Virus COVID-19 mang đặc tính của robot nano sát thủ hoàn hảo

Loại virus corona mới, hay còn gọi là COVID-19 rốt cuộc là tự nhiên hay nhân tạo? Kênh Fox News đã đưa vấn đề này ra thảo luận, báo New York Post cũng đặt câu hỏi lớn. Những phân tích về gen và protein của virus xuất hiện gần đây cho thấy nó khó có thể là virus tự nhiên. Thậm chí đáng kinh ngạc hơn, virus này đáp ứng tất cả các đặc điểm của một “robot nano sát thủ”.

Trước đây chúng tôi đã phân tích 6 điểm nghi vấn lớn kèm theo các bằng chứng về lai lịch của virus COVID-19 trong 2 bài viết:

Để thấy hết được năng lực nguy hiểm của COVID-19, trước chúng ta cần đi sâu một chút về cấu tạo của nó và các đặc điểm bất thường trên gai liên kết của virus – cho thấy nó quá hoàn hảo trong việc xâm nhập tế bào cơ thể người và tạo ra một bệnh dịch quy mô lớn.

Nói về cấu trúc protein của virus thì có vẻ cao siêu, nhưng thực ra nó không hề khó hiểu. Gai liên kết chính là “protein S” trong hình vẽ dưới đây:

Cấu trúc của virus 2019-nCoV gây ra bệnh viêm phổi Vũ Hán (nguồn: wikipedia)

Phân tích protein gai của virus COVID-19

Dưới đây là cấu trúc protein gai (protein S) mà virus COVID-19 dùng để xâm chiếm tế bào vật chủ. Sau khi protein gai liên kết với tế bào người, lớp màng virus sẽ liên kết với lớp màng tế bào người cho phép bộ gen của virus xâm nhập vào tế bào người và lây nhiễm.

Bên trái là gai với đầu C (xanh lục) ở vị trí hướng xuống dưới. Ở giữa là gai với đầu C hướng lên. Còn bên phải là gai của virus SARS để so sánh (Ảnh: Wrapp, Wang et al. / UT-Austin / NIH via Science / AAAS)

Protein S này gồm protein S1 và S2, cấu trúc “chĩa ba” của nó tạo thành hình gai trên bề mặt của virus.

Protein S1 có thể chia thành 2 vùng con: vùng đầu C và vùng đầu N. Vùng đầu C có khả năng liên kết với enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) trên bề mặt màng tế bào phổi, cho phép virus xâm nhập vào tế bào phổi. Do đó đầu C còn được gọi là miền liên kết thụ thể (RBD)

Phát hiện đáng kinh ngạc về protein S

Các phân tích sẽ chủ yếu tập trung vào đầu C và đầu N của protein S1 như hình 3D dưới đây.

Cấu trúc ba chiều protein S của virus COVID-19 (Ảnh: KanZhongGuo, TTVN chuyển ngữ)

Để dễ hình dung, vùng đầu C và đầu N trên protein S1 của virus COVID-19 giống như chùm chìa khóa, và nó có thể gây bệnh là vì nó có thể mở được nhiều loại “ổ khóa” trên các loại tế bào khác nhau của con người.

Các chuyên gia của Viện Pasteur đã phát hiện ra rằng dư lượng 438, 472, 479, 487 và 491 trong protein S của virus SARS nằm ở giao diện của phức hợp thụ thể; đây được coi là vị trí trọng yếu cho phép lây truyền chéo loài và truyền giữa người với người.

Sơ đồ nguyên lý về virus corona gắn vào tế bào người qua protein S. (Ảnh: Epoch Times tiếng Trung, TTVN Việt hóa)

Đáng ngạc nhiên, dư lượng 438, 472, 479 và 487 trong protein S của virus Vũ Hán khác với virus SARS, nhưng sự khác biệt này không ảnh hưởng đến cấu trúc của protein S. Cũng có nghĩa là, protein S của virus Vũ Hán vẫn duy trì cấu trúc giống như protein S của virus SARS và cấu trúc 3D của miền liên kết thụ thể RBD (đầu C) cũng giống như của virus SARS – đây chính là thứ virus sử dụng để liên lạc với các tế bào người. Protein S có thể liên kết với các thụ thể ACE2 để dễ dàng xâm chiếm cơ thể người.

Đây là một biến thể di truyền có thể được mô tả với độ chính xác: giống như một chiếc chìa khóa với 5 chiếc răng kẹp, trong đó vật liệu của 4 chiếc răng đã thay đổi, nhưng hình dạng tổng thể của chiếc chìa khóa vẫn được duy trì hoàn hảo, và chiếc chìa khóa vẫn có thể “mở cửa” cơ thể con người.

Sơ đồ nguyên lý về sự bất thường của dư lượng 4 vị trí trong protein S của virus COVID-19. (Ảnh: Epoch Times tiếng Trung, TTVN Việt hóa)

Tiến sĩ Eric Feigl-Ding, nhà dịch tễ học cao cấp tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, cũng nhận thấy sự bất thường này. Ông đăng trên Twitter vào ngày 28 tháng 1, trích dẫn những phát hiện mới nhất của các học giả Hy Lạp, nói rằng virus COVID-19 này không phải do nhóm virus corona gây ra. Virus COVID-19 được tạo ra bởi các kết hợp ngẫu nhiên gần đây và một số phần “không tương thích” với tất cả các virus corona. Trình tự đoạn giữa trong bộ gen của nó chưa từng thấy trước đây ở virus corona và có thể “mã hóa” một protein gai (protein S) xâm chiếm tế bào chủ.

Tương tự, Tiến sĩ Lyons Weiler là nhà nghiên cứu khoa học cao cấp tại Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ, nơi ông là Giám đốc khoa học chương trình Lõi phân tích tin sinh học. Trong bài viết về nguồn gốc của virus 2019-nCoV, ông cho biết: gen protein S của của virus này có một đoạn dài khoảng 1378 cặp nuclebazơ (nucleobase – là một cấu trúc hóa học tạo nên các mã hóa thông tin di truyền) khác với tất cả các virus corona khác.

Nó rất giống với một đoạn gen có tên là pShuttle-SN, vốn được Trung Quốc sử dụng năm 2008 để phát triển vắc-xin chống virus SARS. Phát hiện này là một bằng chứng cho thấy virus COVID-19 khó có khả năng là virus tự nhiên.

Vùng liên kết phụ của protein S (đầu N)

Cuối tháng 1/2020, các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã tìm thấy 4 đoạn chèn ở protein S mà chỉ riêng virus COVID-19 mới có và không xuất hiện ở bất kỳ chủng virus corona nào khác. Do lỡ tay viết câu “Sự tương đồng bí ẩn này của đoạn chèn trong protein gai của virus 2019-nCoV với virus HIV, là khó có thể xảy ra ngẫu nhiên trong tự nhiên,” mà bài viết đã bị chỉ trích nặng nề và phải rút lại.

Vùng đầu N của protein S1 được gọi là vùng liên kết phụ trợ. Ba trong số 4 axit amin trình tự ngắn được tìm thấy bởi các nhà nghiên cứu Ấn Độ là ở khu vực này.

Khi tìm kiếm 4 axit amin này trên cơ sở dữ liệu protein virus bằng phần mềm Blast trong kho dữ liệu gen của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH GenBank), virus duy nhất có mặt trong cả bốn kết quả tìm kiếm là HIV. Cũng có nghĩa là, bằng cách nào đó, vùng đầu N của protein S1 của COVID-19 tương đồng một cách kỳ lạ với các protein gai của virus HIV.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng Thạch Chính Lệ của Viện nghiên cứu virus P4 Vũ Hán cũng thừa nhận trong bài báo đăng trên tạp chí Nature ngày 3/2 rằng có 3 đoạn chèn ngắn trong vùng đầu N của protein S1 của virus COVID-19 so với protein S của virus SARS, và nói rằng cần thêm các bước nữa điều tra xem ba mảnh này có thể kết hợp với thụ thể của virus MERS hay không.

Tất cả những thành phần cấu tạo của protein S này có vai trò gì?

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Virus COVID-19 có thể liên kết với protein ACE2 thụ thể bề mặt tế bào phổi, nhưng lực liên kết yếu hơn một chút so với virus SARS. Tính năng này làm cho virus  COVID-19 chậm hơn vi rút SARS trong việc lây nhiễm các tế bào phổi của con người, điều này có thể dẫn đến thời gian ủ bệnh dài hơn đối với COVID-19. Nếu tính năng này được thiết kế nhân tạo (4 trong số 5 axit amin chính liên quan đến liên kết thụ thể được thay thế), thì tính năng này chắc chắn sẽ làm tăng sự lan truyền âm thầm của virus và khiến nó cực kỳ khó phòng chống.

Nếu vùng liên kết phụ của protein S của virus COVID-19 được kết hợp các thụ thể của virus MERS, HIV hoặc các loại virus khác, sức mạnh hủy diệt của virus sẽ được tăng cường đáng kể và sẽ khó ngăn chặn hơn. Bởi vì thông thường mọi người sẽ nghĩ rằng virus chỉ lây nhiễm các tế bào phổi và bỏ qua các mô và cơ quan khác.

Một nghiên cứu của đại học Nankai (Thiên Tân, Trung Quốc) công bố vào cuối tháng 2/2020 cho thấy virus COVID-19 có những “đột biến giống HIV” cho phép nó gắn vào tế bào cơ thể người hiệu quả hơn SARS “từ 100 tới 1000 lần”. Nghiên cứu còn cho biết: virus Vũ Hán có thể mang nhiều cơ chế liên kết của các virus khác, ví dụ như HIV. “Đây có thể là lý do virus mới này có khả năng truyền nhiễm cao hơn các chủng virus corona khác.”

Ngay từ tháng 1, đã có nhiều video trực tuyến cho thấy ai đó trên đường phố Vũ Hán bất ngờ ngã xuống đất khi đang đi bộ. Một số chuyên gia y tế chỉ ra rằng đây có thể là một vấn đề về tim. Ngoài ra, đã có báo cáo rằng số lượng tế bào miễn dịch trong máu giảm ở bệnh nhân viêm phổi trong giai đoạn đầu nhiễm trùng.

Vì ba đoạn chèn đầu N của protein S1 tương tự như protein gai trong HIV, nên virus COVID-19 có khả năng tấn công các tế bào miễn dịch như HIV.

Do đó, các nhà nghiên cứu nhất thiết phải tìm hiểu càng sớm càng tốt rằng liệu ba chuỗi chèn này trong vùng liên kết phụ của protein S của virus COVID-19 có được kết hợp các thụ thể của virus khác hay không và liệu virus có thể lây nhiễm các mô khác (như tế bào miễn dịch, các tế bào nội mô mạch máu) hoặc các cơ quan (như tim, thận…) hay không.

Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc phát hiện ra rằng virus COVID-19 có tổng số 380 axit amin khác với virus SARS. Những khác biệt này cũng mang lại cho virus một số đặc tính truyền nhiễm độc đáo. Các báo cáo phương tiện truyền thông gần đây đã phát hiện virus COVID-19 sống trong phân của bệnh nhân bị viêm phổi mới, cho thấy virus có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa và bài tiết qua phân. Khả năng virus xâm nhập vào đường tiêu hóa được xác định bởi một số protein của virus và hiện vẫn chưa được biết tới.

Các phân tích này dẫn tới một suy đoán đáng kinh ngạc:

Robot nano sát thủ và virus COVID-19

Khi bệnh viêm phổi virus corona mới bùng phát ở Vũ Hán, ngày 28/1, giáo sư Charles Lieber, 60 tuổi, trưởng khoa Hóa và Sinh hóa của Đại học Harvard, đã bị FBI bắt giữ.

Charles Lieber, trưởng khoa Hóa và Sinh hóa của Đại học Harvard (Ảnh: Facebook)

Tòa án Liên bang Mỹ truy tố ông với cáo buộc nhận tiền tài trợ từ Đại học Công nghệ Vũ Hán, lập phòng thí nghiệm riêng tại đây từ năm 2012 đến 2017 với tư cách là nhà nghiên cứu trong “Kế hoạch ngàn nhân tài” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 4/2, tạp chí Science đã công bố một báo cáo về giáo sư Lieber. Bài báo đặt câu hỏi về hợp đồng của ông Lieber với Đại học Công nghệ Vũ Hán. Hợp đồng nêu rõ ông đang phát triển pin lithium-ion dựa trên dây nano hiệu quả cao cho xe điện. Tuy nhiên, theo khảo sát của các phóng viên, trong số hơn 400 bài viết khoa học và 75 bằng sáng chế của Lieber, không hề có từ nào liên quan đến “pin” hoặc “xe hơi”.

Trong những năm gần đây, phòng thí nghiệm của ông Lieber tại Đại học Harvard đã chuyển sang nghiên cứu sự kết hợp giữa vật liệu nano và sinh học. Ví dụ, một bài báo được ông đăng tải trên tạp chí Science vào ngày 8/12/2017 đã báo cáo về một mạng lưới vật liệu nano linh hoạt có thể được tiêm vào não động vật. Như vậy có thể ông Lieber không hề nghiên cứu pin xe điện ở Vũ Hán.

Nếu chúng ta xét tới Kế hoạch Made in China 2025 và sự quan tâm của ĐCSTQ về robot nano, thì không khó để kết luận giáo sư Lieber có tham gia phát triển robot nano (gọi tắt là nanobot) ở Vũ Hán hay không. Việc ông bị Mỹ bắt giữ không lâu sau khi dịch bùng phát ở Vũ Hán cung cấp cho chúng ta một góc nhìn mới về virus COVID-19.

Robot nano sát thủ là những robot siêu nhỏ làm từ vật liệu nano, có thể giết chết tế bào con người. Robot làm bằng vật liệu vô cơ rất khó xâm nhập vào cơ thể con người, vì vậy các phân tử sinh học (axit nucleic, protein, polysacarit, v.v.) là nguyên liệu tốt nhất để chế tạo nanobot.

Trong lĩnh vực nghiên cứu nanobot, có một quan điểm thường được chấp nhận: Nếu nanobot có thể tự sao chép thì chúng thực chất là virus.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các loại virus khác nhau, nhưng thực sự rất khó để thiết kế một loại virus hoàn toàn mới. Cách thuận tiện nhất là biến đổi virus có sẵn để tạo ra nanobot sát thủ.

Các đặc điểm cơ bản của nanobot sát thủ:

  1. Nó có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người;
  2. Không dễ phát hiện khi đi vào cơ thể người;
  3. Có thể giết chết tế bào người và gây tử vong;
  4. Nó có thể rời khỏi cơ thể hoặc tự hủy sau khi giết người xong (phi tang bằng chứng).

Chúng ta đã biết rằng virus COVID-19 có thể lây nhiễm cho mọi người thông qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm: tiếp xúc, qua các giọt nước khi hắt hơi, qua khí dung trong không khí và nhiễm trùng phân-miệng. Do đó, nó phù hợp với tính năng đầu tiên của nanobot sát thủ.

Thời gian ủ bệnh của virus COVID-19 kéo dài hàng chục ngày, khiến mọi người khó xác định khi nào thì nên chấm dứt cách ly. Ngoài ra, tỷ lệ dương tính xét nghiệm máu hiện tại chỉ là 50%, cho thấy virus có khả năng tàng hình mạnh và rất “xảo quyệt”. Như vậy, nó phù hợp với đặc điểm thứ hai.

Dễ thấy, độc tính của virus COVID-19 đáp ứng đặc tính thứ ba.

Virus COVID-19 được tìm thấy gần đây trong phân của bệnh nhân chứng minh rằng: mặc dù thiết kế của virus không hoàn hảo (virus có thể được phát hiện trong phổi của bệnh nhân), nhưng nó có đặc điểm là rời khỏi cơ thể người. Có thể nói rằng nó hầu như không đáp ứng được đặc điểm thứ tư. Nếu virus thực sự giống như những gì lãnh đạo ĐCSTQ đã nói, nó sẽ bị giết bởi nhiệt độ cao vào tháng Tư, thì virus này phù hợp hơn với đặc điểm thứ tư của nanobot sát thủ.

Tiểu thuyết Mỹ “Đôi mắt hắc ám” (Eye of darkness) năm 1981 nói rằng loại virus chết người mang tên “Vũ Hán-400” sẽ tự động bị phá vỡ khi nhiệt độ cơ thể con người giảm xuống 30 độ C sau khi tử vong. Hiện nay lãnh đạo ĐCSTQ nói rằng virus sẽ bị giết vào tháng Tư nếu nhiệt độ tăng. Nhiệt độ cao nhất ở Bắc Kinh và Vũ Hán vào tháng 4 là từ 20-35 độ C. Chi tiết này gần với mô tả trong tiểu thuyết đến mức đáng ngạc nhiên.

Từ phân tích trên, virus COVID-19 có nhiều khả năng là một loại virus nhân tạo được chế tạo theo tiêu chuẩn của nanobot sát thủ.

Con đường tạo ra virus COVID-19

Chúng ta hãy thử cố gắng lắp ráp các mảnh ghép dữ liệu và tái tạo lại quá trình sản xuất ra virus COVID-19 có thể xảy ra.

Sau khi dịch SARS bùng phát năm 2003, bà Thạch Chính Lệ đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu đi thu thập các mẫu dơi trong nước để tìm virus, và đăng tải kết quả trên tạp chí Nature vào năm 2013. Trong quá trình lâu năm tìm hiểu về virus SARS và trên dơi, bà Thạch chắc chắn nắm rõ hơn ai hết về lĩnh vực nghiên cứu virus corona, và ngày càng tập trung vào tìm hiểu lây truyền chéo loài một cách có hệ thống từ tận những năm 2010.

Năm 2010, nhóm của bà Thạch đã đăng tải nghiên cứu về khả năng liên kết giữa protein S và thụ thể ACE2 trên dơi và người, sử dụng virus SARS và giả virus HIV. Họ đã thay đổi một số protein chủ chốt của thụ thể ACE2 trên dơi để thử nghiệm khả năng liên kết.

Điều này cho thấy nhóm của Thạch Chính Lệ từ lâu đã hiện thực hóa khả năng liên kết giữa thụ thể ACE2 và protein S trên virus.

Tạp chí Nature từng công bố một nghiên cứu liên quan năm 2018, một dự án hợp tác nghiên cứu do nhóm của bà Thạch Chính Lệ thuộc Phòng nghiên cứu an toàn sinh học cấp 4 (P4 Vũ Hán) và Viện Khoa học quân sự Trung Quốc. Họ đã phát hiện virus chủng loại virus corona mới có nguồn gốc từ loài dơi Vân Nam, và chủng virus này đã khiến cho hàng chục nghìn con lợn tử vong.

Rất có khả năng virus corona do bà Thạch thu thập không đáp ứng được yêu cầu nanobot sát thủ của quân đội. Vào thời điểm đó, Viện Virus học Vũ Hán không có công nghệ để sửa đổi virus, do đó bà Thạch đã phải làm việc với các nhà nghiên cứu Mỹ để tạo ra một loại virus lai tạo. Báo cáo mang tên “Virus corona từ dơi giống virus SARS cho thấy tiềm năng xuất hiện ở người” đăng tải tháng 4/2016.

Ngay khi báo cáo này xuất hiện, các chuyên gia đã đặt câu hỏi lớn về lý do tiến hành nó, từ góc độ học thuật thì nó vô nghĩa và mang lại rủi ro lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, từ góc độ chế tạo nanobot thì đây lại là một bước cần thiết.

Trong nghiên cứu này, Thạch Chính Lệ đã chèn protein S của virus corona trên dơi vào virus SARS. Đây là một phương pháp đánh lạc hướng. Sau khi thành thạo công nghệ này, khi tạo ra virus COVID-19, nó đã bị đảo ngược và protein S của virus SARS được đưa vào virus corona của dơi. Có thể là protein S của virus SARS không đáp ứng các yêu cầu và 4 axit amin chính trên protein S liên kết với protein ACE2 thụ thể được thay thế.

Trong kết quả thí nghiệm của bà Thạch, chuột được cho nhiễm loại virus “tổng hợp” này đã bị tổn thương phổi nghiêm trọng và không có thuốc chữa.

Ngoài ra, 3 mảnh chèn ngắn được đưa vào vùng liên kết phụ trợ, có thể làm tăng khả năng lây nhiễm của virus, nghĩa là nó có thể lây nhiễm các mô hoặc cơ quan khác ngoài tế bào phổi. Không rõ liệu các protein khác ngoài protein S có được sửa đổi hay không.

Trên đây chỉ là suy đoán cá nhân, nhưng có lẽ nó là giả thuyết phù hợp nhất dựa trên các bằng chứng thu thập được cho tới nay.

Hiện tại có lẽ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế nên tập trung vào việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh. Nhưng cấu tạo “quá nguy hiểm” của virus COVID-19 cùng những khuất tất trong cách hành xử của chính quyền Trung Quốc rốt cuộc sẽ trở thành bằng chứng kết tội khó mà phủ nhận trong tương lai. Như các cư dân mạng đã tinh ranh lý giải COVID-19 là viết tắt của “China Originated Virus in December 2019” (virus bắt nguồn/tạo thành từ Trung Quốc vào tháng 12/2019).

Published by

Recent Posts

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

43 phút ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

2 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

2 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

2 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

3 giờ ago

Quảng Nam: Vùng miền núi đã sạt lở, cảnh báo xuất hiện lũ biên độ từ 2-4 m ở thượng lưu

Mưa lớn kéo dài những ngày qua khiến một số điểm ở huyện miền núi…

5 giờ ago