Categories: Xã luậnBlog

Tập Cận Bình – lãnh đạo nhạy cảm nhất về nguy cơ sụp đổ của ĐCSTQ

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình gần đây một lần nữa bày tỏ mối quan ngại trong nội bộ về thực trạng an ninh của chế độ, cho biết “Chuẩn bị khảo nghiệm trọng đại hứng chịu sóng cả và thậm chí cả biển bão”. Có nhận định, trong các thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ thì ông Tập Cận Bình là lãnh đạo nhạy cảm nhất về nguy cơ sụp đổ của Đảng.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Getty Images)

Tìm kiếm trên internet với từ khóa “Tập Cận Bình, biển bão” (Tập Cận Bình, kinh đào hãi lãng), sẽ thấy rằng trong 5 năm qua có không dưới 10 lần ông Tập Cận Bình đưa ra cảnh báo kiểu như vậy, càng về sau càng thường xuyên hơn, phản ánh tâm lý lo ngại sự sụp đổ chế độ ngày càng trở nên nguy kịch.

Bước ngoặt tại Đại hội 19

Sau Đại hội 20 ĐCSTQ, ngày 30/5 ông Tập Cận Bình đã tuyên bố tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng An ninh Quốc gia rằng “mức độ phức tạp của vấn đề an ninh quốc gia mà ĐCSTQ phải đối mặt là nặng nề gia tăng thấy rõ”, “chuẩn bị khảo nghiệm trọng đại hứng chịu sóng cả và thậm chí cả biển bão”.

Gần như những từ tương tự cũng xuất hiện trong những bài phát biểu của ông Tập tại: Hội nghị giáo dục chủ đề “Tư tưởng Tập” ngày 3/4 năm nay, tại “Hội nghị thảo luận về Đại hội 20 ĐCSTQ” ngày 2/7, và tại Học tập tập trung Bộ Chính trị ngày 31/1.

Những từ như vậy cũng xuất hiện trong: Báo cáo của Đại hội 20 ĐCSTQ vào năm 2022, Thông cáo của Phiên họp toàn thể lần thứ 2 của Ủy ban Trung ương khóa 20, bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Lớp nghiên cứu Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trung ương vào 26/7/2022, phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ 2 của Kỳ họp toàn thể lần thứ 6 Ủy ban Trung ương khóa 19.

Phát biểu tương tự cũng thấy trong bài viết của Tập Cận Bình đăng trên tạp chí “Cầu thị” (Qiushi) số 9 tháng 5/2021, và trong bài phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19 ngày 22/1/2021.

Cụm từ “Kinh đào hãi lãng” lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 12/2018 khi ông Tập Cận Bình có bài phát biểu tại hoạt động kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa của ĐCSTQ.

Dòng thời gian nêu trên tương ứng với xu thế cảnh báo nguy cơ về sự sụp đổ của ĐCSTQ được gia tăng theo thời gian.

Trong nhiệm kỳ đầu của mình, khi ông Tập chống tham nhũng và thực hiện một số cải cách đã chiếm được cảm tình của người dân ở một mức độ nhất định, nhờ đó việc điều hành đất nước khá suôn sẻ. Đại hội 19 của ĐCSTQ năm 2017 trở thành bước ngoặt then chốt trong sự lựa chọn và hướng đi của ông. Trước Đại hội 19, không ít người trong và ngoài hệ thống đã kêu gọi ông Tập từ bỏ tà giáo Đảng Cộng sản Trung Quốc sùng bái lấy chủ nghĩa Mác-Lênin để đi theo con đường dân chủ hóa, nhưng ông Tập đã chọn sử dụng Đảng để duy trì quyền lực.

Nhiều nhà phân tích cho rằng cái gọi là chống tham nhũng của ông Tập, thực chất không phải để bảo vệ Đảng mà còn là quá trình để ông loại bỏ những người bất đồng chính kiến. Tại Đại hội 19 thì quyền lực của ông Tập về cơ bản ổn định, công thần chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn không còn tiếp tục, sau đó ông Tập cũng ra tay thanh trừng thân tín của ông Vương Kỳ Sơn.

Nhưng sau Đại hội 19 thì ông Tập triệt để theo hướng cực tả và vào năm 2018 thông qua sửa đổi hiến pháp để xóa bỏ hạn chế tái cử chủ tịch nước, thì tình hình trong và ngoài nước nhanh chóng đi vào nghịch cảnh: chiến tranh thương mại Trung-Mỹ nổ ra, quan chức ngày càng lộng hành….

Năm 2021, ĐCSTQ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, và đã lần thứ 3 thông qua nghị quyết lịch sử tại Phiên họp toàn thể lần 6 để vạch ra cái gọi là “Kỷ nguyên mới Tập Cận Bình”.

Dù ông Tập đã tái nhiệm tại Đại hội 20 vào năm 2022, nhưng tội ác chống lại nhân dân từ những thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm tích tụ cho đến ngày nay, khiến người nắm quyền muốn tiếp tục sinh mệnh  của Đảng chỉ có thể trở thành kẻ quay lưng với nhân dân.

Lo lắng trong đối nội và đối ngoại

Về đối ngoại, ngày 11/1/2021 ông Tập Cận Bình từng nói “thời và thế đang đứng về phía chúng ta, sức mạnh và niềm tin của chúng ta nằm ở đây”. Nhưng vấn đề này hiện không còn được ông Tập đề cập nữa. Chính sách ‘ngoại giao sói chiến’ của ĐCSTQ không được ưa chuộng trên thế giới, và khiến liên minh quốc tế chống ĐCSTQ đang ngày càng chi phối tình hình.

Trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, đợt đàn áp mới của ĐCSTQ lên các công ty nước ngoài tại Trung Quốc cho thấy ông Tập đặt an ninh chế độ lên trên tăng trưởng kinh tế. Ngày 18/5 năm nay, tờ WSJ dẫn nguồn tin nói rằng ông Tập đã bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia cho ông Trần Nhất Tân (Chen Yixin) giữ trách nhiệm giám sát các tổ chức do nước ngoài tài trợ.

Mới đây, cảnh sát nhiều nơi ở Trung Quốc khuyến cáo người dân tắt chức năng gọi điện từ nước ngoài với lý do ngăn chặn “lừa đảo”. Nhiều người dân nghĩ rằng chính quyền đang bảo vệ người dân, nhưng thực chất cũng có vấn đề lo lắng về sự bất ổn của chế độ toàn trị, sợ rằng người dân sẽ tiếp nhận thông tin bên ngoài và biết sự thật về nhà cầm quyền.

Tất cả cho thấy ông Tập Cận Bình luôn bất an về các yếu tố bên ngoài đối với trong nước.

Nhưng mối lo ngại lớn hơn của ĐCSTQ không phải ở nước ngoài, mà là ở chính người dân trong nước.

Việc chính quyền xử lý vụ ‘bà mẹ 8 con bị xích cổ‘ và vụ việc Hồ Hâm Vũ đã khiến người dân càng nhận rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ, nhưng nổi bật phải kể đến là chính sách phòng chống dịch bệnh vô nhân đạo trong 3 năm xảy ra dịch bệnh COVID-19 khiến lòng người căm phẫn nhất. Sau công cuộc phòng chống dịch bệnh cực đoan của ĐCSTQ thì nền kinh tế khó phục hồi, các chính quyền địa phương thâm hụt và mắc nợ, Trung Quốc xuất hiện nạn thất nghiệp quy mô lớn chưa từng có đang tiềm ẩn làn sóng khủng hoảng xã hội mới.

Trước thềm Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Bành Lập Phát (Peng Lifa) đã mạo hiểm mạng sống lên cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh treo những băng rôn ghi chữ: “Không muốn axit nucleic mà muốn lương thực, không muốn Cách mạng Văn hóa mà muốn cải cách”, “Không muốn phong tỏa mà muốn tự do, không muốn lãnh đạo mà muốn bầu cử”, “Không muốn dối trá mà muốn tôn nghiêm, không muốn làm nô tài mà muốn làm công dân”, “Bãi khóa bãi công để bãi quốc tặc Tập Cận Bình”. Sau đó ông Bành Lập Phát bị bắt và trở thành hình mẫu chống ĐCSTQ trong lòng người dân.

Sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, “Phong trào Giấy trắng” chủ yếu do giới trẻ tham gia đã nổ ra trên khắp Trung Quốc. Ngày 1/12 năm ngoái, ông Tập cũng đề cập với các quan chức EU đến thăm rằng có các cuộc biểu tình ở Trung Quốc vì “sinh viên trong các trường đại học thất vọng khi họ gặp phải vấn đề sau 3 năm xảy ra dịch bệnh COVID-19” – vấn đề có thể cho thấy cú sốc của phong trào phản kháng dân sự này đối với Trung Nam Hải.

Sau “Phong trào Giấy trắng” còn có “Phong trào Tóc trắng” và các kiểu hình thức phản kháng dân sự khác thỉnh thoảng xuất hiện trong một xã hội được kiểm soát chặt chẽ như Trung Quốc.

Vào đêm trước ngày 4/6 năm nay, cầu Tứ Thông tại Bắc Kinh đã được cảnh sát ĐCSTQ bảo vệ chặt chẽ và các biển báo trên đường khu cầu bị gỡ bỏ, trong khi vị trí của cầu không thể tìm thấy trên nhiều ứng dụng bản đồ của Trung Quốc .

Ngày 3/6 khi ban nhạc Ngũ Nguyệt Thiên tổ chức hòa nhạc tại Sân vận động Quốc gia Tổ chim ở Bắc Kinh, một “Bành Lập Pháp thứ 2” là nữ đã ở trên Tháp Linglong bên ngoài sân vận động vẫy khẩu hiệu với lá cờ Mỹ và ném tờ rơi, kêu gọi công chúng phải trả giá cho tự do dân chủ, “Chúng ta hết thời gian rồi!”.

Tập Cận Bình cảm giác rõ nhất về nguy cơ sụp đổ

Vì ĐCSTQ điều khiển một bộ máy bạo lực hùng hậu duy trì ổn định và một bộ máy tuyên truyền dối trá, nhà cầm quyền nghĩ rằng người dân có thể tạm thời trấn áp được. Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần cảnh báo về sóng gió và nguy cơ sụp đổ, rõ ràng điều ông Tập lo lắng nhất là Đảng sẽ tự sụp đổ. Ông Tập từng tuyên bố ĐCSTQ là Đảng lớn nhất thế giới, “không thế lực bên ngoài nào có thể đánh bại chúng ta, chỉ có chính chúng ta mới có thể đánh bại chúng ta”.

Trong số các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ qua các thời, ông Tập Cận Bình được coi là người có cảm giác nhất về nguy cơ Đảng tan rã. Một số chi tiết về ông Tập khi bắt đầu nhiệm kỳ cũng cho thấy điều đó.

Khi ông Tập mới lên nắm quyền, ngày 19/11/2012 Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã đăng bài phát biểu của ông Tập tại buổi học tập thể đầu tiên của Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa 18 diễn ra trước đó 2 ngày, trong đó ông Tập cảnh báo: Vấn đề tham nhũng ngày càng gia tăng sẽ làm Đảng sụp đổ.

Đầu tháng 9/2013, ngay sau khi phiên tòa xét xử vụ án Bạc Hy Lai kết thúc, có tin Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra. Truyền thông nước ngoài vào thời điểm đó tiết lộ rằng trong cuộc họp ở Bắc Đại Hà, ông Tổng Bí thư ĐCSTQ mới nhậm chức chưa đầy một năm là Tập Cận Bình đã tức giận trước hành vi tham nhũng của các quan chức cấp cao, vì tâm lý bị kích động, ông Tập đột ngột đứng dậy giật áo làm cúc đứt và bay tứ tung trên mặt đất.

Ngày 24/6/2019, ông Tập đã cảnh báo tại một cuộc họp của Bộ Chính trị rằng, “Nguy cơ rung chuyển nền tảng của Đảng ở khắp mọi nơi, vấn đề nhỏ sẽ trở thành vấn đề lớn, lỗ thủng nhỏ sẽ làm đắm con tàu lớn”.

Ngày 5/1/2020, tờ Duowei.com (hiện đã ngừng hoạt động) đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền với Bí thư Đảng ủy Phương Ninh (Fang Ning) của Viện Khoa học Chính trị thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Ông Phương Ninh không phủ nhận rằng ĐCSTQ sắp diệt vong, tin rằng tồn tại quy luật của các chu kỳ lịch sử. Ông đặc biệt đề cập đến nhà lãnh đạo hàng đầu hiện nay có cảm giác mạnh mẽ về nguy cơ này, nói rằng Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều đã nhấn mạnh điều đó, nhưng bây giờ đến ông Tập Cận Bình thì vấn đề này càng nổi bật hơn.

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã áp dụng phương pháp điều hành ĐCSTQ chưa từng có tiền lệ, đó là cái gọi là “đả hổ diệt ruồi” quy mô lớn. Điều mà chính ông Tập đã nói là cái gọi là “tự cách mạng” và “để ngăn chặn tai họa xảy từ nội bộ thì trước tiên bạn phải tự diệt căn nguyên từ nội bộ…” – có thể xem là mô tả trực tiếp nhất về cuộc đấu tranh bi thảm trong ĐCSTQ.

Nhưng việc nhiều lần cảnh báo đó cũng không có ý nghĩa gì. Vào tháng 9 năm ngoái, tạp chí “Lý luận và Cải cách” thuộc Trường Đảng của Tỉnh ủy Tứ Xuyên công bố bài chỉ ra, nạn tham nhũng của ĐCSTQ đã trở nên bí mật và xảo quyệt hơn, liên tục biến đổi như virus.

Ngày 2 – 5/6 năm nay, Báo Quân sự của ĐCSTQ liên tục đăng các bài bình luận, hai lần nhấn mạnh cần loại bỏ tàn dư độc hại từ những kẻ dã tâm như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và đồng đảng của họ như Phòng Phong Huy, Trương Dương…

Ngày 6/6, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã có bài đăng trên Nhân dân Nhật báo nói rằng cần phải “đấu tranh chống lại hành vi tham gia vào âm mưu chính trị và thành lập băng nhóm” và “loại bỏ các hoạt động chính trị tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hại đến sự đoàn kết thống nhất của Đảng”.

Thông tin phòng chống tham nhũng mới nhất cho thấy, nguy cơ đảo chính tiềm ẩn mà ông Tập Cận Bình lo ngại vẫn còn đó, trong khi bản thân tham nhũng chỉ biến đổi che đậy tinh vi hơn chứ không giảm. Kể từ đầu năm nay đã có nhiều vụ bê bối tình dục của quan chức bại lộ, trong đó có vụ mới nhất là cảnh tay trong tay giữa quan chức cấp cao doanh nghiệp dầu khí và người tình… Thực trạng đó phổ biến khiến công luận thường phổ biến quan điểm không có quan chức nào không tham nhũng, không có quan chức nào không lăng nhăng; quan chức nam cũng như nữ đều không mấy quan tâm đến chính trị, kinh tế, xã hội, chỉ hứng thú chuyện “mèo mả gà đồng”.

ĐCSTQ đang ở cuối chu kỳ tồn tại

Ngày 18/6/2021, ông Tập Cận Bình đã dẫn một nhóm quan chức của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đến Phòng triển lãm của ĐCSTQ để thực hiện cái gọi là “duyệt lại lời tuyên thệ gia nhập Đảng”, nội dung bao gồm cái gọi là “Bí quyết bảo vệ Đảng”, “Mãi không phản Đảng”, thực tế đó là lời thề độc. Trong “Kỷ nguyên mới của Tập Cận Bình” thì ĐCSTQ là Đảng Tập Cận Bình, ông Tập muốn các quan chức “không bao giờ phản bội Tập Cận Bình” – đây cũng là nội hàm thực sự của cái gọi là “hai bảo vệ” trong quan trường ĐCSTQ.

Tập Cận Bình bắt các quan chức “thề độc” không bao giờ phản bội Đảng (thực chất là ông Tập), nếu không sẽ sống dở chết dở, lý do có thể vì Tập Cận Bình thấy “lòng trung thành” của các quan chức ĐCSTQ có vấn đề, điều này lý giải hoạt động an ninh của bản thân ông Tập đặc biệt nghiêm ngặt.

Giờ đây, ngay cả đội ngũ của ĐCSTQ để duy trì an ninh của chế độ cũng bị chia rẽ. Ngày 18/6/2021, Thứ trưởng Đổng Kinh Vỹ (Dong Jingwei) của Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ chủ trì bản tin của hội nghị chuyên đề chống gián điệp, tuyên bố: “Bộ An ninh Quốc gia chỉ thị, phải bắt không chỉ gián điệp mà còn cả ‘nội gián’ và ‘chủ mưu đứng sau’”.

Ngày 5/6 năm nay, tân Bộ trưởng Trần Nhất Tân (Chen Yixin) của Bộ An ninh Quốc gia đã tiết lộ trên truyền thông nhà nước vấn đề thành lập cơ quan mới để giám sát đội đặc vụ. Ông Trần Nhất Tân đã đề cập vào đầu năm rằng cuộc đàn áp các quan chức an ninh quốc gia chủ yếu là để trị “vấn đề không trung thành”.

Thân tín nhất của Tập Cận Bình là ông Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ Thái Kỳ đang nỗ lực hết sức để thúc đẩy chiến dịch truyền bá “Tư tưởng Tập” cho các đảng viên ĐCSTQ và thậm chí người dân cả nước, nhưng ước tính vấn đề chỉ gây phản cảm, oán giận. Thêm vào việc ông Tập nhiều lần cảnh báo “lật tàu”, những người trong Đảng sẽ lần lượt “nhảy tàu”.

Trong một đoạn ghi âm tại cuộc họp của “Thế hệ Đỏ thứ hai”, cựu giáo sư tại Trường Đảng của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ là bà Thái Hà (Cai Xia) từng nói rằng: ĐCSTQ đã là một thây ma chính trị, không ai có thể cứu vãn tình trạng này, toàn đảng chỉ có thể nhìn ông Tập Cận Bình đi vào “hố đen”.

Vạn vật đều có điểm kết thúc. ĐCSTQ tồn tại đã trăm năm, mục nát đã lâu, trạng thái suy mà chưa sụp rồi sẽ có đột biến, cho dù không có ngoại lực thì cũng không thể tránh cảnh bị sụp đổ.

Nhạc Sơn
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times)

  • Mời xem video: Bí mật quan trường TQ: Mao và hòa thượng bí ẩn, Giang thao túng Hồ, Tập được cha cài cắm

Nhạc Sơn

Published by
Nhạc Sơn

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

12 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

58 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago