Phân tích: Mỹ dẫn đầu đồng minh tạo xu thế toàn cầu vây ĐCSTQ
- Từ Giản
- •
Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) Davos (Thụy Sỹ), khi nói về bảo vệ tự do thương mại và cùng ứng phó biến đổi khí hậu, đã khiến cả thế giới cảm thấy kinh ngạc, bởi vì điều này hoàn toàn tương phản với giọng điệu của Tổng thống Mỹ Trump. Đó là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thách thức trật tự quốc tế một cách rõ ràng, là tín hiệu công khai coi bản thân là lãnh đạo thế giới.
Hiện nay, sự ấm áp của phòng họp Davos đã không còn.
Hiện tại, làn sóng dịch virus Trung Cộng (virus corona mới) đã lan ra toàn thế giới, những lãnh tụ thế giới từng bị viễn cảnh “Trung Quốc mộng” lay động, đang trách mắng Bắc Kinh che giấu dịch bệnh, lừa dối dư luận và đàn áp người lên tiếng tố cáo.
Điều khác với trước đây là, những nước trước đây từng thấp giọng lên án ĐCSTQ, đột nhiên lại biến thành lớn tiếng, hành động cũng gan dạ hơn. Hơn nữa, dưới sự điều phối của Mỹ, họ đã hình thành cục diện bao vây ĐCSTQ trên phạm vi toàn cầu.
Liên minh ngũ nhãn hợp lực nhắm vào ĐCSTQ
Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông đã khiến cộng đồng phương Tây tức giận, nhiều quốc gia đã mạnh mẽ chỉ trích ĐCSTQ. Liên minh Ngũ nhãn do 5 nước tổ hợp thành, ngoài New Zealand ra, các nước còn lại như Mỹ, Anh, Úc, Canada đều nhanh chóng phát biểu tuyên bố chung chỉ trích Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, đồng thời bảo vệ Hồng Kông như “một pháo đài tự do”.
Nước Anh đã xác nhận sẽ mở đường nhập tịch cho cư dân Hồng Kông có quyền lợi hộ chiếu nước ngoài Anh Quốc, có thể ưu đãi lên đến 3 triệu người Hồng Kông. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết, ông đã đề xuất với quốc gia Ngũ Nhãn yêu cầu gánh vác việc “tiếp nhận người Hồng Kông”.
Úc kéo gia hạn thêm thời gian thị thực cho người Hồng Kông ở nước này, và mở ra một con đường nhập tịch; Canada cũng đang nghiên cứu làm thế nào “thúc đẩy” người Hồng Kông di dân. Canada và Úc đã tạm dừng thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông, các nước khác cũng đang xem xét lại thỏa thuận liên quan.
Đương nhiên, 5 nước đồng minh có thể trong nhiều năm qua vẫn luôn đang thảo luận về chiến lược đối với ĐCSTQ, nhưng sự phối hợp nhất chí nhắm vào ĐCSTQ lần này là rất hiếm gặp.
Nhiều nước trên toàn cầu cần hợp thành liên minh đối kháng ĐCSTQ
Ngày 4/6, gần 20 nghị viên quốc hội và nhân sĩ trong giới chính trị đến từ 8 nước dân chủ và Liên minh châu Âu, đã thành lập “Liên minh Nghị viện đa quốc gia về chính sách đối với Trung Quốc” (Inter-Parliamentary Alliance on China, IPAC), sau khi thành lập đã tăng thêm hơn 100 nhân vật chính trị quan trọng của ít nhất 16 quốc gia bao gồm cả Liên minh châu Âu, số người vẫn tiếp tục tăng lên.
IPAC do người đứng đầu Đảng Bảo thủ Anh Quốc là Iain Duncan Smith khởi xướng, hội viên sáng lập đến từ Anh, Mỹ, Canada, Úc, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển và Nghị viện châu Âu, trong đó có không ít nhân sĩ chống ĐCSTQ.
IPAC nhấn mạnh, Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ, sự thách thức đối với toàn cầu sẽ định nghĩa toàn bộ thế kỷ, ảnh hưởng đến tất cả mọi người và chính phủ các thế hệ, không phân đảng phái, không ai may mắn thoát khỏi. Do đó, các nước cần phải cùng cố gắng hợp tác, chống lại ĐCSTQ.
Quan chức ngoại giao cấp cao nhất của EU, ông Josep Borrell hồi tuần này cũng đưa ra cảnh báo, EU đang điều phối biện pháp ứng phó, tuy nhiên ông cho biết hiện tại vẫn chưa có bất cứ quyết định cụ thể nào.
Anh Quốc cấm Huawei, sẽ nhanh chóng thay đổi hiện trạng
Hôm thứ Ba tuần này (14/7), nước Anh đã cấm Huawei tham gia vào mạng 5G của nước này, đây là một quyết định quan trọng của Chính phủ Anh Quốc, cũng là một thắng lợi lớn của chính quyền Tổng thống Trump.
Sự chuyển ngoặt trong chính sách đối với Huawei lần này của Anh Quốc, chủ yếu là do sự phẫn nộ đối với việc ĐCSTQ chà đạp lên “Tuyên bố chung Trung – Anh”, cũng cho rằng Bắc Kinh đã che giấu tình hình dịch bệnh. Ngoài ra, hành động chế tài về công nghệ chip bán dẫn của Mỹ, càng khiến cho London cảm thấy điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lực công nghệ đáng tin cậy trong tương lai của Huawei.
Vài tháng qua, chính quyền Tổng thống Trump vẫn luôn gây áp lực cho các đồng minh chủ yếu của mình về vấn đề Huawei. Mỹ, Úc và Nhật Bản đã có kế hoạch đào thải sản phẩm của Huawei một cách hiệu quả để bảo vệ dữ liệu của các nước không bị ĐCSTQ nắm giữ.
Anh Quốc từ bỏ Huawei, đã gia tăng thêm áp lực đối với các nước EU trong việc áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với Huawei.
Với lý do an ninh, Ấn Độ gần đây cũng cấm nền tảng mạng xã hội video TikTok của ĐCSTQ và hàng chục ứng dụng khác do Trung Quốc bỏ vốn đầu tư. Mỹ cũng đang xem xét cấm TikTok, xuất phát từ cân nhắc an ninh.
Nhật bản lạnh nhạt với Bắc Kinh, có thể hủy chuyến thăm của ông Tập Cận Bình
Hội nghị Nội các Nhật Bản hôm thứ Ba (13/7) đã thông qua Sách trắng phòng vệ mới nhất. Nói thẳng dã tâm đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự của ĐCSTQ, mang đến “tính bất ổn” cho xung quanh Nhật Bản, là “sự đe dọa lớn nhất”.
Sách trắng cũng phân tích tình hình dịch viêm phổi Trung Cộng (COVID-19), cho rằng ĐCSTQ lợi dụng dịch bệnh để mang đến sự bất an và hỗn loạn, phát tán tin tức giả và các loại hoạt động tuyên truyền, mượn đó để giành được trật tự quốc tế và trật tự khu vực có lợi cho bản thân họ.
Tháng Sáu vừa qua, Nhật Bản sửa đổi Luật Bí mật quốc gia, mở rộng chia sẻ thông tin quốc phòng từ Mỹ đến Ấn Độ, Úc, Anh Quốc và Pháp, để có thể tăng cường hành động giám sát hoạt động quân sự của quân đội ĐCSTQ, mở rộng quyền tự vệ, hợp tác phát triển thiết bị quốc phòng, v.v.
Đảng chấp chính của Nhật Bản – Đảng Dân chủ Tự do, yêu cầu dừng việc mời ông Tập Cận Bình thăm Nhật với thân phận khách mời cấp quốc gia. “Hội nghị nói chuyện chân thành của Nghị viên Quốc hội Nhật Bản” do các nghị viên phe bảo thủ liên đảng phái tổ hợp thành, hôm 10/7 đã thăm Chủ tịch Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, đệ trình thư thỉnh nguyện yêu cầu dừng chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập Cận Bình.
Từ Giản (theo Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa Huawei Dòng sự kiện viêm phổi Vũ Hán Liên minh Ngũ nhãn