Có đôi khi cha mẹ nói dối con cái vì lý do để bảo vệ con hoặc xuất phát từ ý muốn làm điều tốt cho con, nhưng thật ra nói dối dù thiện ý hay không vẫn gây ra tổn thương ở một mức nhất định đến con cái và những người khác trong gia đình.
Một cô gái 17 tuổi tâm sự với bác sĩ tư vấn tâm lý cho trẻ vị thành niên rằng cô đã rất thất vọng vì bố mẹ mình, cô phát hiện ra rằng mẹ cô đã thất nghiệp hơn một năm nay. Cha mẹ cô gái đã che giấu sự thật vì sợ các con sẽ lo lắng, sợ sẽ ảnh hưởng đến con cái.
Mẹ cô là người lo về vấn đề tài chính cho cả nhà, người mẹ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng hiện nay người mẹ không còn đi làm nữa. Cha mẹ cô gái đã lựa chọn cách giữ bí mật với con cái về vấn đề này. Hàng ngày người mẹ vẫn giả vờ thức dậy và đi làm vào mỗi buổi sáng. Nhưng cô gái nhỏ cảm nhận được có điều gì không đúng đã xảy ra trong gia đình, cho đến khi cô vô tình nghe được cha mẹ mình tranh luận về tiền bạc thì sự thật mới được hé lộ.
Cô và anh trai mình quyết định sẽ nói chuyện với cha mẹ về những gì đang xảy ra, trong buổi nói chuyện đó người mẹ đã thừa nhận mình mất việc từ một năm trước và cha mẹ cô không muốn nói với các con vì không muốn các con lo lắng.
Đây là một điều hoàn toàn sai lầm, cha mẹ nên thành thật với con cái, vì khi che dấu sự thật, họ sẽ tạo ra sự căng thẳng trong gia đình, làm cho những đứa trẻ cảm thấy rất giận và cũng thấy có lỗi khi phát hiện ra sự thật là gia đình đang khó khăn, nhưng mình lại không hề biết gì, vẫn tiêu xài như trước kia.
Rất khó để sống trong một gia đình có quá nhiều bí mật và những lời nói dối bởi vì bạn có thể cảm nhận được sự căng thẳng nhưng lại không biết đó là gì. Kết quả là bạn có thể tưởng tượng ra tất cả các loại lý do khiến sự căng thẳng này tồn tại, thậm chí đôi khi bạn nghĩ ra những việc còn tệ hơn cả sự thật. Chúng ta nên nói ra sự thật hơn là cứ giữ bí mật, bí mật sẽ tạo ra những căng thẳng và hoài nghi. Mặc dù sự thật có thể “phũ phàng” nhưng hầu như luôn dễ dàng giải quyết hơn là dối trá và bí mật. Con người thực sự không thích sự mơ hồ, thiếu rõ ràng. Chúng ta luôn muốn biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mình và chúng ta có thể sẽ làm tất cả để vấn đề được rõ ràng minh bạch.
Hãy thẳng thắn với mọi thành viên trong gia đình về bất kỳ tình huống nào. Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều sẽ có cảm giác khi điều gì đó không đúng xảy ra trong gia đình mình.
Có nhiều lý do để giải thích tại sao nói dối trẻ em hoặc các thành viên khác trong gia đình không phải là một ý tưởng tốt:
1. Trẻ em hầu như thường có thể cảm nhận được rằng có những căng thẳng đang diễn ra, và sự mơ hồ về những gì đang diễn ra luôn dẫn đến căng thẳng không cần thiết. Trẻ có thể tin rằng vấn đề thực sự tồi tệ hơn thực tế.
2. Khi cha mẹ giữ bí mật với con cái với lý do để bảo vệ con cái của họ, thì thật ra họ đang không có sự tin tưởng đối với con cái và các thành viên khác trong gia đình. Sau tất cả, sự thật chắc chắn sẽ khiến con cái cảm thấy bị lừa dối và tổn thương đến sự tự tin của trẻ, cũng như sự tin tưởng giữa các thành viên trong gia đình bị phá vỡ.
3. Khi cha mẹ nói dối với con cái của họ, họ trở thành hình mẫu không tốt cho con cái, thực ra là có thể chấp nhận được. Nhưng đây là một điều không tốt trong gia đình bạn.
4. Khi trẻ em hoặc bất cứ ai khác đều có thể cảm nhận rằng mình là một người dư thừa và không quan trọng khi bị lừa dối trong chính gia đình của mình. Và, không ai muốn có cảm giác theo cách này, đúng không?
5. Khi cha mẹ thành thật với con cái của họ, điều này thúc đẩy giao tiếp tốt hơn. Và chúng ta biết rằng giao tiếp tốt dẫn đến mối quan hệ tốt hơn, sức khỏe tình cảm và thể chất tốt hơn và ít nhạy cảm hơn với các áp lực không cần thiết.
6. Khi cha mẹ nói dối con cái với mục đích để bảo vệ trẻ, nhưng sự thật ẩn sâu trong đó có thể chính là vì để tự bảo vệ bản thân mình. Nói cách khác, hãy nghĩ về những gì sẽ hữu ích nhất cho gia đình bạn thay vì chỉ nghĩ về bản thân người làm cha mẹ. Đôi khi, điều khó khăn hơn lại là điều phải làm.
7. Nếu các vấn đề gia đình không được chia sẻ, thì khi chúng được tiết lộ sẽ gây sốc cho những người bị che giấu. Đây là lý do tại sao nên chia sẻ các vấn đề xảy ra với trẻ để chúng không trở thành vấn đề lớn hơn so với thực tế.
8. Trẻ em trong gia đình muốn có một vai trò nhất định và trẻ cũng muốn mình trở nên hữu ích. Ví dụ, nếu một thành viên trong gia đình bị bệnh thì trẻ có thể giúp đỡ một cách phù hợp theo lứa tuổi. Nếu cố gắng che dấu, xử lý như một bí mật, thì trẻ em không thể góp một phần sức của mình để đỡ đần gia đình. Mọi người đều cảm thấy tốt hơn và quan trọng hơn nếu họ được những người khác cần đến.
9. Khi giữ bí mật, cha mẹ vô tình làm cho con cái của họ cảm thấy bị ngắt kết nối. Điều này rất quan trọng với các gia đình có cách sinh hoạt cùng nhau như một chỉnh thể.
10. Đối phó với những áp lực, căng thẳng có thể thực sự tạo thuận lợi cho sự phát triển của khả năng phục hồi. Vì vậy, trong khi nỗ lực nuôi dạy trẻ phát triển một cách hoàn hảo, cha mẹ có thể làm gương cho con trong việc làm thế nào để đối phó với những căng thẳng.
Vì vậy, hãy nói sự thật. Hy vọng rằng các bậc cha mẹ đừng mắc những sai lầm đáng tiếc khi muốn bảo vệ con cái hoặc những người khác trong gia đình mình.
Theo Tiến sĩ Barbara Greenberg / Psychology Today
Thanh Minh
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…