Obama và giấc mơ chinh phục không gian

Cách đây ít phút, CNN cho đăng một bài viết của Barack Obama. Không biết tương lai sẽ ra sao nhưng nếu nó là sự thật, đây sẽ là lịch sử. Obama tuyên bố rằng mục tiêu của nước Mỹ là sẽ đưa người lên Sao Hoả vào năm 2030.

Ảnh minh hoạ

Một trong những ký ức đầu tiên của tôi là được ngồi lên vai ông ngoại mình và vẫy lá cờ chào mừng những phi hành gia quay trở về Hawaii. Đó đã là những năm tháng trước khi chúng ta đặt chân lên mặt trăng. Đó đã là hàng thập kỷ trước khi chúng ta gửi tàu thám hiểm lên Sao Hoả. Đó đã là cả một thế hệ trước khi những hình ảnh chụp từ Trạm Không Gian Quốc Tế được đăng tải trên mạng xã hội.

Giờ đây, tôi vẫn còn nguyên cảm giác ngưỡng mộ như hồi còn bé khi nói về chương trình không gian của chúng ta. Chương trình không gian đó đại diện cho một phần quan trọng trong tính cách của loài người – tò mò và khám phá, sáng tạo và khéo léo, luôn muốn thách thức những giới hạn và tìm tòi làm một điều gì đó mà chưa ai dám thử. Cuộc chạy đua vào vũ trụ mà chúng ta đã chiến thắng không chỉ đóng góp vô giá cho sự phát triển y học và kỹ thuật mà còn truyền cảm hứng cho một thế hệ nhà khoa học và kỹ sư ngày đêm làm việc để giúp cho nước Mỹ tiên phong.

Đó là một trong những lý do tại sao mà trong bài phát biểu đầu tiên của tôi với tư cách là Tổng thống, tôi đã cam kết sẽ đưa khoa học trở về vị trí xứng đáng của nó. Trong những tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, chính quyền của chúng ta đã đầu tư một khoản tiền lớn nhất trong lịch sử vào việc nghiên cứu cơ bản. Tôi đã đến Trung Tâm Không Gian Kennedy để kêu gọi mọi người hãy cùng mường tượng lại chương trình không gian của chúng ta, để khám phá thêm về hệ mặt trời và tiến xa hơn đến những thiên hà ta chưa từng biết đến.

Trong nhiều năm tiếp theo, chúng ta đã tiếp sinh khí cho những phát minh của NASA, tăng tuổi thọ cho Trạm Không Gian Quốc Tế, và giúp các doanh nghiệp Hoa Kỳ tạo thêm nhiều việc làm để cùng khơi dậy nguồn vốn tiềm năng trong ngành công nghiệp vũ trụ.

Trong năm vừa qua, NASA đã tìm thấy nước chảy ở sao Hoả và bằng chứng về sự tồn tại của đá băng tại một trong các tiểu hành tinh của sao Mộc. Chúng ta đã vẽ được bản đồ – với độ phân giải cao – của sao Diêm Vương, ngôi sao cách chúng ta 3 tỷ dặm. Kính viễn vọng của chúng ta đã nhìn thấy được thêm nhiều hành tinh giống Trái Đất đang xoay quanh các ngôi sao xa xôi. Và chúng ta cũng đang theo đuổi những sứ mệnh là làm cách nào để tương tác với các tiểu hành tinh – đó là những bài học giúp chúng ta biết cách bảo vệ Địa Cầu khỏi hiểm hoạ va chạm cũng như khám phá thêm nhiều điều về cội nguồn sự sống trên hành tinh này. Chúng ta đã bay đến tất cả những hành tinh trong hệ mặt trời — hơn hẳn những quốc gia khác. Và chúng ta cũng đã giảm thêm được tiền thuế của dân trong việc khám phá không gian.

Trong tuần này, một cuộc họp giữa các nhà khoa học, các kỹ sư, nhà phát minh và sinh viên hàng đầu nước Mỹ sẽ diễn ra tại Pittsburgh để mọi người cùng nhau mơ về những cách thức để chúng ta tiếp tục phát triển và tìm đến những cảnh giới mới. Chỉ năm năm trước thôi, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã bị bỏ xa khỏi cuộc đua trong thị trường không gian. Giờ đây, nhờ vào những thành tựu của các nhân viên tại NASA, nước Mỹ đã lại làm chủ 1/3 thị trường không gian. Hơn 1.000 doanh nghiệp khắp 50 tiểu bang đang cùng nhau sáng tạo trong nhiều dự án không gian tư nhân.

Chúng ta đã định hình được một mục tiêu cho chương tiếp theo trong câu chuyện không gian của nước Mỹ: đưa con người lên sao Hoả trong thập niên 2030 và đưa họ trở về trái Đất an toàn. Điều này để phục vụ cho một tham vọng rằng một ngày nào đó, nhân loại có thể ở lại sao Hoả trong một khoảng thời gian lâu dài. Chinh phục sao Hoả đòi hỏi sự hợp tác không ngừng giữa chính phủ và các nhà phát minh tư nhân, và chúng ta đang cùng tiến rất tốt trên con đường đó. Trong vòng 2 năm tới, các công ty tư nhân sẽ có đủ khả năng để đưa du hành gia của họ lên Trạm Không Gian Quốc Tế.

Bước tiếp theo sẽ là tìm cách tiến xa hơn giới hạn của quỹ đạo Trái Đất. Tôi rất vui mừng tuyên bố rằng chúng tôi đang làm việc với những đối tác thương mại để cùng xây dựng những hệ sinh thái sống khác mà ở đó du hành gia sẽ có thể tồn tại lâu hơn trong những chuyến thám hiểm tận cùng. Những sứ mệnh này sẽ dạy cho chúng ta cách mà con người có thể sống xa mẹ Địa Cầu — điều chúng ta cần cho một chặng hành trình dài đến sao Hoả.

Người phóng viên đã tường thuật thời điểm con người đặt chân lên mặt trăng, ông John Noble Wilford của New York Times, từng viết rằng sao Hoả thúc đẩy trí tưởng tượng của loài người “bằng một lực mạnh mẽ hơn cả sức hút của Trái Đất.” Chinh phục được sao Hoả đòi hỏi một bước đại nhảy vọt. Nhưng trước hết, những bước tiến nhỏ sẽ lại diễn ra ngay chính lớp học, nơi các sinh viên của “thế hệ sao Hoả” chăm chỉ tìm tòi mỗi ngày. Những khám phá khoa học không xuất hiện một cách bất thình lình; nó cần hàng năm trời kiểm nghiệm, kiên trì, và sự cam kết quốc gia dành cho giáo dục.

Cố tổng thống Eisenhower là người biết điều này: vào năm 1958, ông đã dành rất nhiều nguồn lực cho khoa học và giáo dục toán học, và ông cũng tạo ra NASA. Đó cũng là lý do tại sao tôi rất tự hào rằng nước Mỹ đã đạt được những thành tựu trong hệ thống giáo dục STEM (khoa học, kỹ thuật, kỹ sư, toán học). Lần đầu tiên, nước Mỹ chứng kiến hơn 100.000 kỹ sư tốt nghiệp mỗi năm, và chúng ta cũng đang trên con đường đạo tạo thành công 100.000 giảng viên STEM trong một thập kỷ.

Khi những phi hành gia của tàu Apollo trở về từ vũ trụ, họ nhận ra rằng trên đường khám phá mặt trăng, họ đã “phát hiện ra Trái Đất.” Nếu chúng ta có thể tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo trong khoa học không gian hơn cả những gì ta đã đạt được trong thế kỷ trước, tôi tin rằng chúng ta sẽ không chỉ hưởng lợi từ những phát triển năng lượng, y học, nông nghiệp và trí thông minh nhân tạo. Tôi tin rằng chúng ta sẽ còn hiểu thêm được về môi trường của chúng ta và về chính ta.

Một ngày đó, tôi hy vọng sẽ được cồng kềnh cháu ngoại của mình trên vai. Hai chúng tôi sẽ lại dõi theo những vì sao với sự kinh ngạc, như con người đã luôn trầm trồ từ thưở khai sinh. Nhưng thay vì chờ đợi sự trở về của các nhà thám hiểm dũng cảm, tôi và cháu tôi sẽ được hiểu rằng nhờ những lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay, mà loài người đã có thể chinh phục không gian không chỉ để thám hiểu, mà còn là để sinh sống. Và đó là điều sẽ khiến cuộc sống của chúng ta tại hành tinh này tốt đẹp hơn.

Link bài góc cho mọi người tham khảo: http://edition.cnn.com/…/america-will-take-giant…/index.html

Livestream 24/7: trái đất từ ISS:

FB LÊ NGUYỄN DUY HẬU

Published by
FB LÊ NGUYỄN DUY HẬU

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

35 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

53 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

59 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago