Categories: Xã luậnBlog

Vương Kỳ Sơn “tỏa sáng” tại Nhân đại, Tập Cận Bình tiếp tục phá vỡ quy tắc?

Ngày 05/3 vừa qua, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khai màn Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân đại) khóa 13. Ông Vương Kỳ Sơn – cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị cũng xuất hiện tại đại hội, điều này đã chứng minh cho suy đoán của giới quan sát: Vương Kỳ Sơn có thể nhậm chức Phó chủ tịch nước, sẽ đóng vai trò quan trọng trong đấu trường chính trị Trung Quốc trong tương lai.

 

Ông Vương Kỳ Sơn (Ảnh: Getty Images)

“Ủy viên thứ 8 trong Ban Thường vụ”

Sự xuất hiện của ông Vương Kỳ Sơn vào ngày đầu tiên của Đại hội Nhân đại được nhiều nhà phê bình mô tả là “Uỷ viên Ban Thường vụ thứ 8” của ĐCSTQ. Điều này cũng phần nào được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) xác nhận qua cách đưa tin. Ông Vương Kỳ Sơn luôn được ống kính máy quay của CCTV quan tâm, vị trí ngồi của ông ngay gần ông Hàn Chính (Han Zheng), ủy viên thứ 7 Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. CCTV có các quy định nghiêm ngặt khi quay các lãnh đạo tối cao, trong đó có trình tự và thời gian một người nào đó xuất hiện trong ống kính, v.v. Có thể nói truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã chính thức thông tin với thế giới bên ngoài: Vương Kỳ Sơn vẫn nằm trong vòng tròn quyền lực cao nhất của ĐCSTQ.

Thực tế, từ ngày 05/3 khi ông Vương Kỳ Sơn đi vào chỗ ngồi, nếu nhìn vào ngôn ngữ cơ thể và thái độ kính cẩn của ông Bí thư Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế ngồi cạnh, phần nào có thể nhận ra sức ảnh hưởng và quyền lực thực sự của ông Vương Kỳ Sơn, có thể ông vẫn nằm ở vị trí thứ hai trong giới lãnh đạo tối cao, tạo thành cái gọi là “thể chế Tập – Vương”.

Trong 5 năm nhiệm kỳ đầu, ông Tập Cận Bình gặp nhiều khó khăn cả về kinh tế và ngoại giao, thành tích gặt hái được rõ ràng và giành được niềm tin trong dân chỉ có  chống tham nhũng, còn ông Vương Kỳ Sơn chính là người cầm đầu chiến dịch này của ông Tập. Thời gian 5 năm, ông Vương đã xử lý 6 quan to cấp cao hàng đầu ĐCSTQ như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Tôn Chính Tài; 43 Ủy viên Trung ương và Ủy viên Trung ương dự khuyết cùng 9 nhân viên của Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; 1.545.000 đối tượng bị lập án điều tra và 1.583.000 đối tượng bị xử lý. Trong những quan to hàng đầu bị “ngã ngựa”, chiếm tỷ lệ lớn là thành viên của phe cánh cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân (phái Giang).

Việc ông Tập Cận Bình liên thủ cùng ông Vương Kỳ Sơn chống tham nhũng là nền tảng cơ bản giúp ông Tập Cận Bình có thể đi hết chặng đường thuận lợi trong 5 năm và trở thành “hạt nhân” tại Đại hội 19. Mặc dù thành tích chống tham nhũng “buồn thiu”, nhưng giới chức cầm quyền Trung Quốc vẫn mơ hồ cho rằng đây là “chiến thắng mang tính giai đoạn”, “chống tham nhũng là hành trình bất tận”, chỉ nhìn vào việc ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng vẫn xuất hiện trên hàng ghế đầu tại Đại hội 19 là có thể thấy rõ điểm này. Vì thế lực phái Giang hùng hậu chưa thể diệt trừ hết, nên ván cờ sinh tử Tập – Giang vẫn tiếp tục giằng co ngay tại Đại hội 19. Từ góc nhìn này, việc Tập Cận Bình không thể phá bỏ quy tắc “68 tuổi phải nghỉ hưu” để giữ lại Vương Kỳ Sơn trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị chính là kết quả của cuộc chiến giữa hai phe.

>>“Nước cờ sinh tử” trong 5 năm giữa ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và phe phái ông Giang Trạch Dân

Trước Đại hội 19, loại bỏ cánh tay chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn là cơ hội cuối cùng để thế lực phái Giang thoát khỏi cảnh bị ráo riết tính sổ. Vì thế, phái Giang đã dùng toàn lực tấn công Vương Kỳ Sơn, phát động cuộc chiến “lật Vương”. Ngăn chặn ông Vương Kỳ Sơn thành công là có thể đẩy lùi một bước lớn chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

Từ góc nhìn này, nếu Vương Kỳ Sơn hoàn toàn ra khỏi đấu trường chính trị ở Đại hội 19, đồng nghĩa với chiến tích chống tham nhũng trong 5 năm qua của Tập Cận Bình bị phủ định, cũng chính là sự phủ định thành quả cầm quyền của ông Tập Cận Bình.

Tập Cận Bình phá vỡ các quy tắc

Trước đây tôi đã có bài viết phân tích chuyện Vương Kỳ Sơn đi hay ở lại sau Đại hội 19 là tùy thuộc vào xu hướng phát triển ván cờ chính trị giữa Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân. Trong thể chế chính trị Trung Quốc, một khi mất đi quyền lực sẽ như cá nằm trên thớt. Đối với cá nhân ông Vương Kỳ Sơn, một khi rời khỏi trung tâm quyền lực, cho dù được ông Tập Cận Bình che chở, nhưng hàng chục ngàn quan chức tham nhũng đã bị hạ đang căm hận đến tận xương tủy sẽ không bao giờ từ bỏ ý định trả thù. Trong hệ thống chính trị này, một khi bị mất quyền lực, kết quả như thế nào là vấn đề có thể biết trước.

Vì vậy, miễn là còn có hơi thở, ông Vương Kỳ Sơn không thể chủ động nghỉ hưu, và ông không cần danh phận trong Ban Thường vụ, vẫn có thể nắm giữ quyền lực thực sự. Kết quả ngày hôm nay cho thấy, ông Tập Cận Bình đã thành công trong việc giữ lại ông Vương Kỳ Sơn.

Tại Đại hội Nhân đại toàn quốc, họ Vương vẫn kề vai sát cánh với các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị chính là thành quả của việc họ Tập sửa đổi Hiến pháp để hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước. Đối với đề tài “chế độ cầm quyền trọn đời” mà nhiều nhà quan sát bàn tán sôi nổi, thực ra ở góc độ nào đó cách nhìn này đã đi chệch hướng. Lý do là đối với chính quyền ĐCSTQ, vấn đề bản chất không phải là chuyện cá nhân nào đó cầm quyền bao lâu, mà quan trọng là ĐCSTQ cầm quyền bao lâu.

Sau thời Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều không nắm quyền trọn đời, nhưng những người cầm quyền ĐCSTQ có chấm dứt giết chóc và gây tội ác chống lại người dân? Chế độ ĐCSTQ có chịu chấm dứt chế độ độc tài đối với xã hội Trung Quốc? Dù áp dụng kiểu cách nào trong nội bộ, bản chất tà ác của nó đều không thay đổi, chừng nào người cầm quyền ĐCSTQ còn nắm quyền lực, họ sẽ tiếp tục gây họa cho Trung Quốc và thế giới.

Tất nhiên, đứng ở góc nhìn của người đứng đầu của ĐCSTQ, chế độ lãnh đạo trọn đời là kết quả tất yếu của bản chất độc tài của nó. Tuy nhiên, việc ông Tập Cận Bình muốn sửa đổi Hiến pháp bỏ giới hạn hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước có nguyên nhân sâu xa là ván cờ chính trị nội bộ ĐCSTQ đang càng trầm trọng hơn, ông Tập cần thêm bước đi chính trị mới.

Tập Cận Bình muốn dùng sửa đổi Hiến pháp để kéo dài thời hạn cầm quyền, Vương Kỳ Sơn thì tiếp tục ở lại trung tâm quyền lực bằng con đường vòng vèo, những bước đi này đều thể hiện việc ông Tập phá bỏ quy tắc cuộc chơi chính trị kéo dài lâu nay. Nhìn vào thực tế, sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức đã liên tục phá vỡ các quy tắc chính trị trước đây, đồng thời cũng tạm phá vỡ được thế cân bằng phe cánh trong nội bộ ĐCSTQ, lần này cũng không phải là ngoại lệ.

Trong 5 năm đầu cầm quyền, ông Tập Cận Bình “đả hổ” chống tham nhũng đã giành được quyền lực từ phe cánh phái Giang trên nhiều phương diện, phe Tập thường xuyên thông báo trên truyền thông “buông cung không thể lấy lại tên”, “chống tham nhũng không có vùng cấm”, “chống tham nhũng luôn luôn trên đường”, ám chỉ mục tiêu cuối cùng của việc “đả hổ” chống tham nhũng có thể là chính Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Chính vì điều này, thế lực phái Giang phải phản công điên cuồng, dùng mọi cách để chống lại và âm mưu đảo chính.

>>Trở ngại lớn nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình là gì?

Việc ông Vương Kỳ Sơn tiếp tục nằm trong trung tâm quyền lực tối cao dù không phải ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị là hiện tượng chưa từng có trong bộ máy chính trị Trung Quốc nhiều thập kỷ qua. Vương Kỳ Sơn ở lại cho thấy chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, chống tham nhũng vẫn “đang trên đường”.

Hãy từ bỏ ảo tưởng

Trong 5 năm kể từ khi nhậm chức tại Đại hội 18 (năm 2012), ông Tập Cận Bình thực sự chỉ làm được một điều: chống tham nhũng. Chống tham nhũng là để tập trung quyền, và tập trung quyền để có thể nắm quyền một cách bình thường. Ngày nay, kết quả chống tham nhũng cho thấy, quyền lực của ông Tập vẫn chưa thể ổn định vững vàng, vì vậy mà chống tham nhũng sẽ tiếp tục tăng cường.

Trước ngày 26/12/1991, dường như rất ít người tin rằng chế độ siêu cường Liên Xô sẽ sụp đổ chỉ trong một đêm. Giống như chế ĐCSTQ ngày nay, không ai đoán được ngày sụp đổ của nó, nhưng hầu như mọi người đều biết nó đang tiến ngày càng gần đến ngày này.

Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình vẫn còn “trên đường”, đi kèm theo là động thái ông Tập phá vỡ các quy tắc chính trị của ĐCSTQ cũng liên tục “trên đường”, theo đó là thế cân bằng trong nội bộ ĐCSTQ cũng không ngừng bị phá vỡ, và chế độ cộng sản này cũng tiến ngày càng gần thời điểm kết thúc.

Lịch sử và thực tế đã chứng minh, trong hệ thống cộng sản Trung Quốc, cho dù thực hiện bất kỳ hành động nào, phá vỡ bất cứ quy tắc nào thì về cơ bản cũng không thể giải quyết được khủng hoảng xã hội của Trung Quốc, không thể làm tắt được tiếng chuông báo động đã đánh vang lên. Bản chất của chế độ ĐCSTQ sẽ không bao giờ thay đổi.

Từ bỏ ảo tưởng vào ĐCSTQ mới có thể tạo phúc được cho xã hội, đây là điều tất cả mọi người nên ý thức rõ, bao gồm tất cả các quan chức cao nhất của ĐCSTQ.

Blog Hạ Tiểu Cường

Xem thêm:

Hạ Tiểu Cường

Published by
Hạ Tiểu Cường

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

8 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

39 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

53 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago