Mỗi người Nhật là một thùng rác cá nhân di động

Điều làm tôi thích thú nhất trong chuyến đi Nhật Bản, chính là phân loại rác.

Thu gom rác thải tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/9/2017. (Ảnh: Shutterstock)

Họ luôn luôn có ít nhất 3 thùng rác: plastic, vật liệu dễ cháy, và inox, thiếc. Một số nơi còn có 5-7 thùng rác khác nhau để phân loại, nhưng vô địch vẫn thuộc về làng Kamikatsu, có tới 34 thùng rác phân loại.

Họ phân loại rác kiểu gì?

1 vỏ chai nước thôi mà đã: nắp để 1 thùng, thân chai bỏ 1 thùng, và họ xé cái nhãn dán bằng nhựa ra để 1 thùng.

1 hộp cơm, nắp để 1 thùng, nhãn nhựa để 1 thùng, đũa giấy để 1 thùng, hộp nhựa để 1 thùng.

Cùng là chai nhựa, nhưng mỗi dung tích lại có 1 thùng khác nhau, 500ml, 1 lít, 1 lít rưỡi.

Khay nhựa ăn cơm loại 2 ngăn, 3 ngăn, 4 ngăn cũng được bỏ đúng từng thùng rác khác nhau.

Đồ nhựa sinh hoạt cũ trong gia đình, vải vóc, quần áo cũ bỏ đi, cũng có thùng rác riêng…

Một điểm thu gom và phân loại rác thải tại Tochigi, Nhật Bản, tháng 5/2019. Từ trái qua phải: Chai nhựa PET, Khay sắt, Hộp sữa giấy, Lon nhôm và lon sắt. (Ảnh: Shutterstock)

Và tất cả hầu như được rửa sạch sẽ, lau khô trước khi bị vứt vào sọt rác.

Những vật dụng còn nguyên vẹn sẽ được xử lý để cho vào các gian hàng buôn bán đồ cũ tái chế với giá rất rẻ, và đắt như tôm tươi, ở cái xứ mà mọi thứ đều đắt xắt miếng.

Những thứ không còn nguyên vẹn, sẽ được xử lý để tạo thành đồ chơi, đồ nhựa… khác và xuất khẩu.

Nhiều hộp rác được đặt cùng một nơi để phân loại rác thải, tại Okayama, Nhật Bản, ngày 21/5/2018. Trong đó, 7 hộp đựng giấy và 2, 3 hộp đựng lon và chai nhựa. (Ảnh: Shutterstock)

Những thứ không thể tái chế được nữa, thì sẽ trở thành tài nguyên, xây các hòn đảo nhân tạo bằng rác, 1.000 nhà máy điện chạy bằng rác,… và chỉ có 1% lượng rác thải hàng năm trên toàn Nhật Bản bị chôn lấp. Một con số khủng khiếp mà ít quốc gia nào trên thế giới làm được.

Vậy tại sao họ phải mất công rửa sạch, lau khô, chỉ để… vứt rác? Vì họ làm vậy để đỡ đần công việc vất vả của các công nhân nhà máy rác, và không để nước thải hôi thối chảy tràn lan khắp nơi. Tỉ mỉ, sạch sẽ, chuẩn xác là đức tính của người Nhật.

Sọt đựng rác làm bằng bằng tre, gỗ tái chế trong công viên công cộng, tại Kyoto, Nhật Bản, ngày 17/11/2017. Từ trái qua phải: Rác tài nguyên (chỉ chung các loại tái chế được, chai, lon, giấy), Rác thường. (Ảnh: Shutterstock)

Ở những nơi công cộng trên toàn Nhật Bản, rất hiếm có thùng rác. Khách du lịch luôn thấy khó khăn bởi vì không có nơi vứt rác. Lí do là, mỗi một người Nhật khi ra đường, luôn luôn mang theo túi đựng rác cho riêng mình. Ăn gì, xài gì… họ đều bỏ vào túi, và mang về nhà.

Hãy học cách vứt rác như người Nhật.

Nguyễn Lan Uyên (Blogger Du lịch, Tác giả)

Đăng theo Facebook Nguyễn Lan Uyên. Vui lòng xem bài gốc tại đây.

Xem thêm:

Nguyễn Lan Uyên

Published by
Nguyễn Lan Uyên

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

20 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

46 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

3 giờ ago