ đẹp vừa thuần khiết, vừa phóng khoáng lãng mạn và rất Đà Lạt đó.
Lời ước sẽ thành niềm tin, mình chưa nghĩ được gì khác ngoài cầu nguyện có một ngày tươi sáng quay trở lại.
Nguyễn Hạnh Nguyên (Kiến trúc sư)
Theo Facebook Nguyen Hanh Nguyen
Xem thêm:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…