Sự tự ti ở trẻ hoàn toàn không phải có từ khi sinh ra, mà là do hoàn cảnh sống và cách giáo dục của người lớn tạo nên.
Nếu cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh đều chê bai phủ định trẻ, sẽ khiến lòng tự tôn và tự tin của trẻ bị tổn thương, rất dễ sinh ra cảm giác tự ti, trẻ sẽ nghĩ rằng dù mình có làm gì thì cũng làm không tốt, vô cùng mặc cảm về bản thân, sẽ không còn muốn nỗ lực để làm điều gì nữa.
Thậm chí có những bậc phụ huynh “sợ sắt không thành thép” nên khắt khe với từng hành vi của trẻ, cái này phải sửa đổi, cái kia phải cố gắng, không hề có một lời khen, động viên trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ ngày càng tự ti trong suy nghĩ và hành động.
“Băng đóng dày 3 thước không phải là do cái lạnh một ngày”, giống như câu nói này, sự tự ti ở trẻ cũng không hình thành chỉ sau một ngày. Vì vậy nếu muốn trẻ vượt qua sự tự ti cũng cần phải có quá trình để phá “tảng băng dày” đó đi. Các bậc cha mẹ đừng nóng vội, cần phải cho trẻ thời gian, có lòng tin và sự kiên trì.
Dưới đây là 8 cách để cải thiện tính cách tự ti của trẻ
Những trẻ có tâm lý tự tin thường nói ấp úng, dáng đi co co người, rụt rè sợ sệt. Hãy giúp trẻ từ từ sửa đổi từ những đặc điểm này thì dần sẽ thay đổi được phong thái thể hiện ra bên ngoài của trẻ.
Những lời nói tích cực có thể khiến con người ta sinh ra suy nghĩ tích cực, từ đó cải thiện tâm thái tiêu cực. Vì vậy phụ huynh có thể vô tình hay hữu ý dùng những lời như “Con giỏi lắm; Cố gắng lên con, chỉ một chút nữa là thành công rồi; Con rất thông minh, nhất định con sẽ làm được v.v…” để cổ vũ trẻ, giúp trẻ tự tin vào bản thân.
Để loại bỏ cảm giác tự ti của trẻ, điều quan trọng nhất là để trẻ nhận ra rằng bản thân mình rất hữu dụng, do đó việc nhận ra sở trường và ưu thế của trẻ trở nên rất quan trọng. Bởi vì những trẻ tự ti không nhìn thấy được và không cảm thấy rằng mình có tài năng gì, nhưng đây thực ra không phải là sự thật. Sau khi tìm được tài năng của trẻ, đương nhiên các bậc phụ huynh cũng cần phải tạo ra các cơ hội và điều kiện để trẻ phát huy tài năng của mình.
Để củng cố sự tự tin trong lòng trẻ, cần cho trẻ sống trong trải nghiệm thành công. Hãy lập ra những cơ hội thành công cho trẻ, dù chỉ là những thành công nho nhỏ như giải được một bài toán dễ, vẽ được một con vật đơn giản, xếp hình thành công một bức tranh, đưa được gậy cho bạn trong cuộc thi tiếp sức ở trường, giúp đỡ một người nào đó v.v…, tâm trạng thành công này có thể khiến trẻ tự tin hơn.
Ám ảnh từ sự thất bại sẽ sinh ra cảm giác tự ti, kịp thời xóa đi ám ảnh thất bại là mấu chốt quan trọng để trẻ khắc phục sự tự ti. Vậy nên, cha mẹ cần đóng vai trò là người hướng dẫn giúp trẻ học được những bài học từ sự thất bại, nói cho trẻ biết rằng “thất bại là mẹ thành công”, bây giờ không làm được không có nghĩa là sau này không làm được, việc này không làm được không có nghĩa là trẻ vô dụng, còn rất nhiều cơ hội và những việc khác mà trẻ hoàn toàn có thể thử sức và thành công.
Đối với những trẻ tự ti có tâm lý “ngưỡng mộ cái hay của người khác, xấu hổ với thiếu sót của bản thân”, cha mẹ cần cho trẻ biết rằng mỗi cá nhân đều là duy nhất, đều có những ưu và khuyết điểm riêng, không ai giống ai, vậy nên đừng nên so sánh bản thân mình với người khác.
Nhiều cha mẹ đặt ra yêu cầu, mục tiêu cho con quá cao, khiến trẻ không cách nào đạt tới được, như thế trẻ sẽ rất dễ sinh ra cảm giác tự ti, thấy mình kém cỏi, nảy sinh tâm lý sợ sệt. Thay vì cứ ép trẻ đuổi theo mục tiêu, cha mẹ hãy hạ thấp tiêu chuẩn của mình xuống, chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ, dễ thực hiện hơn, để trẻ cũng có cảm giác thành tựu. Như thế trẻ sẽ càng ngày càng trở nên tự tin hơn.
Thanh Vân
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…