Mua bán lòng thương

Năm 2008, thời điểm đang học ở Kyoto và có một vài thứ xảy ra khiến tôi cảm thấy bế tắc.

Tôi nghĩ cách để cân bằng lại mình là tìm đến những người bế tắc hơn mình. Tôi quyết định về thăm bệnh viện Nhi ung bứu ở Thanh Trì và ở đó một ngày để cùng trải nghiệm cuộc sống trong bệnh viện với những em bé và gia đình của họ.

Có một thiên thần đã ngủ yên. (Ảnh: Shutterstock)

Đó là một trải nghiệm khó quên nhất với tôi bởi những hình ảnh và câu chuyện của từng gia đình. Họ là những người cầm trong tay án tử nhưng tràn đầy hy vọng được sống và chưa sẵn sàng cho sự chia ly. Nhưng sự bế tắc của các gia đình có trẻ em ung thư đó là tiền. Ung thư khiến các gia đình khánh kiệt về kinh tế và bào mòn hi vọng của mỗi người.

Tôi nghĩ đến việc giúp đỡ họ phần nào và tôi bắt đầu việc gây quỹ giúp đỡ các bệnh nhi. Tôi chia sẻ thông tin với cộng đồng lưu học sinh tại Kyoto để quyên góp tiền. Khi có ý định đó, tôi bắt đầu chụp ảnh các em bé bị ung thư để chia sẻ với cộng đồng với ý định những hình ảnh đó sẽ đánh thức lương tâm mỗi người và việc quyên tiền có hiệu quả hơn. Tôi nghĩ là vậy.

Nhưng khi đưa ống kính máy ảnh hướng vào các bé, chụp được mấy kiểu thì tôi không thể bấm máy thêm. Đó sẽ là những hình ảnh rất ám ảnh và tôi nghĩ đến hậu họa sau này khi các hình ảnh đó lan tỏa trong cộng đồng. Những hình ảnh đó có thể giúp tôi mua được lòng thương từ cộng đồng, nhưng chúng cũng sẽ là những vết cắt sâu ám ảnh gia đình của các bé nếu một ngày họ vô tình nhìn lại khi những đứa con của họ không còn.

Tôi dừng lại và chọn một hình duy nhất và đẹp nhất của một bé để phục vụ cho việc gây quỹ của mình. Đó là một bức hình rất đẹp mà tôi tin rằng, nếu bố mẹ của bé bây giờ vô tình nhìn lại cũng sẽ mỉm cười khi nhớ về đứa con yêu của họ. Có thể cũng sẽ có những giọt nước mắt xót thương nghẹn ngào tiếc nhớ nhưng sẽ không phải là sự ám ảnh (Bé mất sau 1 năm kể từ thời điểm tôi gặp).

Việc gây quỹ của tôi thành công ngoài mức mong muốn ban đầu dù tôi không cần phải sử dụng những hình ảnh mô tả một cách thô ráp về nỗi đau thể xác của các bé. Tôi vui về điều đó và tôi xúc động với tấm lòng của những người đã quyên góp cho dự án của mình, đa số là các bạn học ở Kyoto và họ cũng đang là friends trong facebook của tôi lúc này.

Những ngày gần đây, báo chí đang đào sâu vào việc cháu bé bị bỏ quên trên xe đến trường. Việc đưa tin là cần thiết, việc đòi lại công bằng cho cháu bé và gia đình là cần thiết. Việc đòi hỏi các nhà trường và ngành giáo dục phải thay đổi để đảm bảo an toàn cho học sinh là cần thiết. Nhưng việc phát tán hình ảnh, việc mô tả chi tiết quá trình phát hiện cháu bị mất thế nào khiến tôi rùng mình kinh sợ. Báo chí khai thác những khía cạnh này là báo chí kền kền. Những người nhân danh đạo đức và công lý chia sẻ các tin bài đó là những người bất cẩn, thậm chí là vô tâm, nhẫn tâm và vô đạo đức. Làm ơn dừng lại.

Hàng ngày, newfeeds facebook của tôi hiện lên vô số những hình ảnh ám ảnh tương tự mặc dù tôi đã cố gắng lọc bạn bè. Tiếc thay, số đó vẫn còn nhiều vô kể.

Nguyễn Ngọc Huy (Chuyên gia Biến đổi khí hậu)

Đăng theo Facebook Huy Nguyen. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Xem thêm:

Nguyễn Ngọc Huy

Published by
Nguyễn Ngọc Huy

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

8 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

19 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

23 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

23 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

33 phút ago