Trong nhiều thế kỷ qua, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều tưởng rằng kim cương hay vàng là một trong những nguyên liệu đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, điều đó lại không chính xác.
Sau đây là danh sách các chất quý hiếm đắt đỏ nhất được tính theo giá đô la Mỹ. Và đáng chú ý là vàng còn không lọt vào nhóm 3 chất liệu đắt nhất hành tinh.
Vàng là kim loại quý mà gần như bất kỳ phụ nữ nào cũng có bởi nó thường được dùng làm đồ trang sức. Từ xa xưa, người ta đã “tôn thờ” vàng bởi những giá trị mà nó mang lại. Quả thực rất nhiều những món đồ đẹp, tinh xảo được chế tác mà không thể thiếu đi chất liệu này.
Kim loại này thuộc họ bạch kim và cực kỳ hiếm. Để bạn dễ hình dung, hãy tưởng tượng rằng cứ trong một tấn vỏ trái đất thì chỉ có khoảng 0,001 gram rhodium
Platinum là một kim loại hiếm, có màu thép bạc. Cũng giống như vàng, nó có khả năng chịu axít, kiềm, và nhiều hợp chất có tính ăn mòn khác.
Loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị săn lùng ráo riết trái phép chỉ vì người ta đồn đại rằng sừng của chúng có giá trị như “thần dược”. Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng không hề có bằng chứng nào cho thấy tác dụng của sừng tê giác đối với sức khỏe con người.
Thật đáng buồn khi người ta giết hại dã man chúng chỉ để lấy sừng, một thứ giá trị hình thành từ lời đồn thổi. Một trong những thị trường chợ đen buôn bán sừng tê giác nhộn nhịp nhất chính là Việt Nam, nơi người dân cho rằng nó có thể chữa bách bệnh: mụn nhọt, viêm xoang, đau đầu…
>> Sừng tê giác: Thần dược hay lời đồn?
Plutonium là kim loại có tính phóng xạ mạnh nhưng dễ vỡ và có màu trắng bạc. Chúng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ sản xuất vũ khí hạt nhân cho đến nhiên liệu cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ.
Đá Painite hiếm đến mức nhiều người không biết đến sự tồn tại của nó. Đây là một loại khoáng chất có màu nâu đỏ hoặc màu cam, và mới được phát hiện ra vào năm 1950. Hiện tại, ước tính trên toàn thế giới chỉ có vài trăm hòn đá này tồn tại.
Loại đá quý này có các màu: tím, hồng, đỏ hoặc trắng. So với kim cương, nó hiếm gấp một triệu lần, điều đó khiến nó trở thành “huyền thoại”. Mặc dù nó là độc đáo như vậy, nhưng lại không được dùng nhiều vào mặt hàng trang sức, và đó có thể là lý do tại sao giá của nó vẫn còn tương đối mềm như vậy.
Tritium được tổng hợp trong các phản ứng hạt nhân. Loại khí này được sử dụng để tạo ra các nguồn sáng – ví dụ tritium chiếu sáng. Các nguồn sáng của nó có thể duy trì liên tục mà không cần sử dụng pin. Chi phí để sản xuất ra một 1 gram tritium là 30.000 USD, và mỗi năm người ta cần 12 triệu USD để sản xuất ra 400g tritium nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Có lẽ kim cương là loại đá quý nổi tiếng nhất trên địa cầu và là một trang sức vương giả mà bất kỳ phụ nữ nào cũng muốn sở hữu.
Californium được biết đến là nguyên tố hóa học đắt đỏ nhất mọi thời đại. Người ta mới chỉ tổng hợp được nó một lần duy nhất kể từ khi nó được phát hiện năm 1950.
Đây là chất đắt nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Chi phí để sản xuất ra 1 gram positron (phản electron) là 25 tỷ USD. Vào năm 1999, NASA đưa ra con số ước tính để sản xuất vật chất antihydrogen – phản hydro là 62,5 nghìn tỷ USD/g.
Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể sử dụng phản vật chất này để làm nhiên liệu cho tàu vũ trụ. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là rất khó để tạo ra chúng. Hãy tưởng tượng, toàn thể nhân loại sẽ phải làm việc và tích góp tiền bạc trong một năm mà không được nghỉ ngơi chỉ để làm ra được 1 gram chất antimatter này.
Theo Bright Side
Minh Minh
Xem thêm:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…