Categories: Xã luậnBlog

Những “Đường Quyên” sẽ về đâu khi “Tứ kỵ sĩ” toàn lực bao vây ĐCSTQ?

“Lao vào ngõ cụt” là con đường của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay. Qua số phận của học giả Đường Quyên làm gián điệp cho nhà cầm quyền Bắc Kinh cùng những động thái đầy cứng rắn của Mỹ trong thời gian gần đây, là lời cảnh tỉnh cho đông đảo “các Đường Quyên” đang tiếp tục lún vào con đường sai lầm trở thành công cụ cho Trung Nam Hải.   

Dưới đây là bài viết của Tống Tử Phụng, thể hiện quan điểm riêng của tác giả:

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Tang Juan. (Ảnh do NTD lấy từ tài liệu tòa án Mỹ)

Vào tháng Bẩy vừa qua có thông tin về bốn quân nhân Trung Quốc phải đối mặt với cáo buộc gian lận thị thực (visa), do khi nhập cảnh vào Mỹ họ che giấu tư cách quân nhân tại ngũ. Trên thực tế, tội gian lận thị thực chỉ là bước đầu, còn tội nặng hơn là nghi ngờ sau khi nhập cảnh họ thực hiện hàng loạt hoạt động gián điệp.

Một trong bốn người có tên Đường Quyên (Tang Juan) bị bắt ở San Francisco là người có mức độ xuất hiện trên truyền thông nhiều nhất, tôi nghĩ lý do chính là cô ấy đã vào Lãnh sự quán ĐCSTQ ở San Francisco để được bảo vệ, khiến truyền thông chú ý nhiều hơn ba người kia.

Thông tin cho biết vào ngày 20/6, Đường Quyên đã được FBI hẹn gặp, và ngày 26/6 bị buộc tội gian lận thị thực, sau đó cô đã chạy vào Tổng lãnh sự quán ĐCSTQ ở San Francisco với hy vọng được bảo vệ. Sáng sớm ngày 24/7, Đường Quyên rời lãnh sự quán Trung Quốc và bị bắt ngay hôm đó, lần đầu tiên cô xuất hiện trước tòa vào ngày 27/7 và trong toàn bộ quá trình chỉ im lặng. Cô sẽ phải đối mặt với một phiên tòa khác vào ngày 10/8.

Kể từ khi ĐCSTQ áp dụng biện pháp biển người tham gia cuộc chiến gián điệp ở nước ngoài, khái niệm gián điệp không còn giới hạn ở những điệp viên chuyên nghiệp được đào tạo đặc biệt mà ngày càng có nhiều người thuộc các giới khác tham gia, chẳng hạn như học giả, doanh nhân, hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch đều có thể tham gia làm gián điệp. Giờ đây khi Đường Quyên chịu thẩm vấn tại tòa, giới điệp viên ĐCSTQ tại Mỹ và thậm chí trên cả thế giới nên tự cảnh tỉnh: Bản thân ở trong xã hội tự do thì nên sống như thế nào và đi con đường nào?

Trước khi đưa ra câu trả lời rõ ràng hơn, có thể dẫn ra hai trường hợp để so sánh.

So sánh 1: Đường Quyên và Mạnh Vãn Châu

Đường Quyên bị buộc tội gian lận thị thực và bị nghi ngờ xâm nhập vào giới học thuật Mỹ. Mạnh Vãn Châu bị buộc tội gian lận trong hoạt động ngân hàng, khiến HSBC tiếp tục cung cấp cho Huawei các dịch vụ tài chính vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Có thể nói, cả hai đều phục vụ ĐCSTQ.

Nhưng xét về lý lịch, Mạnh Vãn Châu là Phó chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei do ĐCSTQ chống lưng. Bà Mạnh còn được biết đến là con gái lớn của ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi. Ngược lại, Đường Quyên không có gì ngoài bối cảnh xuất thân trong ngành quân đội và tham gia nghiên cứu khoa học.

Vì vậy phản ứng của ĐCSTQ rất khác đối với họ sau khi lâm nạn.

Về Mạnh Vãn Châu, ĐCSTQ đã cố gắng hết sức để cứu người, không ngần ngại dùng thủ đoạn bắt cóc con tin để gây sức ép với Canada. Về phần Đường Quyên, ĐCSTQ không chỉ trục xuất cô ra khỏi lãnh sự quán Trung Quốc mà còn đưa con gái cô trở về Trung Quốc. Ý đồ ở đây rất rõ ràng, đó là khống chế Đường Quyên bằng cách bắt con gái của cô làm con tin. Do đó trong phiên tòa vào ngày 27/7, Đường Quyên đã chỉ biết im lặng. Đặc biệt là trong bối cảnh Lãnh sự quán ĐCSTQ tại San Francisco bị truyền thông Mỹ cáo buộc là cơ sở gián điệp, còn Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Houston vừa bị chính phủ Mỹ đóng cửa do hoạt động gián điệp, hơn ai hết Đường Quyên hiểu rõ nhiệm vụ cuối cùng mà ĐCSTQ giao cho cô là giúp Tổng lãnh sự quán ở San Francisco ngăn chặn thảm họa này, buộc cô phải im lặng, chấp nhận ngồi tù.

Vì vậy, qua so sánh Đường Quyên và Mạnh Vãn Châu, tôi nghĩ rằng ngay cả những người không khôn ngoan cũng nên tự hiểu điều này, đó là nếu bạn không phải là Mạnh Vãn Châu thì bạn chỉ có thể là Đường Quyên!

Tuy nhiên, ngay cả khi Mạnh Vãn Châu được ĐCSTQ bảo lãnh thì cũng chẳng qua là trong bối cảnh các vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ, việc dẫn độ chưa thực hiện, và Huawei vẫn còn cơ hội tồn tại nên vẫn còn hy vọng cứu vãn tình hình. Còn một khi Mạnh Vãn Châu vào tù hoặc Huawei bị cả thế giới phong tỏa, không còn khả năng trở thành bên chủ động kiểm soát mạng 5G, khi đó Mạnh Vãn Châu cũng sẽ trở thành “Đường Quyên thứ hai” bị bỏ rơi.

So sánh 2: Đường Quyên và Diêm Lệ Mộng

Diêm Lệ Mộng (Li-Meng Yan) 36 tuổi là chuyên gia về virus và miễn dịch học tại Đại học Hồng Kông, đã xuất bản nhiều bài báo trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Nature, là một trong những nhà virus học đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về loại virus corona mới (COVID-19, virus viêm phổi Vũ Hán).

Đường Quyên, 37 tuổi, là nhà nghiên cứu tại Đại học Quân y Không quân ĐCSTQ, tại Mỹ cô là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Khoa Ung thư Bức xạ Trường Y khoa Đại học California Davis. Theo thông tin, hoạt động nghiên cứu của cô được tài trợ bởi Hội đồng Học bổng Trung Quốc, là một chương trình trao đổi nghiên cứu liên kết với Bộ Giáo dục Trung Quốc và Bệnh viện Tây Kinh. Một số cư dân mạng phân tích từ chiếc huy hiệu đeo trong bức ảnh quân phục của Đường Quyên đã chỉ ra cấp bậc hiện tại của cô nên là cấp phó trung đoàn, là chuyên gia trí thức trong Lực lượng Không quân, ở tuổi 37 cô đã đạt cấp bậc này cho thấy khả năng nghiên cứu khoa học cừ khôi của cô.

Đường Quyên và Diêm Lệ Mộng cùng độ tuổi và xuất thân, cả hai đều thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nhưng cả hai đã chọn con đường trái ngược nhau.

Diêm Lệ Mộng nhập cảnh vào Mỹ và đến Los Angeles hồi tháng Tư năm nay. Mục đích chuyến đi của cô là để phơi bày bằng chứng quan trọng cho thấy ĐCSTQ đã che giấu thế giới về loại virus nguy hiểm viêm phổi Vũ Hán (virus corona mới, SARS-CoV-2), và phơi bày cách Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuất phục trước sự mờ ám của ĐCSTQ. Trong khi vạch trần những điều mờ ám, Diêm Lệ Mộng cũng cho công luận thấy những phẩm chất đạo đức cơ bản mà một nhà nghiên cứu khoa học cần phải có như chủ nghĩa nhân đạo, lương tâm và công lý, trách nhiệm xã hội, nhờ đó đã giành được sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người. Những điều này sẽ đặt nền móng mới cho quá trình nghiên cứu và làm việc của cô trong tương lai, giúp cô bước sang một giai đoạn cuộc sống mới.

Về phần Đường Quyên, cô không chỉ biến thành “vật tế thần” sau khi bị ĐCSTQ sử dụng, cô còn phải đối mặt với án phạt tù lên đến 10 năm và tiền phạt 250.000 đô la Mỹ, sau khi mãn hạn tù cô sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ. Ngoài ra, theo “Luật Phản gián Bảo vệ nước Mỹ” mà Mỹ đưa ra mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ từ chối cấp thị thực cho các cá nhân đã thực hiện hành vi gián điệp hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ chống lại Mỹ, thậm chí cả vợ/chồng và con cái của cá nhân phạm tội cũng sẽ không thể được cấp thị thực nữa. Nhưng ngay cả khi Đường Quyên trở về Đại Lục, vì thân phận gián điệp của cô bị bại lộ nên cũng đứng trước khả năng bị bỏ rơi vì không còn giá trị lợi dụng.

Đối với người làm công tác nghiên cứu khoa học thì độ tuổi ngoài 30 là thời kỳ vàng, đã có kinh nghiệm tích lũy được và có tiềm năng tham gia nghiên cứu lâu dài. Tin rằng, trong loại hoạt động của ĐCSTQ vì mục đích trộm cắp bí mật quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại và công nghệ tiên tiến, đã có số lượng lớn nhà nghiên cứu khoa học mà vốn dĩ có tương lai tươi sáng nhưng đang bị ĐCSTQ lợi dụng, số phận của họ có thể trở thành “vật tế thần” hoặc bị loại bỏ bất cứ khi nào. Trong hoạt động gián điệp mù mịt này, có thể xem Đường Quyên là minh chứng tiêu biểu.

“Bốn hiệp sĩ” tấn công, lưới trời thưa mà khó lọt!

Tuy nhiên, không chỉ Đường Quyên, tin rằng mọi điệp viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp bị ĐCSTQ sử dụng đều nên hiểu rằng giao dịch này với ĐCSTQ là lợi ích và rủi ro cùng tồn tại. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều “Đường Quyên khác” phải chấp nhận rủi ro không chỉ vì lý do lợi ích, mà còn vì tầm nhìn hạn hẹp về rủi ro. Nói cách khác nghĩa là ôm ấp tâm lý cầu may, không tin rằng “vật tế” tiếp theo sẽ là chính mình.

Vì vậy, những ai đến nay vẫn còn giữ tâm lý như vậy, mong rằng có thể thức tỉnh lại và xem xét tình hình nghiêm túc.

Có thể nói, kể từ khi bước vào năm Canh Tý 2020, con đường suy tàn của ĐCSTQ không còn theo kiểu tuyết lở nữa mà là lao thẳng xuống, thẳng đến đáy thung lũng.

Thực tế, những gì chúng ta thấy ngày nay không chỉ là sự thức tỉnh của người dân Trung Quốc, còn là sự thức tỉnh đoàn kết và hành động mạnh mẽ rộng khắp của các lực lượng chính nghĩa trên toàn thế giới!

Trong tháng Bảy vừa qua, chính quyền Tổng thống Trump đã đề xuất kế hoạch “Bốn kỵ sĩ của ngày tận thế” để tiêu diệt ĐCSTQ, tên của kế hoạch hàm nghĩa theo bốn kỵ sĩ trong Sách Khải Huyền của Kinh Thánh. Quá trình tổng thể được chia thành hai bước, một là “đối đầu” và hai là “hạ thủ”, mục tiêu và ý chí quyết tâm có thể nói rõ ràng là như sấm sét. Vinh dự được vào đề cử vào “Bốn kỵ sĩ” là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien, Giám đốc FBI Christopher Wray, Ngoại trưởng Mike Pompeo, và Bộ trưởng Tư pháp William Barr; mọi người lần lượt đưa ra các bài phát biểu bom tấn về kế hoạch bao vây ĐCSTQ một cách toàn diện: bao gồm đối đầu ĐCSTQ trong các lĩnh vực khác nhau như cuộc chiến công nghệ, cuộc chiến thông tin, cuộc chiến kinh tế. Còn các nước ở vùng ngoại vi, với vai trò trung tâm của Mỹ, là các lực lượng chính nghĩa chống lại ĐCSTQ tại Úc, châu Âu, châu Á, tạo thành thế cuộc bao vây toàn cầu chống lại ĐCSTQ.

Trong bối cảnh đó, không chỉ gián điệp ĐCSTQ ẩn nấp ở Mỹ phải đối mặt nguy cơ cao lâm nạn, mà gián điệp của họ đang ẩn nấp ở các quốc gia và khu vực khác cũng khó thoát kiếp nạn.

Trong tháng Sáu và tháng Bẩy vừa qua Mỹ đã đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ: đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc, điều tra “Kế hoạch Ngàn Nhân tài”, tổng tấn công trấn áp các hoạt động gián điệp… Không khó để hình dung về khả năng tấn công đầy mạnh mẽ của Mỹ trong kế hoạch nhắm vào ĐCSTQ.

Vì vậy, “các Đường Quyên” thực sự nên suy nghĩ về tình hình này: nếu bạn không phải là Mạnh Vãn Châu thì bạn sẽ là Đường Quyên. Nhưng cho dù bạn là Mạnh Vãn Châu, cũng sẽ có ngày bạn trở thành “Đường Quyên thứ hai” vì không còn giá trị cho ĐCSTQ lợi dụng. Chỉ có những ai như Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng, dám dũng cảm vượt qua muôn vàn chướng ngại để lựa chọn lương tâm và công lý trong cuộc đấu giữa thiện và ác, thì mới có được tương lai tươi sáng. Nhưng cho đến lúc này, vẫn cần phải nói thêm rằng sự lựa chọn này không chỉ là chuyện cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, mà quan trọng hơn là “người làm Trời thấy”, lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt!

Tống Tử Phụng

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả)

Xem thêm:

Tống Tử Phụng

Published by
Tống Tử Phụng

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

17 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

33 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

43 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

47 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago