Quy hoạch và kiến trúc thể hiện tư duy, văn hóa và mức độ văn minh của một đô thị, một quốc gia.
Cái chạm đầu tiên khi ta đến một vùng đất, đó là cảm nhận về không gian đô thị để cảm nhận văn hóa, con người của nơi chốn đó. Khi bắt gặp một đô thị chuẩn mực trong quy hoạch và kiến trúc, ta thấy ẩn phía sau chắc chắn là một xã hội có kỷ cương, là những con người đô thị có tư duy ngay ngắn
Khi kiến trúc còn lộn xộn, manh mún, khi đô thị còn chắp vá, lụn vụn thì ta còn thấy luật pháp nơi đó không nghiêm minh, con người sống tùy tiện.
Nhìn vào kiến trúc và đô thị người ta thấy đủ tất thảy các mặt của xã hội như: an ninh (cả thành phố không hàng rào, không song sắt hay cả thành phố là những chuồng cọp?); tính nhân văn (có ưu tiên người già, trẻ em và phụ nữ không? có quan tâm đến cây xanh và không gian cộng đồng không?)…
Vậy từ một bản quy hoạch chuẩn mực và lãng mạn của người Pháp để lại, chúng ta đã làm gì để hôm nay thành phố “văn minh, giàu đẹp” lại trở nên nhếch nhác, thiếu ngăn nắp đến vậy?
Đừng đổ lỗi cho bất kì yếu tố nào. Phải nhìn thẳng vào sự thật, một sự thật đau xót rằng chúng ta từ lâu đã quá tùy tiện. Tùy tiện từ trong xây dựng luật, thực thi luật đến quản lý đô thị. Cái lối tư duy tùy tiện đó khi gặp nhóm lợi ích với mục tiêu kinh tế là trên hết đã tiêu diệt những nét đẹp còn lại của thành phố này.
Di sản đô thị hóa ra lại là nạn nhân cuối cùng và đau thương nhất!
Và… một sự thật đau xót nữa, không chỉ TP.HCM, hầu khắp các đô thị có tính chất đô thị di sản của chúng ta đang cùng chung một số phận này. Họa chăng có Hội An, một đô thị nhỏ gọn là thoát được ra khỏi bức tranh ảm đạm. Vậy trường hợp của Hội An có giúp gì cho các thành phố khác không? Ở một quy mô ô phố di sản của khu trung tâm đô thị lịch sử chẳng hạn?
Từ phát hiện vấn đề đến giải quyết vấn đề cũng còn xa lắm! Nhưng liệu ta có biết vấn đề cốt lõi nằm ở đâu không để mà giải quyết? Và những người ra quyết định có đủ can đảm, đủ bản lĩnh để giải quyết không?…
Còn quá nhiều câu hỏi được đặt ra cho bài toán quy hoạch, kiến trúc Sài Gòn- TP.HCM.
Quy hoạch và Kiến trúc đô thị mà người Pháp để lại cho Sài Gòn và Quy hoạch và kiến trúc TP.HCM hôm nay, hình ảnh từ Bộ sưu tập ảnh “Sài Gòn 1955 – TP.HCM 2005, nhìn từ trên không” của nhiếp ảnh gia Raymond Cauchetier (Mỹ)
Nguyên Hạnh Nguyên (Kiến trúc sư)
Đăng theo Facebook Nguyen Hanh Nguyen. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…