Categories: Xã luậnBlog

Tiếng Việt và hồn Việt

Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của tiến sĩ Bùi Hiền.

Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.

Gã cho rằng tiến sĩ Bùi Hiền có quyền thay đổi hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay theo ý mình mà ông cho là khoa học hơn. Có điều ông đã tách chữ viết ra khỏi âm, với bất cứ ngôn ngữ nào âm tức là tiếng mới là hồn, cốt cách, văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.

Chính vì vậy Phạm Quỳnh mới nói: truyện Kiều còn tiếng Việt còn. Mặc dù chữ viết mà Nguyễn Du viết truyện Kiều chả giống gì chữ Việt hiện nay và chắc chắn càng khác xa với chữ Việt mà tiến sĩ Hiển đề xuất.

Chính vì vậy Phạm Duy cất lên tiếng hát: “tôi yêu tiếng nước tôi từ thuở nằm nôi, nước ơi!”

Tiếng là một phần của ngôn ngữ nhưng lại là phần hồn. Chữ là phần còn lại của ngôn ngữ nhưng là phần xác. Thay đổi phần xác mà phần hồn bị rơi rụng không ăn nhập thì sẽ bị phản ứng là lẽ đương nhiên. Mắt là công cụ để đọc chữ, nhưng mắt cũng là cửa sổ tâm hồn được cài đặt sẵn khi đọc chữ đã quen đọc thì cùng lúc vang lên âm thanh của hồn. Làm xiêu vẹo hoặc điều chỉnh sự cài đặt này dù cho khoa học hơn đều thất bại trước mắt.

Khi trên mạng, chát chít đứa trẻ viết tắt “em k yêu a đâu” thì bạn chát chít đọc thành âm trong đầu là “em không yêu anh đâu” chứ không hề đọc thành âm, “em ca yêu a đâu”, vì chúng đã tự cài đặt riêng cho mình việc đọc và viểt tắt này.

Vì vậy không thể thay cách viết khác mà không làm rối loạn phần âm, tức phần cảm, phần hồn được cài đặt với từng chữ được.

Tuy vậy có một số chữ viết có thể cải cách mà không ảnh hưởng đến tiếng, như ph thay bằng f, q bằng k… để viết phai nhạt bằng fai nhạt, vinh quang bằng vinh koang. Nhưng để làm gì? Rối mắt?

Vậy thì thay đổi chữ viết, cải tiến chữ viết cho gọn và khoa học hơn không quan trọng bằng nói và viết tiếng Việt sao cho thuần Việt và đẹp hơn. Cái này thuộc về văn hoá của người nói, người viết.

Và điều quan trọng hơn nữa là làm sao viết và nói tiếng Việt với nhau mà con người yêu thương con người hơn, dân tộc đùm bọc vì nhau, mọi người từ nhà lãnh đạo đến người dân thấy gần gũi nhau hơn.

Theo facebook Lưu Trọng văn

Xem thêm:

Lưu Trọng Văn

Published by
Lưu Trọng Văn

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

16 phút ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

38 phút ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

1 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

2 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

2 giờ ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

5 giờ ago