Vì sao xuất hiện nghi vấn virus viêm phổi Vũ Hán là nhân tạo?
Dịch viêm phổi Vũ Hán đang nhanh chóng lan rộng, tính tới ngày 25/1, hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc đều có người nhiễm bệnh. Có cư dân mạng đặt nghi vấn rằng, loại virus corona mới này đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm cao cấp tại Vũ Hán. Luận điểm này có vẻ nghe giống một loại “thuyết âm mưu” như trong tiểu thuyết, nhưng cũng có các bằng chứng được đưa ra làm cơ sở cho nghi vấn.
Virus viêm phổi Vũ Hán: Một thảm họa trước mắt
Rạng sáng ngày 23/1, giới quan chức Vũ Hán tuyên bố bắt đầu phong tỏa thành phố. Sự hoảng loạn đã bùng nổ tại thành phố 11 triệu dân này (cao hơn cả TP.HCM) . Người dân muốn thoát ra ngoài bằng mọi giá, ngược lại, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai tham gia vào phòng chống và khống chế dịch bệnh, dùng vũ lực ngăn chặn. Thành phố Vũ Hán đang đứng trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng.
Theo thông tin cập nhật ngày 25/1, Cơ quan Y tế Trung Quốc đã ra thông báo về ít nhất 15 trường hợp tử vong mới trong ngày 24/1, nâng tổng số người chết lên 41 ở nước này. Trong khi đó, các trường hợp nhiễm mới đã được xác nhận tại Hoa Kỳ, Pháp và Úc.
Nhưng con số tử vong thật sự thì chỉ có những nhân viên y tế tiếp xúc với dịch bệnh ở tuyến đầu mới biết rõ. Theo màn hình chụp tin nhắn được đăng tải trên Twitter, một nhân viên y tế ở Vũ Hán đã ghi rằng: “Cả Vũ Hán đã sụp đổ, chỉ là người ta chưa biết thôi. Bệnh viện của chúng tôi chỉ có thể chẩn đoán qua xét nghiệm axit nucleic. Một số lượng lớn bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác, hãy nhanh chóng mua khẩu trang.”
Video một y tá khóc vì suy sụp và căng thẳng:
the 3rd video of a #wuhan nurse mentally meltdown due to pressure of fighting the deadly #WuhanCoronovirus non stop after city quarantine
she said if we rest,then we are treated as traitors. i worked nonstop everyday. Only death is waiting for me here.— 巴丢草 Badiucao (@badiucao) January 25, 2020
Một cư dân mạng khác cho biết: “Số bệnh nhân nhiễm virus corona mới ở Vũ Hán đã quá tải, tin tức từ 3 nguồn tin khác nhau cũng xác nhận dựa trên số giường và thiết bị do Đảng Cộng sản Trung Quốc trang bị chính thức.”
>> “Xác sống”: Chuyện có thật bên trong nhà tù Trung Quốc
Xuất hiện thông tin cho rằng loại virus corona mới ở Vũ Hán là “nhân tạo”
Cần lưu ý rằng các điểm trình bày trong bài viết này đều có dẫn nguồn và đã được xác minh. Nhưng dù sao đi nữa, đây chỉ là bằng chứng rời rạc, dẫu có mang tính nghi vấn nhưng vẫn chưa thể kết luận chắc chắn.
Cư dân mạng đã liệt kê một số điểm nghi vấn như sau:
Nghi vấn 1: Thời gian Trung Quốc phản ứng
Khi virus Vũ Hán mới xuất hiện, tờ Wired đưa tin rằng:
“Tuy các báo cáo ban đầu rất hạn chế, quan chức chính phủ thông báo rằng một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được loại vi sinh vật gây ra dịch bệnh. Họ cho biết thủ phạm là một loại virus chưa bao giờ gặp trên con người, một loại virus corona mới phát hiện, có liên quan tới SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông). Theo truyền thông nhà nước, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã có sẵn các bản sao của virus đang nuôi cấy nhân tạo. Dưới áp lực của cộng đồng y khoa quốc tế, Trung Quốc đã công bố bản đồ gen của loại virus mới, khuyến khích các nhà nghiên cứu khắp thế giới phân tích và chia sẻ dữ liệu này.”
Theo tờ Wired, loại virus corona này được phòng thí nghiệm xác định chỉ 2 tuần sau khi bệnh nhân đầu tiên xuất hiện. Các bản sao đã được nhân lên nhanh chóng và sơ đồ gen được công bố. Câu hỏi đặt ra là làm sao họ hoàn thành nhanh đến thế?
>> Một số lời khuyên phòng chống virus corona mới từ Trung Quốc (infographic)
Nghi vấn 2: Phòng thí nghiệm virus tại Vũ Hán
Từ trung tuần tháng 1 khi virus Vũ Hán bắt đầu lan ra nước ngoài, trên mạng đã xuất hiện thông tin cho biết loại virus này nhiều khả năng do phòng thí nghiệm cao cấp tại Vũ Hán rò rỉ ra ngoài.
Cụ thể, cư dân mạng thường trích dẫn bài viết đăng trên tạp chí Nature ngày 22/2/2017 với tựa đề “Bên trong phòng thí nghiệm Trung Quốc nghiên cứu các tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất thế giới”. Trong đó có đoạn:
Phòng thí nghiệm ở Vũ Hán được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới, nằm trong kế hoạch xây dựng 5-7 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4) tại Trung Quốc đại lục vào năm 2025. Song song với mặt tích cực, điều này cũng làm dấy lên những lo ngại.
Cụ thể, một số nhà khoa học bên ngoài Trung Quốc cảm thấy bất an về sự lây lan mầm bệnh, cùng với tình trạng căng thẳng địa chính trị liên quan đến vấn đề sinh học giữa Trung Quốc và các quốc gia khác.
Phòng thí nghiệm trên đã được Tổ chức Công nhận Quốc gia Trung Quốc (CNAS) chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí của BSL-4 vào tháng 1/2017.
BSL-4 là cấp độ bảo vệ sinh học cao nhất (cấp độ an toàn sinh học được xếp loại từ 1 đến 4). Tiêu chí của nó bao gồm lọc không khí, xử lý nước và rác trước khi thải ra khỏi phòng thí nghiệm, trong đó quy định rằng các nhà nghiên cứu phải thay quần áo và tắm trước và sau khi sử dụng các thiết bị của phòng thí nghiệm.
Trong tương lai, phòng thí nghiệm này sẽ nghiên cứu mầm bệnh gây ra dịch SARS (mầm bệnh không yêu cầu phòng thí nghiệm BSL-4) trước khi chuyển sang nghiên cứu Ebola và virus Lassa Tây Phi.
Những lo lắng đã xuất hiện xung quanh phòng thí nghiệm tại Vũ Hán. Virus SARS đã nhiều lần thoát khỏi các cơ sở nghiên cứu được kiểm soát nghiêm ngặt ở Bắc Kinh, Richard Ebright, nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers ở Piscataway, New Jersey (Hoa Kỳ) cho hay.
Ông Ebright không cho rằng cần hơn 1 phòng thí nghiệm BSL-4 ở đại lục. Ông nghi ngờ rằng sự phát triển này là để phản ứng với mạng lưới nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu, mà theo ông cũng không đảm bảo. Ông bổ sung rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tận dụng năng lực dư thừa từ các phòng thí nghiệm này để phát triển vũ khí sinh học.
“Các cơ sở này đều có 2 mặt,” ông Ebright nói. Viễn cảnh tiêm cho những con khỉ mầm bệnh làm ông lo lắng hơn là phấn chấn: “Chúng có thể chạy quanh, chúng có thể cào, chúng có thể cắn.”
Thông tin ông Ebright nói rằng virus SARS đã hơn một lần thoát khỏi các cơ sở nghiên cứu Bắc Kinh là chính xác.
Cựu sĩ quan tình báo quân sự Israel – ông Dany Shoham – người từng nghiên cứu vũ khí sinh học của Trung Quốc, phát biểu với tờ Washington Post rằng cơ sở ở Vũ Hán này có liên quan tới chương trình vũ khí sinh học bí mật của Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu chủng virus corona mới có khả năng rò rỉ ra ngoài không, ông Shoham cho biết: “Theo nguyên tắc, virus xâm nhập ra ngoài chỉ có hai con đường là bị rò rỉ hoặc lây nhiễm không tự biết trong nội bộ sau đó nhân viên đi ra ngoài khu vực bảo vệ. Đây có thể là điều đã xảy ra ở Viện virus Vũ Hán nhưng cho tới nay không có bằng chứng hay nghi vấn cho việc đó.”
Nhưng đầu mối quan trọng nhất không phải là phòng thí nghiệm Vũ Hán, mà là từ các nghiên cứu virus đã công khai ở Trung Quốc trong các năm qua.
>> Từ Đế chế La Mã đến đảng Cộng sản Trung Quốc: Bài học lịch sử cho những kẻ độc tài
Nghi vấn 3: Các nghiên cứu virus của Trung Quốc
Giáo sư Guo-Yuan Yuan thuộc khoa Vi sinh vật học của ĐH Hồng Kông cho biết, loại virus mới này tương đồng gần 80% so với virus SARS. Nó giống nhất với virus SARS ở dơi Chu Sơn thuộc tỉnh Chiết Giang.
Khoảng cách giữa Chiết Giang và Vũ Hán là 1010 km, đi xe hơi mất khoảng 11 giờ, mùa đông khi dịch bùng phát lại là thời điểm dơi không ra ngoài. Người ta chưa thể giải thích vì sao lại có sự tương đồng này.
Một bài viết trên mạng đưa ra nhận định:
Chủng virus corona tương tự SARS ở Vũ Hán được quân đội Trung Quốc phát triển từ loại virus corona mới có trên dơi ở Chu Sơn (Zhoushan) vào năm 2018. Chuỗi gen của virus này có thể tìm thấy trên dữ liệu gen của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH GenBank) với số hiệu ZXC21 and ZC45, do Viện Nghiên cứu Quân y Nam Kinh gửi lên.
Bằng chứng cốt yếu là: Virus corona có 4 protein quan trọng. Khi so sánh protein màng bọc của virus (E protein), các chuyên gia phát hiện rằng virus Vũ Hán mới có 100% tương đồng với virus dơi Chu Sơn. Chủng loại virus đa dạng cao và truyền chéo loài mà đạt được độ tương đồng 100% là không thể xảy ra trong chọn lọc tự nhiên.
Trong quá trình tiến hóa tự nhiên, E protein của virus dơi Chu Sơn không thể có trình tự gen chính xác giống như E protein của virus viêm phổi Vũ Hán, theo định lý cơ bản của Fisher về chọn lọc tự nhiên đưa ra vào năm 1933.
Vũ Hán là nơi duy nhất có phòng thí nghiệm BSL-4 ở Trung Quốc, nơi người ta có thể thực hiện biến đổi gen. Việc virus bị thoát ra ngoài có thể do vô tình hoặc hữu ý.
Để kiểm chứng nhận định này, kho dữ liệu gen của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho phép tìm và so sánh các mẫu gen của virus như sau:
Mẫu gen của virus viêm phổi Vũ Hán lấy từ chợ hải sản địa phương có mã MN908947
E protein của nó có mã QHD43418.1
Nhấn vào chức năng “run BLAST” để tìm các gen tương đồng:
Kết quả cho thấy mẫu gen 100% tương đồng chính là từ AVP78033.1 tức E protein của virus corona trên dơi Chu Sơn ZC45. Mà mẫu ZC45 chính là do Viện Nghiên cứu Quân y Nam Kinh gửi lên NIH năm 2018.
Ngày 30/1, một nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Trung Quốc (CCDC) đứng đầu là Lu Roujian, cũng đã đăng tải nghiên cứu trên tạp chí Lancet, xác nhận phát hiện này. Đồng thời, họ cũng xác nhận sự tương đồng tổng thể giữa virus corona Vũ Hán và một virus dơi Chu Sơn lên đến 88%.
Vậy về sự tương đồng này, các chuyên gia có ý kiến như thế nào?
Sean Lin là Tiến sĩ vi sinh học và là cựu giám đốc của Phòng thí nghiệm Virus tại Viện Quân đội Walter Reed cũ ở Hoa Kỳ. Ông tin rằng điều cực kỳ bất thường là các chuỗi axit amin của protein E của virus Vũ Hán và virus dơi Chu Sơn giống hệt nhau 100%. Bởi vì protein E có tác dụng không thể thiếu đối với hình thái virus, sự lắp ráp, nảy chồi và khả năng gây bệnh của virus corona loại β. Nếu virus thay đổi vật chủ, nhiều cytokine (nhóm các protein đa chức năng) sẽ thay đổi và protein E nhất thiết sẽ có những thay đổi tương ứng để điều chỉnh sự tổng hợp và khả năng gây bệnh của virus.
Ông cũng chỉ ra: Các gen của protein E và các gen của protein S liền kề nhau. Trong quá trình sao chép RNA của virus, hai gen này cũng cần hoàn thành việc sản xuất RNA thế hệ con (subgenomic RNA) để hoàn thành sao chép, cũng liên quan đến các yếu tố nội bào tương tự và enzyme tổng hợp chuỗi “RNA polymerase” của virus. Vì vậy tỷ lệ lỗi sao chép gen trong quá trình này cũng tương tự nhau. Do đó, không có lý do gì trong quá trình sao chép virus tự nhiên, protein S có nhiều đột biến khác nhau, trong khi protein E vẫn hoàn toàn giống với toàn bộ vật chủ đã biến đổi.
Điều này về cơ bản là không thể xảy ra một cách tự nhiên, theo TS Sean Lin.
Bà Dong Yuhong là tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm từ Đại học Bắc Kinh và Giám đốc khoa học của công ty công nghệ sinh học Thụy Sĩ SunRegen Health AG. Bà cũng cho biết ý kiến về vấn đề protein E này. Đối với một số loại virus corona thuộc họ Coronaviridae và virus Vũ Hán gần đây nhất, các chuỗi axit amin của protein (S, M, N…) không thể đạt được mức độ tương ứng hoàn chỉnh 100%. Chẳng hạn như protein E, thường có mức độ tương ứng từ 73,2% đến 98,6%. Vậy thì, tại sao protein E của virus Vũ Hán duy trì sự thống nhất đáng kinh ngạc với cái gọi là virus dơi Chu Sơn “tổ tiên” (theo nghiên cứu của Lu Roujian ngày 30/1)? Đây là điều đáng để nghiên cứu thêm.
Bà nói rằng so với protein S, M hoặc N, mặc dù protein E là protein nhỏ nhất trong số các protein cấu trúc chính của virus Vũ Hán, chức năng của nó không thể xem nhẹ. Trong chu kỳ nhân lên của virus Vũ Hán, protein E được biểu hiện với số lượng lớn trong các tế bào người bị nhiễm bệnh. Hầu hết các protein E được đặt tại các vị trí quan trọng của sự vận hành của tế bào người, như mạng lưới nội chất (hệ thống các xoang và túi màng nằm trong tế bào nhân thực) và bộ máy Golgi, và tham gia vào quá trình lắp ráp virus corona và mọc mầm. Thiếu sự tái tổ hợp của protein E, độ trưởng thành của virus giảm hoặc khả năng sinh sản không mạnh. Điều này cho thấy sự tương tác quan trọng giữa protein E và tế bào vật chủ, đặc biệt là trong quá trình sinh sản, trưởng thành của virus.
Tóm lại, virus Vũ Hán và virus dơi Chu Sơn cho thấy sự thống nhất hoàn hảo của protein E, rất khó để giải thích với “biến đổi tự nhiên”.
Các nghi vấn đều chỉ về một điểm
Như vậy, các thông tin đã xác minh được là:
- Phòng thí nghiệm Vũ Hán có định hướng nghiên cứu virus SARS, là nơi duy nhất ở Trung Quốc có thể nghiên cứu virus nguy hiểm và vị trí nằm ngay trong thành phố nơi bùng phát dịch.
- Trung Quốc đã cung cấp dữ liệu về mẫu virus mới cùng sơ đồ gen của nó nhanh bất ngờ.
- Virus corona mới có cùng E protein với virus trên dơi Chu Sơn mà quân đội Trung Quốc từng nghiên cứu.
- Không có khả năng dơi Chu Sơn cách hơn 1000 km gây ra bệnh ở Vũ Hán.
Các thông tin làm tăng thêm nghi vấn (nhưng không khẳng định chắc chắn) là:
- Các phòng thí nghiệm Trung Quốc từng làm rò rỉ virus SARS trước đây
- Các chuyên gia nhận định chính quyền Trung Quốc có ý định phát triển vũ khí sinh học
Nếu trước đây chỉ có thông tin về phòng thí nghiệm virus Vũ Hán thì còn khá mơ hồ, nhưng với dữ liệu gen trong kho dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nghi vấn của cư dân mạng đã có thêm sức nặng.
Nếu quả thật khả năng E protein tương đồng không thể xảy ra trong tự nhiên, tức là nó do con người lai tạo, thì liệu có thể ai đó hoặc cơ sở nào đó phát triển virus corona này ngoài phòng thí nghiệm cao cấp BSL-4 duy nhất ở Trung Quốc mà lại nằm ngay cạnh nơi bùng phát dịch?
Để có kết luận chắc chắn, vẫn cần chờ thêm dữ liệu và ý kiến của các chuyên gia, nhất là trong vấn đề so sánh bản đồ gen của virus.
Cập nhật ngày 4/2: 3 điểm nghi vấn mới về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán
Từ khóa dịch bệnh Dịch SARS Vũ khí sinh học Dòng sự kiện Vũ Hán virus corona viêm phổi Vũ Hán