8 lý do khiến con bạn càng ngày càng ngốc

Các bậc cha mẹ đều hy vọng con mình ngày càng thông minh, tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh lại phát hiện ra con mình trở nên ngày càng ngốc từ lúc nào không hay và cảm thấy không thể hiểu nổi vì sao.

Chuyên gia về giáo dục trẻ em của Mỹ phát hiện ra rằng có rất nhiều em nhỏ trong quá trình học, vì nguyên nhân nào đó mà dần dần sẽ sinh ra sự hoài nghi đối với việc học cũng như vì vậy mà đánh mất sự tự tin. Trong mắt người khác thì các bé chính là “ngày càng ngốc đi”. Chuyên gia gọi hiện tượng này là “ngốc thói quen”.

Đối với những trẻ đang mắc phải hiện tượng này, thì cha mẹ lại không biết được rằng nguyên nhân có lẽ chính là do bản thân họ gây nên.

1. Không cho con thua ở vạch xuất phát

Có những bậc phụ huynh vì để con “không thể thua ở vạch xuất phát” mà bắt đầu dạy tri thức với độ khó cao cho con quá sớm mà bỏ qua cảm nhận của bản thân trẻ.

Thế nhưng, dù con có nỗ lực thế nào cũng vẫn không đạt được tiêu chuẩn ngày càng nâng cao của bố mẹ. Mỗi lần thử đều thất bại, rất ít khi có được cảm giác “chiến thắng”.

Bản thân trẻ đã nỗ lực mà không thể thành công đương nhiên sẽ khiến trẻ ngày càng không tự tin, càng lúc càng không còn ý chí vươn lên. Trẻ sẽ cảm thấy rất thất vọng, không còn lòng tin vào bản thân. Cuối cùng, có thể trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ vừa ngốc vừa hậu đậu.

(Ảnh: shutterstock.com)

2. Không rèn luyện thói quen đọc sách cho con

Lời nói và hành động cũng như trình độ của phụ huynh trực tiếp quyết định trình độ của con, tầm ảnh hưởng của bố mẹ đối với con cái là vô cùng quan trọng.

Đọc sách có thể rèn luyện khả năng tư duy, nếu bố mẹ không thể tạo được cho con mình một môi trường đọc và học tốt, có thể con sẽ không có hứng thú với sách vở.

Thường xuyên đọc sách, suy nghĩ là phương pháp khiến con người ta thông minh, rèn luyện não phát triển. Nếu một mình lâu ngày không động não, có thể sẽ tăng nhanh tốc độ lão hóa não, khiến người thông minh trở nên trì độn. Trẻ cũng vậy, nếu trẻ chỉ biết cầm điện thoại thông minh chơi game cả ngày, không thường xuyên đọc sách cũng sẽ ngày càng trở nên ngốc nghếch.

Trẻ suốt ngày chơi game, không đọc sách, sẽ càng ngày càng ngốc. (Ảnh: digitaltrends.com)

3. Cho con ăn quá no

Có rất nhiều bậc phu huynh sợ con ăn thiếu sẽ bị đói, cứ bắt con phải ăn thật nhiều. Họ chẳng biết rằng ăn quá no, người ta sẽ trở nên lười biếng, lười vận động, tế bào não cũng không nhanh nhẹn, cứ có cảm giác mơ mơ màng màng. Dân gian thường có câu “ăn quá no, đầu óc ngơ ngẩn”.

Nghiên cứu cho thấy ăn quá no trong một thời gian dài có thể sẽ xuất hiện vấn đề tế bào não lão hóa sớm hoặc giảm trí lực. Bên cạnh đó, chất lượng bữa sáng có quan hệ mật thiết đối với sự phát triển trí não, bữa sáng không những phải ăn mà còn phải ăn đầy đủ.

(Ảnh qua thegomom.com)

4. Thường xuyên để con thức khuya

Có nhiều ông bố bà mẹ thích thức khuya, để tránh con làm phiền mình nên cho con chơi điện thoại hoặc cho con xem TV cùng mình.

Còn các bé vì thức khuya dẫn đến thiếu ngủ sẽ xuất hiện hàng loạt vấn đề về sức khỏe, không chỉ suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết, các vấn đề về trao đổi chất trong cơ thể, mà còn có khả năng dẫn đến nhiều loại bệnh và dễ béo phì. Nếu trẻ thức khuya lâu ngày cũng là do bố mẹ thiếu trách nhiệm.

Có những cuộc nghiên cứu cho thấy thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tăng tốc độ lão hóa tế bào não, dù là người thông minh cũng có khả năng sẽ dần trở nên hồ đồ, ngớ ngẩn.

(Ảnh qua telegraph.co.uk)

5. Dạy con bằng vũ lực hoặc bạo lực bằng lời nói

Có những bậc cha mẹ thường hay lớn tiếng trách móc, thậm chí là đánh con khi gặp phải vấn đề nào đó. Bởi vì sợ hãi bố mẹ nổi giận nên nhiều trẻ chỉ có thể lựa chọn im lặng. Lâu dần các bé sẽ hình thành tính cách hướng nội, khép kín, ít nói.

Thật ra thì cha mẹ đánh mắng con trẻ hoàn toàn không thể giải quyết được cốt lõi vấn đề, việc làm này sẽ chỉ khiến tâm hồn trẻ chịu tổn thương lớn hơn. Ngoài ra, có những cuộc khảo sát nhận thấy rằng những trẻ không bị cha mẹ xử phạt về thể xác có chỉ số IQ trung bình cao hơn 5 phần so với những trẻ thường xuyên bị đánh đập, cũng có nghĩa là việc đánh phạt trẻ có thể sẽ khiến trí thông minh của trẻ giảm xuống.

(Ảnh: shutterstock.com)

6. Chỉ cho phép học, không được chơi

Có những bậc cha mẹ đặt mọi kỳ vọng lên vai con trẻ. Chỉ cần thấy con học thì sẽ mỉm cười vui vẻ, hễ thấy con chơi liền đùng đùng nổi giận. Cũng có những bậc phụ huynh cho rằng “con chơi nhiều sẽ bị buông thả”, ngày nào cũng nhất định bắt con học, học, học, không cho con thời gian và tự do vui chơi.

Thật ra thì việc mà bố mẹ cần làm là giúp con tìm được sự cân bằng giữa “chơi” và “học”, học kết hợp với chơi. Hãy cùng con lập thời gian biểu hợp lý. Để con học cách kết hợp giữa việc học tập và nghỉ ngơi, cho trẻ cơ hội được giải tỏa áp lực, chỉ khi tâm trạng thoải mái thì mới có thể tiếp thu được kiến thức mới.

Các chuyên gia đề nghị rằng: Để con “chơi mà học, học mà chơi” có lợi cho sự phát triển trí não.

(Ảnh qua youergushi.info)

7.  Không cho trẻ khóc

Có những ông bố bà mẹ nghe thấy tiếng con khóc là sẽ sinh ra các kiểu tâm trạng tiêu cực như: nóng giận, bất an, cáu kỉnh, lo lắng… nhất là ở nơi công cộng như thể mọi người đều đang nhìn bạn và nói: “Anh/chị làm bố mẹ kiểu gì vậy?”

Vì vậy nên khi con khóc, cha mẹ thường sẽ dọa con sợ để trẻ nín khóc với suy nghĩ chỉ cần con không khóc nữa thì sẽ hết phiền, mọi việc được giải quyết.

Trên thực tế, bạn không biết rằng khóc là quá trình hồi phục, tự chữa lành của con người.

Đặc biệt là bé trai, có rất nhiều bậc phụ huynh từ nhỏ đã dạy cho các bé trai tư tưởng rằng “con trai không dễ dàng rơi nước mắt”, khi gặp phải việc gì cũng phải nhịn, không được khóc.

Thế nhưng dù là bé trai thì cũng cần phải bộc phát cảm xúc.

Nếu trong quá trình trẻ khôn lớn, những cảm xúc tiêu cực lâu ngày không được bộc phát hoặc giải tỏa dần dần tích tụ lại ngày một nhiều thì làm sao trẻ có thể giữ được sự thông minh lanh lợi, ngoan ngoãn hiểu chuyện đây?

(Ảnh: shutterstock.com)

8. Quá nhiều tiêu cực khi nói về con

Rất nhiều phụ huynh quen miệng thường hay nói con mình ngốc trước mặt người ngoài hoặc với chính các con.

Trong cuộc sống, chúng ta thường hay nghe thấy những cuộc đối thoại như thế này:

Người mẹ A: “Đây là con của chị à, ôi, trông cháu rất là thông minh”.

Người mẹ B: “Thông minh gì đâu, con tôi ngốc lắm, chẳng thông minh được như con nhà chị”.

(Ảnh: mediabakery.com)

Kiểu như thế này, bố mẹ thường hay tỏ ra khiêm tốn trước mặt người khác, “nói xấu” con mình, tuy giữa người lớn đều tự hiểu, thế nhưng con trẻ còn nhỏ, các bé không thể phân biệt được hàm ý của người lớn, những gì trẻ nghe thấy được là “ngốc”. Những lời nói và hành động mà bố mẹ dùng với con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ.

Trẻ suốt ngày bị chìm trong vô vàn những lời nói tiêu cực của bố mẹ thì sao có thể không tin rằng mình “thật sự rất ngốc” chứ?

Các bậc cha mẹ muốn con mình trở nên thông minh và thành công trong tương lai, hãy xem xét lại cách giáo dục con của mình và tránh xa 8 điều trên!

Thanh Trúc

Xem thêm:

Thanh Trúc

Published by
Thanh Trúc

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

4 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

9 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

9 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

19 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

21 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

29 phút ago